Cập nhật:  GMT+7

Nâng cao chất lượng đào tạo gắn với đầu tư cơ sở vật chất dạy học

Thời gian qua, bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú (DTNT) Phú Thọ còn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, giúp công tác dạy và học thêm hiệu quả.

Trường Trung cấp nghề DTNT Phú Thọ được thành lập từ tháng 7/2009, là cơ sở dạy nghề chuyên biệt cho con em là người DTTS tỉnh và các tỉnh miền núi lân cận, có ưu đãi đặc biệt của Nhà nước theo quyết định số 1379/QĐ-TTg ngày 12/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Để nâng cao chất lượng dạy và học, nhà trường đã được đầu tư cơ sở vật chất khang trang gồm Khu nhà điều hành, lớp học lý thuyết, khu nhà thực hành, ký túc xá... cùng các trang thiết bị đào tạo 4 nghề trọng điểm quốc gia: Điện công nghiệp, Hàn, Công nghệ ô tô, May thời trang với kinh phí trên 10 tỷ đồng. Nhờ đó đã giúp cải thiện điều kiện học tập đồng hời khẳng định cam kết của nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và phát triển toàn diện cho học sinh.

Nâng cao chất lượng đào tạo gắn với đầu tư cơ sở vật chất dạy học

Giờ học môn Công nghệ ô tô của thầy và trò Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú Phú Thọ.

Với mục tiêu chất lượng đào tạo là cốt lõi cho mọi hoạt động, Nhà trường đã xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, nhiệt tình, có năng lực trình độ chuyên môn tương đối đồng đều, có khả năng dạy cả lý thuyết và thực hành, tâm huyết với ngành để phát huy hiệu quả công tác dạy nghề và giới thiệu việc làm cho con em đồng bào dân tộc trên địa bàn.... Hiện nay, trường tập trung đào tạo 6 ngành hệ trung cấp như: Điện công nghiệp, Hàn, Công nghệ ô tô, May thời trang, Thú y, trồng trọt và Bảo vệ thực vật cùng với 11 nghề thuộc hệ sơ cấp...

Không chỉ chú trọng mục tiêu đào tạo kiến thức, với đặc thù hầu hết học viên đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số, ở nội trú, Ban giám hiệu nhà trường xác định ngôi trường chính là “ngôi nhà thứ hai” của các em. Trong đó, luôn quan tâm tạo mọi điều kiện tốt nhất cho học viên học nghề như: Mở các lớp đào tạo tại địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của học viên. Thực hiện đầy đủ các quyền lợi, chế độ chính sách của người học, học sinh dân tộc nội trú; đối tượng chính sách là hộ nghèo, thanh niên dân tộc miền núi đi học được hỗ trợ tiền ăn ca và tiền đi lại theo đúng quy định của Nhà nước...

Ngoài ra, các em còn được tham gia các hoạt động nội trú, ngoại khóa hữu ích nhằm trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng mềm như: Trồng rau xanh, tham gia các lớp kỹ năng sống về an toàn giao thông, chống bạo lực học đường, phòng chống đuối nước, thi đấu thể dục thể thao, văn nghệ, làm sạch - xanh môi trường giáo dục... Các hoạt động này đã giúp cho các em học sinh có cảm giác thoải mái, yêu thích môi trường nơi mình đang sống và học tập; tạo được tâm lý yên tâm cho phụ huynh khi gửi con tại nhà trường; giảm tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng.

Em Hà Văn Giáp ở khu Hắn xã Khả Cửu đang theo học lớp Công nghệ ô tô chia sẻ: “Em được Nhà nước hỗ trợ 500.000đ/tháng tiền ăn, còn tiền ở, điện nước không đóng góp, nên em rất yên tâm học tập”.

