{title}
{publish}
{head}
Thời gian gần đây, mặc cổ phục Việt Nam đã và đang trở thành trào lưu mới và đầy ý nghĩa tại Phú Thọ. Nhiều bạn trẻ và cả những đôi uyên ương tìm đến cổ phục không chỉ để lưu giữ khoảnh khắc đẹp mà còn để cảm nhận tinh hoa trang phục truyền thống, hòa quyện giữa quá khứ và hiện tại.
Chị Đào Thu Uyên (phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì) lựa chọn trang phục truyền thống người Việt để lưu giữ những hình ảnh đẹp trong sự kiện trọng đại của mình.
Mỗi bộ cổ phục Việt đều gói trọn nét duyên dáng, đậm chất Á Đông của người Việt. Những chi tiết trên trang phục cổ không chỉ làm toát lên vẻ thanh lịch mà còn mang nét đẹp văn hóa truyền thống. Nắm bắt trào lưu này, nhiều studio đã cung cấp các dịch vụ chụp ảnh và cho thuê Việt phục.
Chị Trần Thị Hà My - quản lý Caro Studio cho biết: “Nhiều bạn trẻ chọn thuê trang phục cổ chụp ảnh kỷ yếu hoặc ảnh cưới để tạo dấu ấn riêng và lưu giữ cho mình những bộ ảnh độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chúng tôi thường xuyên cập nhật những mẫu trang phục mới và cung cấp các gói chụp ảnh với cổ phục dành riêng cho các đối tượng khách hàng. Các loại trang phục cổ được ưa chuộng hiện nay là áo ngũ thân (áo tấc) tay chẽn, áo Nhật Bình triều Nguyễn. Đi kèm với đó là những phụ kiện như khăn đóng, mấn, kim bài, ngọc bài, guốc, hài... tạo nên một tổng thể hài hòa và sang trọng. Giá thuê một bộ trang phục dao động từ 300 nghìn đồng đến 1,5 triệu đồng, tùy thuộc vào chất liệu và độ cầu kỳ của trang phục. Mặc dù mức giá này có thể cao hơn so với các loại trang phục hiện đại, nhưng nhiều bạn trẻ vẫn sẵn sàng chi trả để có những bức ảnh độc đáo, mang đậm dấu ấn cá nhân...”.
Việt phục đang ngày càng phổ biến và được nhiều người yêu thích.
Các loại cổ phục Việt được nhiều người yêu thích, khoác lên mình với niềm tự hào. Đây là tín hiệu đáng mừng khi nhiều người lựa chọn quay lại với văn hóa truyền thống. Không chỉ xuất hiện trong những bộ ảnh kỷ niệm, kỷ yếu mà cổ phục còn được không ít cặp đôi lựa chọn để chụp những bộ ảnh cưới vô cùng độc đáo nhằm lưu giữ khoảnh khắc đáng nhớ và tôn vinh giá trị của truyền thống.
Chị Đào Thu Uyên (phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì) chia sẻ: “Tôi rất thích những bộ ảnh cưới mang dấu ấn văn hóa đặc trưng của người Việt. Vì vậy, tôi đã quyết định lựa chọn cổ phục Việt làm trang phục để lưu giữ những hình ảnh đẹp cho sự kiện trọng đại trong cuộc đời của mình. Tôi chọn áo Nhật Bình và áo ngũ thân cho cả hai vợ chồng để tạo sự gắn kết, hài hòa. Được khoác trên mình những trang phục này, tôi cảm thấy rất tự hào và cảm nhận sâu sắc hơn về văn hóa truyền thống dân tộc”.
Việc mặc cổ phục đang phổ biến và ngày càng được yêu thích không chỉ là một xu hướng thời trang mà còn thể hiện tình yêu, sự quan tâm của cộng đồng đối với giá trị văn hóa truyền thống. Cổ phục không đơn thuần là những bộ quần áo, mà còn là những câu chuyện lịch sử, mang tính biểu tượng tinh hoa văn hóa dân tộc. Nét đẹp cổ phục Việt không dừng lại ở việc tôn vinh vẻ đẹp hình thức mà còn là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, nhắc nhở mỗi người về cội nguồn và niềm tự hào dân tộc. Trong nhịp sống hiện đại, khi văn hóa giao thoa mạnh mẽ, việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc là điều vô cùng quan trọng. Và một trong những nét đẹp văn hóa ấy chính là trang phục truyền thống Việt Nam.
Thùy Phương
baophutho.vn Trên địa bàn tỉnh hiện có 328 di tích lịch sử - văn hóa đã xếp hạng, trong đó có 1 di tích Quốc gia đặc biệt, 73 di tích Quốc gia, 254 di tích...
baophutho.vn Phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng góp phần rất lớn vào việc nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân, tạo sự đoàn kết trong các khu dân...
baophutho.vn Ngày 24/10, Huyện đoàn Tam Nông ra mắt các Đội tuyên truyền, giới thiệu các di tích lịch sử, văn hóa của địa phương.
baophutho.vn Ngày 23/10, Hội thi cán bộ Agribank Tài năng - Thanh lịch, lần thứ IV năm 2024, khu vực Miền núi và Trung du Bắc Bộ đã tổ chức bế mạc và trao...
baophutho.vn Phú Thọ - vùng Đất Tổ, miền đất cội nguồn dân tộc, nơi các Vua Hùng dựng nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam nằm ở trung tâm...
baophutho.vn Sáng 4/10, tại Bảo tàng Hùng Vương - TP.Việt Trì, Sở VHTT&DL phối hợp với Sở VHTT&DL tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề...
Đã từng có thời gian, đời sống văn hóa không “theo kịp” đời sống kinh tế, nhất là ở những khu vực thôn quê. Nhưng hôm nay, nhiều nét văn hóa mới đang hình thành. Tại nhiều nhà...
baophutho.vn Đa dạng trải nghiệm tham quan bảo tàng
baophutho.vn Tân Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ với 19 dân tộc cùng sinh sống; tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên...
baophutho.vn Ngày 10/9, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi năm 2024.
baophutho.vn Hội Văn nghệ dân gian (VNDG) tỉnh hiện có tổng số 216 hội viên sinh hoạt tại 10 Chi hội cơ sở. Phát huy truyền thống Hội VNDG Đất Tổ, trong...
baophutho.vn Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản số 709/SVHTTDL-QLDSVH, ngày 5/9/2024, về việc tăng cường quản lý hoạt động bảo vệ và phát huy...