Cập nhật:  GMT+7

Ngoài hiên có chiếc chõng tre (Tản văn)

Chiều nay đi làm về, chưa kịp vào nhà mẹ đã hỏi: Con thấy nhà mình có gì khác không? Ta nhìn quanh quẩn rồi bất chợt thảng thốt, rưng rưng xúc động không nói nên lời khi ở hiên ngoài mới đặt chiếc chõng tre. Mẹ bảo: Thấy ông ở xóm trên chở một xe đầy những thúng mủng, thang, chõng... làm từ tre đi bán rong nên mẹ mua chiếc chõng để ngoài hiên ngồi hóng mát. Chõng tre không biết ông làm mấy ngày, nguyên liệu bao nhiêu mà chỉ bán có mấy trăm nghìn. Mẹ ơi! Mẹ đâu biết chỉ mấy trăm nghìn thôi, mẹ đâu chỉ mua một vật dụng mà còn mua được một miền kỷ niệm xa xưa. Ngồi lên chiếc chõng tre còn ngai ngái mùi bùn, váng vất mùi khói mà lòng rưng rưng thương nhớ đong đầy.

Ngoài hiên có chiếc chõng tre (Tản văn)

Để làm được những chiếc chõng tre bền đẹp, vững chãi với thời gian, nguyên liệu tre phải trải qua nhiều công đoạn “tôi luyện” (người dân quê mình thường làm thành chõng từ loại tre cần). Đầu tiên là phải chọn lựa những cây tre đủ độ già, thân thẳng, lóng đều nhau. Đặc biệt vỏ tre phải có màu vàng và độ bóng mịn nhất định. Bảo đảm tính thẩm mỹ của sản phẩm sau khi hoàn thiện. Sau khi thu hoạch, tre sẽ được sơ chế và ngâm bùn ít nhất 3 đến 4 tháng. Đây là công đoạn cực kỳ quan trọng để chống mối mọt trong quá trình sử dụng. Cuối cùng, nguyên liệu tre phải được hun khói với thời gian nhất định để tạo màu tự nhiên và để uốn nếu tre cong. Sau cùng, chúng sẽ được đem ra sơ chế. Tạo thành những chiếc chõng tre mộc mạc mà vô cùng hữu ích trong đời sống sinh hoạt của người dân.

Dù chỉ là vật dụng dân giã nhưng lại chiếm được vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống sinh hoạt của người dân quê mình xưa. Có lẽ, hình ảnh về những chiếc chõng mộc mạc đã gắn bó, in đậm trong tâm trí của nhiều thế hệ người Việt, đặc biệt là những người có tuổi thơ vất vả, nghèo khó chắc hẳn sẽ chẳng bao giờ quên được hình ảnh vô cùng thân thương, đậm hồn quê hương này. Không gian miền quê xưa bình dị và thân thuộc với những ngõ nhỏ rơm vàng, giậu mồng tơi, chõng tre làm bàn uống nước trên sân nhà dưới bóng tre xanh thấp thoáng như gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Ở những làng quê xưa, cùng với những ngôi nhà gỗ, nhà tranh vách đất, chiếc chõng tre cũng như các đồ dùng tre, nứa mang đến cảm giác thanh đạm, bình yên, chân chất của những con người thôn quê Việt.

Khi dòng chảy thời gian trôi qua trên mỗi phận người, không hạnh phúc gì hơn là có những mảnh ký ức dịu êm để chúng ta bám víu, nâng niu, cùng đi đến cuối con đường... Ta nhớ ngày xưa, những tối có trăng, khiêng chiếc chõng tre ra sân, cả nhà quây quần bên mâm cơm, sau đó trải chiếu, nằm ngủ dưới ánh trăng cùng cơn gió nồm mát rượi hay phe phẩy chiếc quạt làm từ mo cau hoặc nan tre nghe những lời ru của mẹ, những câu chuyện bắt đầu từ “ngày xửa ngày xưa...” của bà, giấc ngủ đến tự bao giờ. Ta nhớ hình ảnh của bà rồi của mẹ cũng lớp người xưa ngồi trên chõng tre cùng khay trầu đủ món ngồi trò chuyện râm ran. Chiếc chõng tre - nơi cha đi cày bừa đồng xa về ngồi nghỉ, uống bát nước chè xanh mà toan tính bao chuyện cuộc đời. Chõng tre - nơi mấy chị em tranh nhau chỗ nằm rồi rơi bịch xuống đất lúc ngủ quên...

