Cập nhật: Thứ 5, 16/12/2021 | 09:04 GMT+7

Hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội

Nhân viên Ngân hàng CSXH trực tiếp giải ngân tại các điểm giao dịch xã, phường, thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân tiếp cận nguồn vốn.

baophutho.vnQua bẩy năm triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22 tháng 11 năm 2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (gọi tắt là Chỉ thị 40), với sự cộng hưởng sức mạnh của cả hệ thống chính trị, hoạt động tín dụng chính sách (TDCS) trên địa bàn tỉnh không chỉ tăng trưởng về quy mô, chất lượng tín dụng mà hơn cả chính sách đầy tính nhân văn này đã trở thành điểm tựa vững chắc giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững.

Nhanh chóng đi vào cuộc sống

Năm 2014, Chỉ thị 40 chính thức được ban hành đã thể hiện rõ quan điểm đột phá của Đảng đối với hoạt động TDCS. Với quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng; sự vào cuộc đồng bộ, kịp thời của cả hệ thống chính trị, mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Ngân hàng CSXH ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới. Các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh đã cụ thể hóa việc thực hiện Chỉ thị với nhiều đổi mới, tạo sự kỳ vọng lớn cho người dân về một chủ trương nhân văn.

Triển khai thực hiện Chỉ thị, các cấp ủy, chính quyền huyện Thanh Thủy nhanh chóng vào cuộc, tập trung huy động các nguồn lực, kết hợp bố trí, bổ sung một phần ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng CSXH để cho vay.

Ông Bùi Đức Thắng - Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện cho biết: Chỉ thị 40 đã thực sự đi vào cuộc sống, tác động mạnh mẽ đến hoạt động của nguồn vốn TDCS trong suốt thời gian qua. Không chỉ là quy mô, chất lượng tín dụng trên địa bàn huyện đều tăng mà hơn thế, đó là sự đoàn kết, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc để làm động lực thúc đẩy nguồn vốn TDCS bao phủ diện rộng. Đột phá này đã giúp Thanh Thủy triển khai cho vay hiệu quả 14 chương trình; dư nợ đạt gần 320 tỉ đồng, gần 10.400 khách hàng còn dư nợ. Đối tượng cho vay chủ yếu là hộ nghèo, mới thoát nghèo, cận nghèo chiếm tỉ lệ lớn. Hiện nguồn vốn chuyển từ ngân sách huyện sang ngân hàng cũng đạt gần 1,1 tỉ đồng.

Đến thăm mô hình kinh tế của gia đình anh Nguyễn Văn Khoa, khu 1, thị trấn Thanh Thủy được vay vốn theo diện hộ nghèo chúng tôi được biết, năm 2015, sau khi tiếp cận nguồn vốn vay với số tiền 50 triệu đồng, anh Khoa đầu tư chăn nuôi gà lai. Được sự quan tâm, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền, tổ chức đoàn thể và ngân hàng, mô hình chăn nuôi của anh Khoa ngày càng phát triển. Đồng vốn được quay vòng, mô hình được mở rộng, từ một trại gà ban đầu nay đã có ba trại với hàng nghìn con mỗi lứa. Anh Khoa khẳng định: Nếu không có nguồn vốn vay ưu đãi dành cho hộ nghèo hỗ trợ khởi nghiệp thì việc phát triển kinh tế của gia đình sẽ rất khó khăn. Những hộ nghèo như gia đình tôi có cơ hội vay vốn đầu tư phát triển kinh tế, tránh được tình trạng đi vay nặng lãi. Hiện mô hình kinh tế của gia đình không những bảo toàn được nguồn vốn mà luôn có lãi để tái đầu tư.

Thanh Ba cũng là một trong những địa phương đưa Chỉ thị 40 vào cuộc sống hiệu quả. Ngân hàng đã vận dụng linh hoạt các nguồn vốn để bố trí đủ vốn cho các hộ có nhu cầu vay; chủ động rà soát, xác định đối tượng, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận vốn thuận lợi. Ông Dương Anh Tuấn-Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện cho biết: Huyện đã kịp thời ban hành đồng bộ các chính sách hỗ trợ các hộ thuộc diện thụ hưởng, nhờ đó, ngân hàng đã xây dựng, tổ chức thành công phương thức quản lý vốn TDCS đặc thù, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Đến nay, tổng dư nợ của 13 chương trình cho vay TDCS trên địa bàn đạt gần 395 tỉ đồng với trên 8.000 khách hàng còn dư nợ.

Sau bẩy năm thực hiện, không chỉ Thanh Thủy, Thanh Ba mà tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh đã xem kết quả thực hiện Chỉ thị 40 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nguồn vốn TDCS đã giúp gần 50.000 hộ nghèo vượt qua ngưỡng nghèo; trên 11.600 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn; trên 2.100 người được vay vốn đi xuất khẩu lao động; gần 199.000 công trình nước sạch và công trình vệ sinh môi trường nông thôn được sửa chữa, cải tạo, xây mới; gần 3.800 hộ nghèo, đối tượng chính sách xây được nhà kiên cố...

Quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân của Đảng, Nhà nước đối một chính sách đặc thù đã trở thành kênh tín dụng giúp hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác vươn lên trong cuộc sống, đồng thời xây dựng được mối liên kết chặt chẽ giữa cơ quan chính quyền với các tổ chức đoàn thể và người dân. TDCS không những giải quyết được một số vấn đề thiết yếu của cuộc sống mà còn giúp đẩy lùi nạn tín dụng đen ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, tạo cả nguồn lực cho địa phương thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Từ nguồn vốn TDCS, hàng ngàn hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh xây được nhà kiên cố, có cuộc sống ổn định.

Tạo sức bền cho tăng trưởng

Ngoài việc hỗ trợ cơ sở vật chất, bố trí địa điểm, điều kiện và thời gian làm việc tại điểm giao dịch cho hệ thống Ngân hàng CSXH cơ sở, hàng năm, các cấp ủy, chính quyền địa phương còn chủ động cân đối ngân sách, dành một nguồn vốn bổ sung vốn ủy thác qua Ngân hàng CSXH cho vay các đối tượng trên địa bàn. Từ đó, giúp Ngân hàng CSXH chủ động hơn về nguồn vốn, giảm bớt sự phụ thuộc đối với ngân sách Trung ương trong bối cảnh ngân sách Nhà nước gặp nhiều khó khăn.

Từ khi Chỉ thị được ban hành, đến nay, nguồn ngân sách địa phương chuyển sang ngân hàng CSXH đã đạt hơn 56,5 tỉ đồng, trong đó, ngân sách tỉnh đã chuyển sang 40,2 tỉ đồng, ngân sách cấp huyện 16,3 tỉ đồng. Dòng vốn từ ngân sách địa phương đã và đang góp phần tạo động lực phát triển kinh tế bền vững cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.

Để nâng cao hiệu quả, năng lực quản lý nguồn vốn, Ngân hàng CSXH đã chủ động tham mưu UBND các cấp trong việc kiện toàn Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, cấp huyện, đảm bảo đủ số lượng và đúng thành phần. Việc đưa Chủ tịch UBND các xã, thị trấn tham gia Ban đại diện HĐQT cấp huyện đã góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu đối với hoạt động TDCS tại cơ sở trong việc chỉ đạo, quản lý ở tất cả các khâu từ bình xét, cho vay, sử dụng vốn đến thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn. Cũng từ đó, hoạt động TDCS bám sát được các chương trình, mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương để đầu tư vốn một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, ngân hàng CSXH phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể để quản lý vốn; thường xuyên trao đổi, hướng dẫn quy trình nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác ủy thác. Mặt khác, ngân hàng đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức lồng ghép chuyển giao khoa học, kỹ thuật cùng với giải ngân nguồn vốn vay, giúp hộ vay biết cách đầu tư, tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp.

Với mạng lưới phục vụ sâu rộng, kịp thời, nguồn vốn TDCS đã che phủ đến 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Đến nay, cả tỉnh đã thực hiện 16 chương trình cho vay với tổng dư nợ đạt gần 4.790 tỉ đồng, tăng 8,17% so với năm 2020 với gần 111.600 khách hàng còn dư nợ. Trong đó, tập trung ưu tiên đầu tư cho vay các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị 40 trong thời gian tới, ông Trương Việt Phương - Giám đốc Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh khẳng định: Từ thực tiễn kết quả đạt được đã đặt ra cho các cấp và ngành chức năng cần tiếp tục quán triệt sâu rộng nội dung Chỉ thị 40, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò của TDCS trong quá trình tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động TDCS; cân đối, ưu tiên bố trí ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng CSXH để bổ sung nguồn vốn vay. Ngân hàng CSXH tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý TDCS đặc thù; chủ động thực hiện tốt việc huy động, quản lý, sử dụng vốn hiệu quả; nâng cao năng lực quản trị, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; tăng cường kiểm tra, giám sát để đồng vốn TDCS sử dụng đúng mục đích và phát huy tối đa hiệu quả.

Phương Thảo


Phương Thảo

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Hành trình vì người nghèo
04:24 02/01/2023

20 năm hình thành, phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đã và đang khẳng định vai trò của một mô hình quản lý vốn tín dụng chính sách (TDCS) đặc thù, ...

Giảm nghèo từ chính sách tín dụng ưu đãi
01:07 07/07/2023

Với ưu điểm là nguồn vốn vay ưu đãi, lãi suất thấp, thời gian vay kéo dài, nên thời gian qua, chính sách tín dụng ưu đãi đã phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy giúp ...

Hiệu quả của chủ trương lớn

Hiệu quả của chủ trương lớn
0:09 sáng Thứ 5

baophutho.vn Sau 3 tháng triển khai thực hiện Nghị quyết số 1282/NQ-UBTVQH15 ngày 14/11/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính...

Khẳng định vai trò, phát huy sức mạnh

Khẳng định vai trò, phát huy sức mạnh
01:11 13/12/2021

baophutho.vn Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của tổ chức Đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp...

Bồi đắp niềm tin của nhân dân với Đảng

Bồi đắp niềm tin của nhân dân với Đảng
02:19 10/12/2021

baophutho.vn Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính...

Tất Thắng mở hướng thoát nghèo

Tất Thắng mở hướng thoát nghèo
07:56 03/12/2021

baophutho.vn Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Tất Thắng huyện Thanh Sơn lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra 10 chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội,...

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

20°C - 24°C
Nhiều mây, không mưa
  • 21°C - 24°C
    Nhiều mây, không mưa
  • 21°C - 24°C
    Nhiều mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long