
{title}
{publish}
{head}
Những năm qua, phong trào hiến đất mở đường, làm cầu ngày càng được đông đảo người dân trong huyện Tân Sơn đồng thuận hưởng ứng, lan tỏa mạnh mẽ. Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã nhường cả nghìn mét vuông đất thổ cư, đất nông nghiệp cùng vật kiến trúc, hoa màu trên đất để có mặt bằng xây dựng các công trình dân sinh phục vụ cộng đồng.
Gia đình anh Trần Văn An người dân tộc Mường, khu Dụ, xã Xuân Đài là một điển hình tiêu biểu với nghĩa cử tự nguyện hiến gần 450m2 đất trồng lúa để làm cầu vượt lũ Đống Cả, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại và vận chuyển nông sản...
Vợ chồng anh An (người ngồi ngoài) tự nguyện hiến gần 450m2 đất để xây dựng cầu Đống Cả.
Có mặt tại xã Xuân Đài vào đầu mùa mưa lũ, sải bước trên cây cầu vượt lũ Đống Cả, trò chuyện cùng người dân trong khu, chúng tôi cảm nhận rõ niềm hân hoan, phấn khởi của người dân nơi đây khi cây cầu được hoàn thành tạo điều kiện thuận lợi cho bà con đi lại. Trước kia mỗi khi có mưa lớn, nước chảy xiết dâng cao hơn mặt đập tràn khoảng 1m, người và các phương tiện giao thông ở các khu Đồng Tào, Dụ, Vượng (Xuân Đài); Chiềng, Nhài, Hạ Bằng, Tân Minh (Kim Thượng) và xã Xuân Sơn thuộc phía Tây Nam của huyện bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của Nhân dân, nhiều học sinh cũng phải nghỉ học... Nhanh thì cũng khoảng một đến hai ngày sau nước mới rút, người dân mới có thể qua lại bình thường. Mong ước lớn nhất của bà con nơi đây là có một cây cầu kiên cố để không còn lo lắng mỗi khi lũ về, yên tâm ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế- xã hội.
Đồng chí Lê Cao Cường- Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Đài chia sẻ: “Ban đầu chúng tôi xác định việc vận động bà con hiến đất sẽ gặp khó khăn, bởi ở đây đất trồng lúa không nhiều. Nhưng khi nghe có chủ trương xây dựng cầu, gia đình anh Trần Văn An đã không đắn đo tuyên bố: “Cầu xây đến đâu, tôi hiến đến đó!”. Tinh thần tự nguyện hiến đất làm đường đã lan tỏa mạnh mẽ, mặt bằng được giải tỏa, chỉ chưa đầy một năm, cây cầu đã hoàn thành, giúp cho việc đi lại của Nhân dân thuận lợi rất nhiều”.
Cầu vượt lũ Đống Cả được hoàn thành giúp cho đồng bào các xã phía Tây Nam của huyện Tân Sơn đi lại dễ dàng.
Hiến phần lớn diện tích cấy lúa hai vụ của gia đình để làm cầu, anh Trần Văn An cười sảng khoái: “Nhà tôi hiến có chút đất, để được cả một công trình lớn phục vụ cộng đồng thì có đáng gì. Nhà tôi trước kia có khoảng 700m2 đất cấy 2 vụ lúa, nay hiến đất rồi chỉ còn 340m2 canh tác. Sản lượng tuy có giảm nhưng vẫn đủ ăn vì các con đã lớn và có công việc, thu nhập đủ nuôi bản thân rồi. Diện tích mà Nhà nước lấy để làm cầu, nếu là đất của gia đình khác họ cũng sẽ làm như gia đình tôi. Tôi đọc báo, nghe đài, xem ti vi trên mọi miền Tổ quốc nhiều nhà còn hiến nhiều hơn nhà tôi. Giúp ích cho cộng đồng là việc nên làm, huống chi gia đình tôi cũng được hưởng lợi từ công trình...”.
Cầu vượt lũ Đống Cả được khởi công tháng 11/2022, có chiều dài 75m, chiều rộng 8m với tổng kinh phí 23 tỷ đồng. Sau một năm thi công, nhờ nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền, nhà thầu và sự đồng thuận hiến đất của đồng bào, cây cầu đã được khánh thành và đi vào khai thác đã mang đến bao niềm vui cho Nhân dân nơi đây.
Từ khi có cầu mới đến nay, các làng nhỏ bên kia suối Xuân khu nối khu, bản liền bản, giao thông thuận tiện, tạo điều kiện để phát triển kinh tế, giao thương hàng hóa, thuận lợi cho người dân đi lại, vận chuyển nông sản.
Đây là một trong những tiền đề quan trọng giúp địa phương khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, nhất là khai tác tiềm năng khu du lịch Vườn Quốc gia Xuân Sơn, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân trên địa bàn.
Thúy Hằng
baophutho.vn Tối 2/4, tại Sân vận động Bảo Đà - thành phố Việt Trì, Sở Công Thương phối hợp với UBND thành phố Việt Trì, Công ty CP Tập đoàn Thương mại và...
baophutho.vn Trong giai đoạn 2021-2025, huyện Tân Sơn đã triển khai xây dựng trên 90 dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia. Đến nay, huyện đã bàn...
baophutho.vn Ngày 13/11, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị giới thiệu phần mềm chuyển đổi số ngành NN&PTNT. Dự hội nghị có đồng chí lãnh đạo một số Sở,...
baophutho.vn Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo đảm an sinh xã hội, những năm qua, xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn đã thực hiện nhiều...
baophutho.vn Việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái như đất, nước, cảnh quan thiên nhiên......
baophutho.vn Với sự năng động, nhạy bén nắm bắt nhu cầu thị trường và tinh thần trách nhiệm cao, ông Nguyễn Minh Lập - Phó Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp...
baophutho.vn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có Công văn só 182/SNN-CNTY đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố, các phòng, đơn...
baophutho.vn Bảo vệ đa dạng sinh học (ĐDSH) là nhiệm vụ chiến lược nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển hiện tại cũng như sự bền vững cho tương lai. Với ý...
baophutho.vn Tinh Nhuệ là xã miền núi nằm phía nam huyện Thanh Sơn, tiếp giáp tỉnh Hòa Bình có diện tích tự nhiên gần 1.300 ha với trên 47% đồng bào DTTS...
baophutho.vn Giá cả một số mặt hàng tiêu dùng ngày 11/11/2024
baophutho.vn Góp phần phát triển kinh tế, ổn định đời sống người dân, các cấp, các ngành trong tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để giải quyết vấn...
baophutho.vn Việc quản lý rừng bền vững và xây dựng chứng chỉ rừng (FSC) sẽ mở ra những cơ hội lớn, thúc đẩy ngành Lâm nghiệp phát triển theo hướng bền...