
{title}
{publish}
{head}
baophutho.vnPhát triển nông nghiệp đô thị, cận đô thị là giải pháp quan trọng giải quyết những bất cập, hạn chế của quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ ở tỉnh Phú Thọ bởi tận dụng được các diện tích nhỏ, các lô đất trống... trong thành phố, thị xã, thị trấn để trồng trọt và chăn nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thủy văn, bảo đảm sự cân bằng sinh thái, đảm bảo tính thẩm mỹ cảnh quan, tạo hiệu quả sản xuất, kinh tế, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng môi trường sống. Thời gian qua, ngành Nông nghiệp và các địa phương tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển nông nghiệp cận đô thị vừa thúc đẩy tái cơ cấu ngành theo hướng hiệu quả, chất lượng vừa bảo vệ, tạo dựng hệ sinh thái bền vững theo xu thế chung.
Phát triển nông nghiệp cận đô thị theo hướng hình thành vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn ở xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao.
Xu thế tất yếu
Phát triển nông nghiệp cận đô thị mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả kinh tế - xã hội. Nông nghiệp cận đô thị có khả năng phát triển theo các mô hình chuyên biệt như tạo ra không gian cảnh quan đô thị, cung ứng nhiều dịch vụ, sản phẩm cho đô thị. Đặc thù khu vực, khu vực đô thị, cận đô thị mật độ dân số cao, nhu cầu sử dụng hàng hoá, dịch vụ nông nghiệp, nhất là nhóm sản phẩm hữu cơ gia tăng góp phần tạo dựng, mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo tiền đề để phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, công nghệ cao, áp dụng quy trình thực hành tốt, hiệu quả, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung mang lại giá trị bền vững.
Có dịp thăm quan các làng rau an toàn trên địa bàn Việt Trì, thị xã Phú Thọ, dễ dàng nhận thấy sự thay đổi rõ nét về quy mô, quy trình sản xuất, thu hoạch, tiêu thụ của người dân. Những làng rau Tân Đức, phường Minh Nông, thành phố Việt Trì hay làng rau Phú Lợi, phường Phong Châu, thị xã Phú Thọ... đã được quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung, thành lập hợp tác xã. Các hộ sản xuất được vận động, khuyến khích, hướng dẫn sản xuất an toàn theo quy chuẩn GAP, HACCP để được bao tiêu sản phẩm, tạo thị trường đầu ra ổn định. Một số sản phẩm cũng đã được xây dựng, chứng nhận sản phẩm OCOP giúp nâng cao giá trị cho người sản xuất. Nông nghiệp cận đô thị cũng giúp các địa phương khai thác tiềm năng, lợi thế để cơ cấu, phát triển các làng nghề truyền thống phù hợp với nền kinh tế thị trường.
Tại làng nghề truyền thống hoa đào Nhà Nít, xã Thanh Đình, thành phố Việt Trì, để thích ứng với yêu cầu phát triển, cùng với tích cực tuyên truyền, khuyến khích các hộ trong làng tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm, chính quyền địa phương đã tạo thuận lợi để người trồng đào tiếp cận, tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng, đa dạng hoá mẫu mã, sản phẩm. Dịp Tết Nguyên đán hàng năm làng nghề cung cấp song song những mẫu cây đào truyền thống và các loại đào thế; đào ghép 2 hoặc 3 màu: Đào phai, đào bích, đào trắng. Ngoài ra, còn tăng cường trồng thêm mai trắng nhằm đa dạng sản phẩm. Ngoài ra, một số hộ trong làng cũng làm dịch vụ trồng đào thế có giá trị và cho thuê đào chơi trong những ngày Tết.
Đồng chí Nguyễn Quang Huy - Chủ tịch UBND xã Thanh Đình cho biết: "Hiện nay, làng nghề hoa đào Nhà Nít có gần 130 hộ trồng đào trên diện tích 7,5ha với khoảng hơn 35.000 gốc đào. Doanh thu của làng nghề đạt khoảng hơn 4 tỷ đồng/năm. Việc giữ gìn và phát triển làng nghề truyền thống ổn định, tăng trưởng bằng việc mở rộng quy mô sản xuất, không ngừng đầu tư vào khâu chăm sóc; tăng số hộ trồng hoa đào, phấn đấu giá trị sản xuất hoa đào hàng năm tăng từ 15-20%, mở rộng thị trường tiêu thụ, đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương".
Ngoài ra, nông nghiệp cận đô thị cũng có thể tái sử dụng chất thải để làm phân bón, nước tưới..., góp phần quan trọng giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Việc duy trì, phát triển các làng nghề truyền thống, nhất là các nghề trồng hoa, cây cảnh sẽ tạo dựng cảnh quan đô thị thêm đẹp cũng như góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống ở mỗi vùng, khu vực.
Khẳng định, nông nghiệp cận đô thị đã, đang mang lại hiệu quả, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Mô hình này đã có những đóng góp nhất định để duy trì tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp của tỉnh đạt 3%/năm; kiểm soát, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, xây dựng cảnh quan đô thị xanh, sạch, đẹp.
Làng nghề trồng đào Hồng Vân (xã Thanh Minh, thị xã Phú Thọ) được quy hoạch phát triển vừa nâng cao giá trị kinh tế vừa góp phần xây dựng cảnh quan, bảo vệ môi trường.
