{title}
{publish}
{head}
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người càng được cải thiện, người ta không chỉ no đủ vật chất mà còn chú trọng nhiều đến đời sống tinh thần, đặc biệt là trang phục nhằm thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao. Dân gian đã có câu “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân” là lẽ đó, cách ăn mặc có mối quan hệ khá mật thiết với văn hoá, phản ánh một phần đời sống, văn minh của con người. Tuy nhiên, mỗi người cần có cái nhìn đúng đắn và rõ ràng hơn về trang phục và văn hoá để lựa chọn hợp lý, tinh tế hơn cho bản thân mình.
Tà áo dài truyền thống tôn lên vẻ đẹp thanh lịch, dịu dàng của người phụ nữ Việt. Ảnh minh họa
Trang phục bao gồm tất cả những thứ chúng ta mang trên người từ quần áo, giày dép đến các loại phụ kiện đi kèm như túi xách, kính mắt, đồng hồ, vòng tay, vòng cổ... Trang phục bản chất giống như một thứ sản phẩm có chức năng giữ ấm, che chở bảo vệ cho con người nhưng ở dưới góc độ thẩm mỹ, nó lại ví như tác phẩm nghệ thuật mà mỗi người tạo nên. Trang phục giúp chủ nhân của nó thể hiện họ là ai, nghề nghiệp gì, thị hiếu thẩm mỹ như thế nào. Một bộ trang phục đẹp và phù hợp sẽ giúp mỗi người trở nên tự tin khi giao tiếp với mọi người trong xã hội.
Nếu như trước đây nhu cầu sống của con người chỉ là ăn no, mặc ấm thì ngày nay nhu cầu đã thay đổi thành ăn ngon, mặc đẹp. Trang phục mặc lên người không đơn thuần chỉ là tạo nên sự ấm áp vào mùa Đông hay là mát mẻ vào mùa Hè mà còn cần phải đẹp. Vậy như thế nào là trang phục đẹp?Thật ra rất khó để đưa ra định nghĩa như thế nào là một trang phục đẹp. Có thể hiểu một cách đơn giản là trang phục vừa vặn với cơ thể của người mặc, màu sắc hài hòa, phù hợp với không gian, với văn hóa thì được xem là một trang phục đẹp. Tuy vậy, hiện nay bên cạnh xu hướng mặc đẹp, sang trọng, lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục, hợp chuẩn mực đạo đức mà số đông trong xã hội thực hiện, còn có những người mặc trang phục thể hiện theo sở thích, cá tính, thậm chí mặc phản cảm, phản văn hóa. Câu hỏi, mặc thế nào cho chuẩn mực trở thành vấn đề chưa bao giờ cũ.
Khi giao tiếp với người khác, vẻ bề ngoài rất quan trọng bởi điều thu hút ánh nhìn của chúng ta trước hết chính là trang phục của người đối diện. Thông qua cách ăn mặc, chúng ta có thể đánh giá được phần nào tính cách của người đó. Bởi vậy, cần biết cách lựa chọn trang phục phù hợp không chỉ theo sở thích mà còn phải gắn với chuẩn mực, nếp sống văn hóa xã hội. Mỗi người cần phải biết cách phối hợp trang phục, lựa chọn quần áo sao cho phù hợp với hoàn cảnh công việc. Ví như giáo viên đến trường có thể mặc áo dài, hoặc áo quần... giản dị gọn gàng, tránh phân tán sự chú ý của học sinh; người lao động chân tay không thể mang váy ra ruộng làm việc; đi chùa nên chọn những bộ trang phục kín đáo, tế nhị... Nhiều bộ, ngành ở Trung ương và các địa phương đã có quy định rất cụ thể về trang phục, tác phong nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan hành chính nhà nước. Trong đó quy định về trang phục làm việc: Trong thời gian thực thi nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải mặc trang phục phù hợp với tính chất công việc, đặc thù của từng ngành và thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đảm bảo lịch sự, để tóc gọn gàng, mang giày hoặc dép có quai hậu...
Xã hội đang phát triển không ngừng mỗi ngày, trong thời kỳ hội nhập như hiện nay, văn hóa phương Tây cũng đã du nhập vào Việt Nam khiến cho cái nhìn của người Việt không còn quá khắt khe nữa. Bây giờ không phải cứ “kín cổng cao tường” thì mới là đẹp. Nhưng như thế không có nghĩa là chúng ta cổ xúy cho những bộ trang phục thiếu vải, mặc mà như không mặc. Tất nhiên, không thể đánh giá được những người mặc như vậy đều là những người thiếu văn hóa. Có đôi khi họ cho rằng như thế là đẹp, nhưng cái đẹp trong mắt họ đang đi ngược lại với văn hóa thuần phong mỹ tục của người Việt.
Đồng bào Mường huyện Tân Sơn mặc trang phục truyền thống tham gia Giỗ Tổ Hùng Vương- Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024. Ảnh: Hồng Nhung
Trên thực tế, có người vì chạy theo “mốt” mà không quan tâm đến hoàn cảnh, độ tuổi, giới tính, diện lên người những bộ trang phục không phù hợp, thậm chí là trái với thuần phong mỹ tục của đời sống văn hoá từ xưa tới nay. Chẳng hạn như đến những nơi linh thiêng, trang trọng như đền chùa, khu tưởng niệm thì mang áo quần ngắn cũn cỡn, hở phần trên, lộ phần dưới; đi đám hiếu thì chọn bộ đồ sặc sỡ, lòe loẹt nổi bật... gây phản cảm cho mọi người. Những người ăn mặc như vậy không thể tránh khỏi những lời bàn tán, dị nghị về gu thẩm mỹ thời trang cũng như ý thức của họ.
