
{title}
{publish}
{head}
Ngày 4/5/2025, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết 68, đây là văn bản quan trọng của Đảng ta đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong nhận thức về vị trí và vai trò của kinh tế tư nhân trong sự phát triển của đất nước.
Lợi dụng vấn đề trên nhiều diễn đàn mạng, các thế lực thù địch, các tổ chức phản động lưu vong và số đối tượng chống đối đã ra sức rêu rao, cho rằng Đảng ta đưa ra quan điểm về phát triển kinh tế tư nhân này là “bất nhất”, coi kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế có nghĩa là “thừa nhận sự bóc lột, thừa nhận mối quan hệ sản xuất TBCN” điều đó gây mâu thuẫn với quan điểm của Đảng trong các thời kỳ trước.
Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc
Thông qua các luận điệu trên các đối tượng hướng đến đả kích vai trò, phương thức quản lý, điều hành nền kinh tế của Nhà nước. Những người này cho rằng, các cơ quan quản lý không đủ năng lực, trình độ, đang sử dụng quyền lực nhà nước để can thiệp vào các hoạt động kinh tế một cách trái quy luật, làm cản trở phát triển kinh tế hoặc bóp méo thị trường nhằm trục lợi.
Trước đây, khi kinh tế tư nhân ở Việt Nam chưa có nhiều khởi sắc, các đối tượng cũng lên tiếng, đổ lỗi đó là do sự “trói buộc”, là “rào cản” về thể chế, chính sách... đến thời điểm phù hợp, khi Đảng ta đưa ra quan điểm coi “kinh tế tư nhân làm động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế” thì các đối tượng lại xuyên tạc là Việt Nam “bất nhất”, có dấu hiệu “đổi mầu”, “chệch hướng”...
Có thể thấy, ngay chính các đối tượng trên cũng có những luận điệu bất nhất kèm tiêu chuẩn kép với mục đích cuối cùng của các đối tượng vẫn là bóp méo, xuyên tạc và bôi nhọ, chống phá Đảng, Nhà nước, cố tình không nhận thấy rằng đây là sự vận dụng hợp lý chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào bối cảnh, điều kiện, tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay...
Đây là những quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc nhằm thực hiện mưu đồ đen tối, gây tâm lý hoài nghi, dao động, mất niềm tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân với Đảng, Nhà nước, làm ảnh hưởng xấu đến sự thống nhất nhận thức, tư tưởng trong Đảng và trong xã hội. Đồng thời, làm ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình đầu tư, phát triển kinh tế của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò là một trong những động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết việc làm và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh tế biển - một trong những trụ cột chiến lược của nền kinh tế đất nước, khu vực kinh tế tư nhân đang dần thể hiện sức bật mạnh mẽ, từng bước vươn lên trở thành lực lượng tiên phong trong phát triển kinh tế - xã hội đối ngoại của đất nước.
Chặng đường gần 40 năm đổi mới đã ghi dấu một Việt Nam kiên cường, bứt phá và khát khao phát triển. Từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, kém hiệu quả, với thu nhập bình quân đầu người vẻn vẹn 96 USD vào năm 1989, Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, dự kiến cuối năm 2025, sẽ bước vào nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình cao, tương đương mức trên 5.000 USD/người/năm.
Kỳ tích này không chỉ là kết quả của đường lối phát triển đúng đắn dưới sự lãnh đạo của Đảng với những cải cách táo bạo, quyết đoán về thể chế, chính sách và hội nhập mà còn là thành quả của tinh thần lao động chăm chỉ, sáng tạo, ý chí quyết tâm và sự nỗ lực không ngừng của toàn dân tộc ta. Thành công này cũng có sự đóng góp rất quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân.
Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới, kinh tế tư nhân chỉ giữ vai trò thứ yếu, nền kinh tế chủ yếu dựa vào khu vực nhà nước và vốn đầu tư nước ngoài (FDI), thì trong hai thập niên trở lại đây, nhất là khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 09 năm 2011 và Trung ương ban hành Nghị quyết 10 năm 2017 về phát triển kinh tế tư nhân, khu vực kinh tế này đã trỗi dậy mạnh mẽ, trở thành một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế và ngày càng thể hiện là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Với gần một triệu doanh nghiệp, khoảng 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, chiếm hơn 82% tổng số lao động trong nền kinh tế, đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội.