Bóng tre lao xao ngoài ngõ vắng sẽ thêm yên bình hơn khi cộng hưởng với chiếc chõng tre kẽo kẹt cùng tiếng chuyện trò vui vẻ của mọi người. Và có những cuộc đời gắn liền với chiếc chõng, từ khi sơ sinh đến khi trưởng thành, như một phần tâm thức của những con người đất Việt.

Cuộc sống ngày càng phát triển. Nhiều vật liệu hiện đại thay thế dần cho những đồ dùng xưa cũ. Những bộ bàn ghế sofa, inox, nhựa tiện dụng và hiện đại có mặt khắp nơi. Hình ảnh của những chiếc chõng tre ngày xưa tưởng như xa lăng lắc bỗng hiện hữu hôm nay khiến lòng ta rưng rưng thương nhớ. Ngồi trên chiếc chõng tre, rồi vẩn vơ nghĩ con người dù đi đâu, dù ở nơi nào hay đời sống có phát triển đến đâu chăng nữa thì day dứt nhớ những hoài niệm xưa cũ của tuổi thơ, quá khứ về những điều, những vật thân thuộc như đơn giản là lời ầu ơ ru hời bên chiếc chõng tre. Chúng đều khiến con người ta rưng rưng, rớm lệ về một thời đã qua, đã xa, đã một đi không trở lại bao giờ...

ĐINH HẠ (Theo Đà nẵng online)


ĐINH HẠ (Theo Đà nẵng online)

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Sắc cỏ mùa đông... (Tản văn)

Sắc cỏ mùa đông... (Tản văn)
2023-12-13 10:29:00

Không biết tự bao giờ mà mùa đông đã trở thành mùa nhớ? Phải chăng chính cái rét đặc trưng như muốn cắt da cắt thịt của nó mà khiến cho người ta tìm đến nỗi nhớ như thể là một...

Mùa mật ngọt trên đồi

Mùa mật ngọt trên đồi
2023-12-12 17:02:00

Gió mát se sẽ luồn vào bờ tóc rối để con bé kịp nhận ra một điều tuyệt vời là bốn phía hôm nay đều một màu sương mù. Sực nhớ tới lời hẹn của chúng bạn, con bé ăn quàng bát cơm...

Ra mắt bức tranh sơn mài “Sơn hà cẩm tú”

Ra mắt bức tranh sơn mài “Sơn hà cẩm tú”
2023-12-12 16:36:00

baophutho.vn Ngày 12/12, tại Vườn lan Mộc Hương (phường Vân Phú, TP. Việt Trì), bức tranh sơn mài “Sơn hà cẩm tú” được ra mắt, thu hút sự quan tâm của đông...

Công diễn vở múa ballet đương đại “Senzen”

Công diễn vở múa ballet đương đại “Senzen”
2023-12-07 09:07:00

Vào tối 16 và 17/12, tại Nhà hát Thành phố, Trung tâm Tổ chức biểu diễn và Điện ảnh TPHCM (Saigon Concert) phối hợp với Arabesque Việt Nam tổ chức công diễn vở múa ballet đương...

Trường làng của tôi

Trường làng của tôi
2023-12-04 14:45:00

Hằng năm, cứ độ tháng 11, tiết trời nắng mưa thất thường, hình ảnh mái trường làng cùng thầy cô giáo cũ hiện về trong tôi, mồn một.

Mùa đông nhớ mẹ

Mùa đông nhớ mẹ
2023-12-04 14:45:00

Chớm đông. Dân ngụ cư như tôi nhìn gió rào rạt trên những con phố, lòng thiết tha nhớ mẹ nơi quê nhà.

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long