Thời gian qua, dư luận đã nhiều lần phẫn nộ, lên án hành vi phản cảm của một số hội, nhóm gồm cả nam và nữ, ở nhiều lứa tuổi, trong đó có những người đã bước vào tuổi trung niên mặc đồ lính nước ngoài, lính ngụy quyền Việt Nam cộng hoà trước năm 1975 ra đường phố, tới những nơi công cộng, thậm chí có mặt ở cả một số sự kiện văn hoá - du lịch ở một số địa phương trong cả nước. Nhiều nhà văn hóa cho rằng, đây là một hiện tượng khoe khoang ăn mặc lệch chuẩn, phản cảm và phản văn hóa trầm trọng. Bởi theo phân tích của họ, quân phục, trang phục của quân đội bất cứ nước nào cũng nhằm dùng riêng cho hoạt động quân sự. Nó có thể là quân phục dùng trong huấn luyện, chiến đấu, nhưng cũng có loại dùng trong các nghi thức riêng. Việc các đối tượng trong các hội nhóm mặc quân phục quân đội nước ngoài mà không dùng vào việc nhà binh, chỉ để thể hiện cá tính, sở thích, sự sành điệu, chịu chơi là phản cảm và thiếu văn hóa. Hành động này đã bị các cơ quan chức năng nhắc nhở và xử lý.
Ông bà ta thường nói “Ăn cho mình, mặc cho người”, ý nói việc mặc như thế nào cho đẹp không chỉ là sở thích của mỗi cá nhân mà phải phù hợp với hoàn cảnh, công việc và với cả vóc người của người mặc nữa. Nhà bác học Albert Einstein từng nói một câu chí lý: “Hãy ăn để thỏa mãn mình, nhưng mặc để thỏa mãn người khác”. Còn Lee Mildon thì nhấn mạnh sự mặc: “Đầu tiên hãy biết mình là ai và sau đó ăn mặc cho phù hợp”. Nói về ý nghĩa của mặc, James Laver, nhà sử học nghệ thuật người Anh cho rằng: “Ăn mặc không phải làm tốt cho mình mà để tôn trọng kẻ khác”. Qua những câu trích dẫn này để thấy rằng, sự mặc là một phần văn hóa không thể thiếu của mỗi con người, mỗi dân tộc, cộng đồng xã hội.
Từ khi Việt Nam thực hiện chủ trương đổi mới vào năm 1986, văn hóa mặc của người Việt cũng có sự thay đổi tích cực, bắt nhịp xu hướng hội nhập. Mặc đẹp, sang trọng, lịch sự được nhiều người hưởng ứng và hướng tới. Ngày nay, điều kiện kinh tế, mặt bằng thu nhập tăng lên thì người Việt có nhiều lựa chọn trong việc mặc. Phong cách ăn mặc của người Việt cũng ngày càng hiện đại, bắt kịp với xu thế thời trang thế giới, nhưng lại biết điều tiết để phù hợp với thuần phong mỹ tục dân tộc. Chính những điều này càng làm cho thời trang Việt Nam có nét riêng biệt và có nhiều cơ hội phát triển, hội nhập với thế giới, được công nhận là đất nước có trang phục và vẻ đẹp riêng, gắn liền với nền văn hóa dân tộc.
Phạm Kim
baophutho.vn Ngày 21/11, UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ IV với chủ đề “Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần...
baophutho.vn Trong giai đoạn 2022 - 2024, toàn tỉnh hỗ trợ thưởng các sản phẩm đạt chuẩn OCOP ước đạt trên 6,1 tỷ đồng để hỗ trợ cho 281 sản phẩm đạt chuẩn...
baophutho.vn Ngày 20/4, Đoàn kiều bào tiêu biểu do đồng chí Lê Thị Thu Hằng - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước...
baophutho.vn Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 18/4, Đoàn công tác của chính quyền thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông - Trung Quốc do đồng chí Tuyển Tân...
baophutho.vn Ngày 18/4, Đoàn công tác của chính quyền thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông - Trung Quốc do đồng chí Tuyển Tân Dương - Ủy viên Thường vụ, Phó...
baophutho.vn Sáng 10/3 (âm lịch), sau khi dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến thăm Trung tâm thông tin chỉ huy...
baophutho.vn Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ...
baophutho.vn Ngày 16/4 (tức mùng 8/3 âm lịch), Khu di tích lịch sử Đền Hùng tổ chức Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” tỉnh Phú Thọ lần thứ XI...
baophutho.vn Ngày 15/4, Tập đoàn T&T đã tổ chức phát động lễ trồng cây sân golf Văn Lang Empire T&T Golf Club tại huyện Tam Nông.
baophutho.vn Sáng 15/4, đồng chí Hồ Đại Dũng - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần...
baophutho.vn Ngày 15/4, Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Lại Xuân Môn - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban...
baophutho.vn Ngày 14/4 (tức mùng 6/3 năm Giáp Thìn), tại Bảo tàng Hùng Vương (Khu di tích lịch sử Đền Hùng), Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh tổ...