Kết hợp hài hòa nông nghiệp cận đô thị
Đầu tư cho phát triển nông nghiệp cận đô thị chính là đầu tư cho 4 mục tiêu tốt hơn là: Sản xuất tốt hơn, dinh dưỡng tốt hơn, môi trường tốt hơn và sức khỏe tốt hơn. Để nông nghiệp cận đô thị phát triển trong xu thế chung cũng như phù hợp với thực tiễn, các cấp, ngành, địa phương của tỉnh đang quyết liệt triển khai thực hiện. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp cận đô thị, nhất là các vùng chuyên canh rau màu được quy hoạch, đưa vào hoạt động, áp dụng khoa học kỹ thuật không gây ô nhiễm môi trường, gắn với chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm.
Tại các địa phương, nông nghiệp cận đô thị cũng được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đảm bảo nông nghiệp phát triển hài hoà, cân bằng. Nằm trong vùng kinh tế động lực của tỉnh, có khoảng 7.000ha đất canh tác hàng năm, trong đó diện tích đất nông nghiệp trên 5.500ha là những lợi thế cho huyện Lâm Thao phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa cận đô thị. Lâm Thao đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU, ngày 08/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa cận đô thị giai đoạn 2020-2025.
Đồng chí Trần Ngọc Dũng - Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Lâm Thao cho biết: "Lâm Thao thực hiện phát triển nông nghiệp cận đô thị theo chủ trương gắn quy hoạch sản xuất nông nghiệp với quy hoạch chung các xã, thị trấn giai đoạn 2021-2030, trong đó quy hoạch các vùng sản xuất tập trung đối với sản phẩm có tiềm năng, lợi thế để phát triển theo hướng hàng hóa. Tập trung đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất; phát triển các loại rau, củ, quả tại các xã, thị trấn, chú trọng mở rộng diện tích, tăng cường liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm... Nhờ đó, giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác của huyện tăng theo từng năm; địa bàn đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa, xây dựng được thương hiệu đối với sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh như gạo chất lượng cao, rau an toàn; xây dựng được 8 chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp...".
Lợi ích đã rõ song nông nghiệp đô thị vẫn bị ảnh hưởng bởi phương thức sản xuất truyền thống, quy mô nhỏ lẻ khiến năng suất và chất lượng sản phẩm bị hạn chế. Ngoài ra, một bộ phận lao động cao tuổi, khó tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, chưa thông thạo kỹ năng tìm hiểu thông tin qua internet nên còn thụ động, chủ yếu sản xuất nông nghiệp bằng kinh nghiệm truyền thống...
Để nông nghiệp cận đô thị phát triển bền vững, góp phần tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tỉnh cần đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống dân tộc; đồng thời ưu tiên xây dựng vành đai xanh, bảo đảm môi trường sống; chú trọng phát triển công nghệ giống, công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch gắn với phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Ngành Nông nghiệp tỉnh cũng cần tập trung cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển nông nghiệp sinh thái, công nghệ cao, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có sức cạnh tranh, vùng nông nghiệp cận đô thị.
Lệ Oanh
Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa trên địa bàn tỉnh diễn ra với tốc độ cao, làm thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong khi nhu cầu về thực phẩm ...
Để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương, những năm qua, xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa cận đô ...
Những năm qua, huyện Lâm Thao đang khẳng định vị thế là một vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa cận đô thị với sự chuyển mình mạnh mẽ theo hướng hiện đại và bền ...
Nằm trong vùng kinh tế động lực của tỉnh, có khoảng 7.000ha đất canh tác hàng năm, trong đó diện tích đất nông nghiệp trên 5.500ha là những lợi thế cho huyện ...
TP Cần Thơ hình thành nhiều mô hình nông nghiệp đô thị mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định cho người dân đô thị. Tuy nhiên do không gian phát triển ...
Nhằm khai thác lợi thế sẵn có, nhiều hộ dân, hợp tác xã (HTX) trong tỉnh Bắc Giang đã đầu tư khai thác hiệu quả loại hình du lịch nông nghiệp. Đây được xem là ...
Rau màu là nhu cầu thực phẩm lớn đối với thực đơn hàng ngày của mọi người, vì thế đảm bảo nguồn thực phẩm này sạch là bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng. Nhiều ...
Cùng với cả nước, thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, tỉnh Đồng Tháp đã đi đầu trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông ...
baophutho.vn Ngày 25/4, tại xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Hội Nông dân huyện Thanh Sơn tổ chức khai mạc quảng bá, xúc tiến...
baophutho.vn Ngày 25/4, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã tổ chức Hội nghị đại biểu người lao động năm 2025 và tuyên dương các điển...
baophutho.vn Để đảm bảo nước phục vụ gieo cấy và tích trữ dành cho tưới dưỡng, Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa có công điện số...
Đòn thuế quan bất ngờ của Tổng thống Donald Trump đang đẩy đồng USD tăng giá mạnh, tạo thêm áp lực lên thị trường chứng khoán châu Á vốn đang chật vật trong bối cảnh tăng...
Giá vàng trong nước tiếp tục đi lên phiên mở cửa sáng 4/2, trong đó thương hiệu SJC cộng thêm 800.000 đồng mỗi lượng và lập kỷ lục mới ở ngưỡng 90,6 triệu đồng còn vàng nhẫn...
baophutho.vn “Mùa Xuân là Tết trồng cây/Làm cho đất nước càng ngày càng Xuân”. Từ lâu, câu thơ của Bác Hồ kính yêu đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam....
baophutho.vn Khoảng 21 giờ ngày 2/2/2025, tại đồi Càng Cua, khu 20, xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông đã xảy ra cháy. Ngay sau khi xảy ra cháy, UBND huyện đã huy...
baophutho.vn Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu Xuân mới, ngày 1/2, Công ty Cổ phần supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức ra quân xuất bán...