Thực tiễn cho thấy, kinh tế tư nhân đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, thể hiện qua những đóng góp quan trọng vào GDP, tạo việc làm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, mở rộng thị trường và giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Hiện nay, phát triển kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ, Đảng, Nhà nước ta chủ trương xây dựng quan hệ sản xuất nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế phù hợp trình độ không đồng đều của lực lượng sản xuất, nhằm huy động tối đa sức mạnh của mọi thành phần kinh tế, mọi giai tầng xã hội vào phát triển kinh tế, bảo đảm kinh tế phát triển nhanh, bền vững.
Vì vậy, Nghị quyết 68-NQ/TW đưa khẳng vai trò của Đảng, Nhà nước cũng như quan điểm chỉ đạo cốt lõi, thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy và nhận thức về vai trò của kinh tế tư nhân. Cần xác định rằng, nước ta thừa nhận vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân cùng với kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể giữ vai trò nòng cốt xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế hiệu quả.
Với phương diện là con đường để huy động vốn, phát triển khoa học - công nghệ, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân chứ không phải là mục tiêu của nhiệm vụ xây dựng quan hệ sản xuất mới. Để đảm bảo yếu tố định hướng XHCN, nền kinh tế thị trường ở nước ta không phải là hoàn toàn tự do mà đặt trong “khuôn khổ”, đó là đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước Việt Nam.
Dù còn nhiều thách thức, nhưng với sự định hướng mạnh mẽ từ Đảng và sự quyết liệt của Chính phủ, kinh tế tư nhân Việt Nam đang đứng trước một tương lai đầy hứa hẹn. Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, khu vực này còn là nền tảng cốt lõi giúp Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng hai con số trong thời gian tới, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Điều quan trọng là cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn để biến tiềm năng thành hiện thực.
Do đó, cán bộ, đảng viên và người dân cần tỉnh táo nhận diện và kiên quyết đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, thù địch này, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN Việt Nam nói chung và với đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước nói riêng.
Nguyễn Bình - Trần Huyền
baophutho.vn Trong 6 tháng đầu năm 2025, Ban quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh đã cấp mới 7 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các doanh nghiệp đầu tư...
baophutho.vn Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường, đến nay tổng diện tích lúa Xuân đã thu hoạch của toàn tỉnh đạt xấp xỉ 40%, năng suất ước đạt 62...
baophutho.vn Thanh Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh, sau gần 5 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025,...
baophutho.vn Được đánh giá là Khu công nghiệp (KCN) tiêu biểu, điển hình của tỉnh, đến nay KCN Phú Hà Viglacera đã thu hút thành công hơn 30 doanh nghiệp...
baophutho.vn Tiếp tục mục tiêu hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông để thúc đẩy kinh tế, tỉnh Phú Thọ đang quyết liệt chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các công...
baophutho.vn Thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã hoàn thành tốt việc giải ngân, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hộ nghèo, chính sách sản...
baophutho.vn Huyện Tân Sơn có 32 dân tộc thiểu số (DTTS) cùng sinh sống, chiếm 83,5% dân số toàn huyện. Thời gian qua, kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) đã...
baophutho.vn Ngày 27/5, Đoàn công tác của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh về công tác kiểm tra,...
baophutho.vn Ngày 27/5, Chi Cục Thuế Khu vực VIII tổ chức hội nghị đối thoại trực tuyến phổ biến các quy định tại Nghị định số 70 ngày 23/5/2025 của Chính...
baophutho.vn Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Yên Lập đã triển khai có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp, phát...
baophutho.vn Giữ gìn sự bình yên cho những cánh rừng
baophutho.vn Hơn một năm nay, 1.200 hộ dân ở 7 khu dân cư của xã Võ Miếu (huyện Thanh Sơn) được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, góp phần cải thiện chất...