
{title}
{publish}
{head}
Phú Thọ - đất cội nguồn dân tộc Việt Nam với nhiều di tích lịch sử, công trình văn hóa mang đậm giá trị tâm linh cùng các lễ hội lớn, nhỏ đã trở thành điểm du lịch thu hút đông đảo đồng bào, du khách tìm về mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Những năm qua, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp tăng cường quản lý hoạt động, đảm bảo vệ sinh môi trường, hướng đến xây dựng không gian lễ hội trang nghiêm, văn minh vừa góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa, danh lam, thắng cảnh vừa tạo sức hút đối với đồng bào du khách trong và ngoài nước thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Không gian Khu Di tích quốc gia Đền Lăng Sương được gìn giữ sạch, đẹp.
Với hơn 300 lễ hội, Phú Thọ là một trong những địa phương có nhiều lễ hội nhất cả nước. Nhiều lễ hội đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Các lễ hội được tổ chức vào các thời điểm khác nhau trong năm nhưng tập trung nhiều nhất từ tháng Giêng đến tháng Ba Âm lịch. Hàng năm, vào “mùa lễ hội”, Phú Thọ thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách đến tham quan, trẩy hội. Bên cạnh việc chuẩn bị công phu cho phần lễ, hội, các ngành, địa phương trong tỉnh đã chú trọng trang trí cảnh quan, vệ sinh môi trường nhằm giữ cho không gian lễ hội xanh - sạch - đẹp, tạo ấn tượng tốt với du khách.
Những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, Khu Di tích lịch sử Đền Mẫu Âu Cơ (xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa) đã thu hút hàng nghìn lượt du khách từ khắp nơi “về với Mẫu”. Lưu lượng du khách lớn khiến áp lực về công tác đảm bảo vệ sinh môi trường cũng tăng lên. Để đảm bảo công tác vệ sinh môi trường trong dịp Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ, Ban Quản lý Khu Di tích đã chủ động tham mưu UBND huyện Hạ Hòa xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.
Trưởng Ban Quản lý Khu Di tích lịch sử Đền Mẫu Âu Cơ Tô Thị Hải Yến cho biết: “Những ngày đầu Xuân mới, lượng du khách đến với Khu Di tích đông. Nhất là từ ngày mùng 5 - 7 tháng Giêng Âm lịch với Nhiều hoạt động phần lễ, phần hội được tổ chức như: Lễ tế tam vị Đức Ông; nghi lễ tế nữ quan; hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy càng thu hút đông đảo Nhân dân, đồng bào về với Di tích.
Đảm bảo không gian lễ hội sạch đẹp, Ban Quản lý Khu Di tích đã đầu tư, bố trí thêm thùng rác trong khuôn viên Khu Di tích; tăng cường nhân viên vệ sinh môi trường, chia thành các tổ hoạt động liên tục đảm nhiệm các khu vực trọng điểm, tập trung đông người; chỉ đạo bộ phận thu gom, vận chuyển rác tăng nhân lực, phương tiện, tần suất thu gom, không để tình trạng ứ đọng rác thải bên trong, xung quang khu vực Khu Di tích.
Ban Quản lý cũng đã tổ chức tuyên truyền, ký cam kết với các cơ sở kinh doanh dịch vụ trong Khu Di tích bảo đảm vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi để bảo vệ mỹ quan, không gian lễ hội sạch đẹp, văn minh. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh các quy định về bảo vệ môi trường, nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, du khách để rác đúng nơi quy định...”.
Nhìn chung, công tác bảo vệ môi trường, cảnh quan tại các lễ hội đầu Xuân trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Các khu di tích, danh thắng đều trang bị cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác vệ sinh môi trường, có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đảm bảo mỹ quan, thân thiện với môi trường.
