
{title}
{publish}
{head}
“Chìa khóa” phát triển “tam nông”
baophutho.vnNhư kỳ trước chúng tôi đã đề cập, Nghị quyết 22 của HĐND tỉnh với những nội dung hỗ trợ cụ thể bước đầu mang lại hiệu quả, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân, gia đình trên địa bàn tỉnh đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp; thúc đẩy hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, bền vững theo xu thế nông nghiệp hiện đại; xây dựng thương hiệu, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực, có lợi thế của tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết cũng bộc lộ một số vướng mắc, bất cập nên nhiều địa phương còn lúng túng. Do đó, sự vào cuộc của các cấp, các ngành phối hợp với chính quyền địa phương là động thái quan trọng để chính sách thực sự là “đòn bẩy”, tạo thêm sức bật cho “tam nông”.
Nhờ dồn điền đổi thửa thành công, xã Lương Lỗ, huyện Thanh Ba thuận lợi đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Còn những “rào cản”
Có thể khẳng định, Nghị quyết 22 đã đi vào cuộc sống, tạo động lực phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, cơ chế hỗ trợ được thực hiện theo phương thức mới, phân cấp toàn bộ cho cấp huyện chủ động triển khai thực hiện và giải ngân nên một số địa phương còn lúng túng trong khâu triển khai tổ chức thực hiện. Trình độ đội ngũ cán bộ cơ sở không đồng đều, ảnh hưởng đến việc nhận thức, cụ thể hoá Nghị quyết. Công tác thông tin, tuyên truyền, triển khai chính sách tại địa phương còn hạn chế nên việc tiếp cận thông tin của các đối tượng chưa thực sự đầy đủ, ảnh hưởng hiệu quả thực hiện Nghị quyết.
Đáng chú ý, một số doanh nghiệp, hợp tác xã thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng dự án, quản lý điều hành và tổ chức thực hiện dự án, một số dự án khi triển khai thực tiễn gặp vướng mắc về thủ tục, đất đai... nên triển khai thực hiện chậm so với tiến độ được phê duyệt. Đơn cử như năm 2022, huyện Tân Sơn thực hiện giải ngân hỗ trợ trên 2,5 tỉ đồng, đạt 61% kinh phí được cấp để khuyến khích, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết 22, trong đó có 18,3ha nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã quả bưởi thời kỳ kinh doanh và 11,5ha bưởi chứng nhận VietGAP được hỗ trợ. Dù vậy, diện tích hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã quả bưởi thời kỳ kinh doanh trên địa bàn chưa đạt so với mục tiêu kế hoạch đề ra. Đồng chí Nguyễn Xuân Việt - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện chia sẻ: “Theo đúng kế hoạch đề ra, đến hết năm 2022 có 50% diện tích bưởi quả trên địa bàn phải được hỗ trợ theo chính sách. Tuy nhiên, chỉ có Tổ hợp tác bưởi xã Văn Luông xây dựng được phương án nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã bưởi quả nên được nhận hỗ trợ, ba tổ hợp tác còn lại chưa hoàn thành. Nguyên nhân các tổ hợp tác chưa xây dựng được phương án chủ yếu do thiếu kinh nghiệm, chưa chủ động thực hiện; cán bộ phụ trách địa phương còn lúng túng trong hướng dẫn, triển khai ở các nội dung, nhất là việc xác lập vị trí, diện tích bưởi tập trung trên bản đồ”.
Vấn đề năng lực tài chính của các đối tượng cũng là “rào cản” trong tiếp cận hỗ trợ theo quy định. Nghị quyết 22 của HĐND tỉnh tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất quy mô lớn với mức hỗ trợ cao hơn giai đoạn trước, tối đa năm tỉ đồng/dự án, tạo điều kiện hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng hàng hóa, gia tăng giá trị kinh tế, nâng cao thu nhập nhưng trên thực tế toàn tỉnh chưa có nhiều dự án liên kết sản xuất được hỗ trợ do không đáp ứng yêu cầu, điều kiện theo đúng quy định, nhất là về vốn sản xuất. Việc hỗ trợ được thực hiện theo hình thức tổ chức, cá nhân đối ứng 70% vốn đầu tư máy móc, trang thiết bị, xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết. Như vậy, để được hỗ trợ theo danh mục này, dự án liên kết sản xuất phải có quy mô trên 15 tỉ đồng, trong đó tổ chức, cá nhân đối ứng khoảng 10 tỉ đồng. Trong năm 2022, mới có bốn dự án hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được phê duyệt hỗ trợ; đối tượng hỗ trợ là doanh nghiệp, hợp tác xã, còn hộ, cá nhân chưa đủ năng lực thực hiện để nhận hỗ trợ.
