
{title}
{publish}
{head}
Tại Việt Nam, năm 2024 cả nước ghi nhận 45.554 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó 7.583 trường hợp dương tính và 16 trường hợp tử vong liên quan đến sởi.
Tiêm vaccine phòng bệnh cho người dân.
Ngày 13/2, theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), Cục đã có công văn gửi các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đẩy mạnh triển khai tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi.
Để triển khai các hoạt động tổ chức tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi trong thời gian tới, giảm thiểu tối đa nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh, Cục Y tế Dự phòng đề nghị các đơn vị thực hiện một số nội dung, trong đó các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur khẩn trương phân bổ vaccine phòng bệnh sởi cho các tỉnh, thành phố; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các tỉnh, thành phố xây dựng và triển khai kế hoạch; tổng hợp tình hình thực hiện và báo cáo kết quả thường xuyên về Cục Y tế dự phòng theo quy định.
Sở Y tế các tỉnh, thành phố khẩn trương xây dựng kế hoạch và tổ chức ngay chiến dịch tiêm vaccine phòng chống dịch sởi năm 2025 trên địa bàn ngay sau khi vaccine được cung ứng, không để muộn quá 01 tháng kể từ khi nhận được vaccine theo Kế hoạch và báo cáo kết quả theo quy định.
Liên quan đến dịch bệnh sởi, trước đó, tại Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025, Bộ Y tế cho biết hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, số ca mắc tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, một số nước như Philippines, Malaysia dịch sởi đã xuất hiện trên diện rộng.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá nguy cơ bùng phát dịch sởi tại Việt Nam là rất cao... đồng thời cũng khuyến cáo tại các tỉnh, thành phố có nguy cơ cao và rất cao và những nơi hiện có chùm ca sởi (ghi nhận những trường hợp sởi chẩn đoán xác định), cần triển khai tiêm chủng chiến dịch, các tỉnh, thành phố còn lại có nguy cơ thấp và trung bình, cần tổ chức rà soát để tiêm bù, tiêm vét cho trẻ lỡ tiêm do đại dịch.
Việc triển khai tiêm chiến dịch và tiêm bù tiêm vét cần được thực hiện khẩn trương để ngăn chặn dịch xảy ra, đặc biệt ở những nơi có có chùm ca bệnh không để dịch lan rộng. Do đặc điểm dịch tễ phức tạp của bệnh sởi, bệnh khả năng lây lan nhanh, rộng và phụ thuộc nhiều vào tiêm chủng nên việc tiêm chủng cần triển khai càng sớm càng nhanh càng tốt.
Trong tháng Một, toàn thành phố đã ghi nhận 820 trường hợp mắc cúm, tăng so cùng kỳ năm 2024 (769 trường hợp mắc), tăng 51 trường hợp (6%). Năm 2024 Hà Nội ghi nhận 7.133 trường hợp mắc cúm.
Tại Việt Nam, năm 2024 cả nước ghi nhận 45.554 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó 7.583 trường hợp dương tính và 16 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Độ tuổi của các ca dương tính sởi trong năm 2024 cho thấy xu hướng gia tăng ở nhóm tuổi dưới 9 tháng (chiếm khoảng 25%). Hầu hết các trường hợp mắc sởi là không tiêm chủng/chưa tiêm đủ mũi vaccine phòng bệnh sởi hoặc chưa đến độ tuổi tiêm chủng vaccine sởi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Theo khuyến cáo của WHO, lứa tuổi tiêm chủng vaccine sởi ở những nước có bệnh sởi lưu hành là tiêm mũi 1-9 tháng tuổi, mũi 2 lúc 15-18 tháng tuổi, còn ở những nước đã loại trừ bệnh sởi, tiêm mũi thứ nhất lúc 12 tháng tuổi và tiêm mũi thứ hai lúc 15-18 tháng tuổi./.
(Nguồn Vietnam+)
baophutho.vn Những năm qua, ngành Y tế đã tăng cường công tác y tế cơ sở để đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) từng bước được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc...
Khi bị viêm phổi, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và phục hồi sức khỏe.
Tỏi không chỉ là một loại gia vị giúp tăng thêm hương vị cho bữa ăn mà còn là một siêu thực phẩm tự nhiên có lợi ích sức khỏe. Vậy ăn tỏi sống có tác dụng gì?
Bệnh cúm theo y học cổ truyền được xem là do ngoại tà xâm nhập vào cơ thể khi chính khí cơ thể suy yếu. Vì vậy phòng ngừa tập trung vào các phương pháp nâng cao chính khí, cân...
Hiện nay, tại nhiều bệnh viện lớn, số ca nhập viện do nhiễm cúm A đang tăng đột biến, trong đó không ít trường hợp biến chứng nặng. Mùa lễ hội cùng thời tiết nồm ẩm thuận lợi...
Chất chống oxy hóa sẽ giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi những tổn thương, có thể dẫn đến các tình trạng sức khỏe mạn tính, nguy hiểm. Một số loại đồ uống sẽ giúp tăng...
Nước lá ổi có nhiều tác dụng với sức khỏe, giúp phòng và trị bệnh. Vậy những trường hợp nào nên dùng nước lá ổi thường xuyên hơn.
Thời tiết khô lạnh là điều kiện lý tưởng để virus cúm phát triển, lây lan. Nếu không phòng và điều trị cúm đúng, kịp thời có thể dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng về tim...
baophutho.vn UBND tỉnh vừa có công văn số 561/UBND-KGVX, ngày 11/2/2025 về việc chủ động, tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua...
Thực phẩm siêu chế biến nhiều chất béo, muối và đường có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết bằng cách thúc đẩy tình trạng viêm mạn tính ở ruột. Phát hiện này là lời cảnh báo...
Nhiều loại thực phẩm, đồ uống chứa vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp cải thiện sức khỏe, mang lại làn da hồng hào, khỏe mạnh...
Việc tập luyện thường xuyên giúp duy trì sự năng động và khỏe mạnh khi về già. Tuy nhiên, một số thói quen khi khởi động có thể gây tổn thương cho người tập, đặc biệt là những...