Công tác bảo vệ môi trường trong các di tích, không gian lễ hội được đảm bảo, thực hiện tốt không chỉ góp phần để lại ấn tượng tốt đẹp với Nhân dân, đồng bào mà quan trọng hơn còn tạo tính lan toả sâu rộng, hiệu ứng tích cực, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gìn giữ cảnh quan của mỗi người khi đến các di tích, tham gia các lễ hội.
Chị Đào Thị Trang (huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) khách tham quan tại lễ hội Đền Lăng Sương (xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy) cho biết: “Dù lượng khách ra, vào khu vực diễn ra lễ hội rất đông nhưng tôi thấy công tác vệ sinh môi trường tại đây được đảm bảo. Nhất là tại khu vực để người dân hành lễ và các dãy hàng ăn uống, rác thải được tập kết gọn gàng, sạch sẽ. Thông qua công tác thông tin, tuyên truyền chúng tôi cũng nhận thức được trách nhiệm cá nhân khi đến khu di tích, địa điểm diễn ra lễ hội phải tuân thủ quy định, quy chế giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; thải bỏ chất thải đúng nơi quy định; hạn chế phát sinh chất thải nhựa; giữ gìn vệ sinh công cộng...”.
Công tác bảo vệ môi trường tại các khu di tích nhất là trong dịp lễ hội luôn được các địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện. Ngay từ trước Tết Nguyên đán, UBND cấp huyện chỉ đạo các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội trên địa bàn thực hiện nghiêm túc công tác giữ gìn vệ sinh môi trường; tuyên truyền, vận động Nhân dân tăng cường công tác thu gom và để rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi, không xả nước thải ra đường và nơi công cộng; tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường; tăng cường đôn đốc các đơn vị làm công tác dịch vụ môi trường, ban tổ chức các lễ hội quan tâm vệ sinh môi trường khu vực lễ hội trước, trong và sau khi kết thúc lễ hội.
Lệ Oanh
baophutho.vn Tháng Giêng, đất trời giao thoa, khí Xuân căng tràn. Các địa phương trong tỉnh từ thành thị đến nông thôn lại rộn ràng mở hội khai Xuân. Không...
baophutho.vn Mùa Xuân đến, cùng với sự bừng sắc của muôn loài cỏ cây, hoa lá, xua đi cái lạnh giá buốt của mùa Đông, truyền hơi ấm của đất trời vào lòng...
baophutho.vn Ngày 12/2 (tức ngày 15 tháng Giêng âm lịch), tại Khu di tích quốc gia Đền Lăng Sương, xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy đã tổ chức Lễ hội Đền...
baophutho.vn Cứ mỗi độ Xuân về, trên mảnh đất Phú Thọ lại diễn ra hàng trăm lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa của vùng Đất Tổ cội nguồn. Để các...
baophutho.vn Xác định phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) là điều kiện để giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống tốt...
baophutho.vn Đánh đu (hay còn gọi là chơi đu)- trò chơi dân gian có từ lâu đời, gắn liền với cuộc sống sinh hoạt và lao động của đồng bào Mường, Dao, Cao...
baophutho.vn Mùa Xuân là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức trên khắp ba miền đất nước. Với Phú Thọ, các lễ hội mùa Xuân được tổ chức trải dài trong tháng...
baophutho.vn Trong hai ngày 6, 7/2 (tức ngày mồng 9, 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND phường Bạch Hạc, TP Việt Trì đã tổ chức Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu...
Bằng những cách làm hay, sáng tạo, thời gian qua không ít giá trị văn hóa truyền thống từng có nguy cơ mai một đang từng bước được khôi phục, bảo tồn và tiếp tục phát huy giá...
baophutho.vn Đặc sắc Lễ hội rước Chúa Gái làng Vi - Trẹo
Báo chí phải tuyên truyền sâu rộng, mạnh mẽ hơn nữa, tích cực tham gia vào nền tảng mạng xã hội; có giải pháp để tự vượt qua chính mình; cung cấp tri thức để truyền cảm hứng,...