Trong lĩnh vực lâm nghiệp, ở nội dung hỗ trợ cấp chứng chỉ rừng bền vững (FSC) theo tinh thần Nghị quyết cũng gặp nhiều khó khăn. Đồng chí Trương Quang Đăng - Trưởng phòng Phát triển rừng, Chi cục Kiểm lâm cho biết: Hiện hợp tác xã, chủ rừng, gia đình chưa thực hiện được việc xin cấp chứng chỉ FSC để nhận hỗ trợ do năng lực, tiềm lực chưa đáp ứng yêu cầu khi gia nhập FSC. Cụ thể, chi phí thủ tục đánh giá để được cấp chứng chỉ FSC tương đối lớn, đòi hỏi tiêu chuẩn về diện tích, cơ sở pháp lý quyền sở hữu hoặc sử dụng đất lâm nghiệp; trình độ canh tác của người dân còn hạn chế, lạc hậu, chủ yếu theo kinh nghiệm, thói quen, thiếu vốn thực hiện trong thời gian dài… Địa bàn hiện có năm công ty lâm nghiệp thành viên thuộc Tổng Công ty Giấy Việt Nam và Công ty cổ phần Lương Sơn được cấp chứng chỉ FSC với diện tích gần 18 nghìn ha, chiếm khoảng 12% diện tích rừng toàn tỉnh. Trong năm 2022, không có thêm diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC.
Cùng với đó, đất đai sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, khó liên kết hình thành vùng sản xuất tập trung đảm bảo điều kiện hỗ trợ; liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với người dân trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chưa thực sự chặt chẽ, gây khó khăn trong triển khai thực hiện chính sách. Tác động của dịch bệnh COVID-19 trong thời gian dài và tình thế quốc tế có nhiều biến động dẫn đến giá vật tư tăng cao trong khi tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn nên người dân, doanh nghiệp khó mở rộng quy mô sản xuất…
Rừng bạch đàn sản xuất theo quy trình FSC của Công ty Lâm nghiệp Tam Thắng, huyện Thanh Sơn.
Giải pháp khơi thông
Trong sản xuất nông, lâm nghiệp, đất đai đóng vai trò tối quan trọng, là tư liệu sản xuất chính. Năm 2004, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU về dồn đổi ruộng đất và năm 2008 có Thông báo số 309-TB/TU về tiếp tục thực hiện dồn đổi ruộng đất trên địa bàn tỉnh. Nhờ dồn đổi ruộng đất, các địa phương hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển cánh đồng lớn, bước đầu hình thành liên kết sản xuất với sự tham gia của các doanh nghiệp, mang lại giá trị kinh tế cho người dân. Tuy nhiên, việc dồn đổi gặp nhiều khó khăn do người dân chưa thực sự hiểu về vai trò của dồn điền đổi thửa cũng như công tác triển khai còn gặp nhiều vướng mắc. Để khắc phục những khó khăn này, Tỉnh ủy tiếp tục ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 15/4/2016, về công tác dồn đổi, tích tụ và tập trung đất đai phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và từ đó đến nay, đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Để thực hiện Nghị quyết 22 thực sự có hiệu quả, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh tập trung, tích tụ ruộng đất, cơ chế chuyển đổi mục đích, thuận lợi dự án đầu tư nông nghiệp; đẩy mạnh liên kết hộ, nhóm hộ sản xuất thành tổ hợp tác, hợp tác xã, hình thành vùng sản xuất tập trung, thuận lợi thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ phụ trách, nhất là đối với cán bộ trực tiếp ở các xã, thị trấn hoặc các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp, tổ hợp tác, các cơ quan chuyên môn cần tổ chức các lớp tập huấn về quy trình xây dựng dự án, hoàn thành các thủ tục để được hỗ trợ theo đúng quy định của pháp luật. UBND cấp huyện khẩn trương rà soát, nghiên cứu, có chiến lược thực hiện dự án phát triển nông nghiệp phù hợp lợi thế, điều kiện thực tế của địa phương; xác định sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc thù theo chuỗi liên kết để tập trung chỉ đạo, lựa chọn đối tượng hỗ trợ có trình độ, tiềm lực, nhiệt huyết để chính sách hỗ trợ thực sự phát huy được hiệu quả, có thể nhân rộng. Các chính sách hỗ trợ cần lồng ghép vốn từ các chương trình, dự án để tiết kiệm chi phí và đạt mục tiêu xây dựng vùng sản xuất hàng hóa, hình thành chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị nông sản, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.