Thực hiện tiểu dự án 3, Dự án 5 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi về Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS&MN phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán của vùng, gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo; Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú Phú Thọ đã được hỗ trợ đầu tư sửa chữa, bảo dưỡng một số hàng mục công trình, nhà xưởng, phòng học, ký túc xá và công trình phục vụ sinh hoạt, tập luyện cho người học. Mua máy móc, trang thiết bị phục vụ đào tạo trình độ Trung cấp của các nghề: Điện công nghiệp, Công nghệ ô tô, Hàn, Trồng trọt và bảo vệ thực vật; Thú y, May thời trang. Hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý dạy và học...

Tỷ lệ tuyển sinh trung bình hằng năm luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao. Bình quân mỗi năm nhà trường tổ chức đào tạo được khoảng 550 học sinh/năm. Trong hơn 10 năm qua, Trường Trung cấp nghề DTNT Phú Thọ đã đào tạo và cấp văn bằng chứng chỉ cho gần 8.000 người.

Nâng cao chất lượng đào tạo gắn với đầu tư cơ sở vật chất dạy học

Khu ký túc xá của Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú Phú Thọ mới được đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh dân tộc thiểu số yên tâm học tập.

Cô Đinh Thị Minh Thức - Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú Phú Thọ cho biết: “Thời gian qua, nhà trường đã thường xuyên đổi mới công tác đào tạo, công tác học sinh, sinh viên phù hợp với đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số. Tiếp tục đào tạo các nhóm nghề gắn liền với thực tiễn sản xuất. Đưa học sinh thực tập, thực tế tại các xưởng hàn, điện, xưởng ô tô trong xã và các xã trên địa bàn huyện; xưởng may, công ty may tại các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng đào tạo gắn với đầu tư cơ sở vật chất dạy học, đáp ứng nhu cầu của thị trường”.

Từ sự nỗ lực không ngừng, Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú Phú Thọ đã khẳng định được vị trí, sự tin cậy của người dân trên địa bàn huyện Thanh Sơn và các khu vực lân cận. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho con em đồng bào vùng DTTS.

Đinh Tú


Đinh Tú

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Lời ca trên đỉnh non ngàn

Lời ca trên đỉnh non ngàn
2024-11-15 12:43:00

Con đường về Điểm trường mầm non Cá Lủng đang được mở. Đá hộc lổn nhổn. Bụi bay mịt mù. Sống đường gồ ghề, mấp mô như sóng. Người đi không quen hẳn sẽ thấy ngồi trên xe máy mà...

Bảo tồn hát dân ca và múa xoang dân tộc Xơ Đăng

Bảo tồn hát dân ca và múa xoang dân tộc Xơ Đăng
2024-11-14 09:35:00

Trong hai ngày 12-13/11, Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum đã mở hai lớp truyền dạy dân ca, dân vũ trong cộng đồng tộc Xơ Đăng cho 60 người tại xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà và xã Đăk...

Say điệu khèn Mông

Say điệu khèn Mông
2024-09-24 15:37:00

Tại Liên hoan văn nghệ, thể thao dân tộc Mông, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang năm 2024 vừa được tổ chức, ai cũng ấn tượng với tiết mục thổi khèn Mông của ông Lò Văn Tùng, thôn...

Bảo tồn giống lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung

Bảo tồn giống lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung
2024-09-23 10:53:00

baophutho.vn Thực hiện Tiểu dự án 2 - Dự án 3 của Chương trình phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Xã Mỹ Lung huyện Yên...

Âm vang đàn đá Kon Tum

Âm vang đàn đá Kon Tum
2024-09-23 09:11:00

Đàn đá là nhạc cụ gõ cổ nhất của Việt Nam và là một trong những loại nhạc cụ cổ thô sơ nhất của loài người, được UNESCO đưa vào danh sách các nhạc cụ trong “Không gian văn hóa...

Những người con của Bàn Vương ở Cao Bằng

Những người con của Bàn Vương ở Cao Bằng
2024-09-20 08:46:00

Chúng tôi đến xóm Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng vào một chiều mưa. Không vì thời tiết mà cảnh sắc âm u, ngược lại, những thửa ruộng bậc thang dần...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long