Công tác thông tin, tuyên truyền đóng vai trò là sự cổ vũ, động viên, biến nhận thức thành hành động thực tế, do đó, để đẩy mạnh triển khai Nghị quyết 22 có hiệu quả, cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các cấp thường xuyên đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đến các chủ thể.
Để khắc phục tình trạng “được mùa mất giá” khi bước vào sản xuất nông nghiệp theo hình thức tập trung, quy mô hàng hóa, việc đẩy mạnh liên kết và tiêu thụ sản phẩm rất cần sự quan tâm, hỗ trợ. Thời gian qua, mặc dù đã có nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm song trên thực tế số doanh nghiệp hay HTX trong lĩnh vực này còn khá ít. Vì vậy, để thu hút doanh nghiệp thực hiện việc liên kết, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cần có những chính sách, cơ chế rõ ràng. Song song với đó, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn để tổ chức, cá nhân thuận lợi trong tiếp cận, hoàn thiện quy trình đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Theo đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - TUV, Giám đốc Sở NN&PTNT, để Nghị quyết 22 phát huy hiệu quả, tạo chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, an toàn, hiện đại, ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung chỉ đạo thực hiện đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, trọng tâm là tạo điều kiện thuận lợi để phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã trở thành đầu mối liên kết với kinh tế hộ trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTX nông nghiệp kiểu mới, triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm gắn với phát triển sản xuất theo nhóm sản phẩm chủ lực, là đặc sản của địa phương.
Hùng Cường - Lệ Oanh
baophutho.vn Khuyến khích hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn là chủ trương xuyên suốt được tỉnh Phú Thọ quan tâm chỉ đạo thực hiện. Căn cứ vào tình hình sản xuất của từng giai đoạn, tỉnh đã ban hành, triển khai nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích, tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch đúng hướng, góp phần liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao so với mục tiêu đề ra, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới (NTM), đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký ban hành Quyết định số 07/2025/QĐ-TTg ngày 31/3/2025 quy định về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân.
baophutho.vn Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, tỉnh Phú Thọ đã...
baophutho.vn Biến đổi khí hậu, nắng nóng kéo dài trong nhiều ngày qua dẫn đến tình trạng nước mặt trên các sông, suối, hồ, đập giảm sút, gây ảnh hưởng đến...
baophutho.vn Khuyến khích hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn là chủ trương xuyên suốt được tỉnh Phú Thọ quan tâm chỉ đạo thực hiện. Căn cứ vào tình...
baophutho.vn Thực hiện Công điện số 492/CĐ-TTg ngày 31/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách nhằm giảm ùn ứ và...
baophutho.vn Tiếp nối truyền thống tốt đẹp của lớp lớp thế hệ thanh niên đi trước, những năm qua, tuổi trẻ Tân Sơn luôn nỗ lực phát huy vai trò xung kích,...
baophutho.vn Theo dự báo của Tổng cục Khí tượng thủy văn, năm 2023, số ngày nắng nóng có khả năng xảy ra nhiều hơn và gay gắt hơn. Đến thời điểm hiện tại,...
baophutho.vn Phương châm “Khách hàng là mục tiêu, bảo toàn nguồn vốn là hàng đầu”, đến nay, sau ba thập kỷ hoạt động, với Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Dữu...