{title}
{publish}
{head}
Đến với vùng núi cao Y Tý (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), khách du lịch sẽ khá ấn tượng về một đặc sản nông nghiệp nổi tiếng của người dân nơi đây là củ sâm Fansipan (hay còn gọi là sâm đất Hoàng Sin Cô).
Loại sâm này trước đây là loại cây dễ mọc trong vườn nhà, trong rừng hoặc những nơi ẩm ướt và vốn hay được người dân sử dụng lá để nấu canh, luộc rau để ăn nhằm thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Sau này, củ sâm Fansipan còn được coi là một vị thuốc quý hiếm để sử dụng trong việc chữa bệnh, nâng cao sức khỏe, bồi bổ cơ thể. Vì vậy, hiện sâm Fansipan được người dân trồng phổ biến để tăng thêm thu nhập.
Theo người dân nơi đây, nhìn bề ngoài, củ sâm Fansipan khá giống củ khoai lang. Tuy nhiên khi bổ ra, chúng có ruột trắng trong hoặc có màu vàng nhạt, mùi thơm tựa như nhân sâm. Mùa sâm Fansipan kéo dài 1 tháng, bắt đầu từ đầu tháng 11, nhưng củ này để được rất lâu. Chỉ cần để nơi khô, thoáng là có thể bảo quản đến nửa năm. Càng để lâu, củ xuống nước ăn càng ngọt. Nếu ăn sống sâm Fansipan thì thấy có vị ngọt mát, nhiều nước, ngon giòn hơn củ đậu.
Các xã như A Lù, Ngải Thầu, Y Tý, Trịnh Tường của huyện Bát Xát vốn là các xã trông sâm nhiều nhất. Phần vì địa hình, chất đất những xã này rất phù hợp để trồng sâm và cho chất lượng tốt, số lượng nhiều. Nhận thức được tầm quan trọng của loại củ này, nên những năm trở lại đây, người dân đã trồng loại cây này khá nhiều để tăng thu nhập cho gia đình.
Anh Lý A Lông (28 tuổi, trú thôn Phình Chải 2, xã A Lù) cho biết, gia đình anh đã trồng sâm được 7, 8 năm nay. Ảnh: Hương Hiền.
Anh Lý A Lông (28 tuổi, trú tại thôn Phình Chải 2, xã A Lù) cho biết, gia đình anh đã trồng sâm được 7, 8 năm nay. Khắp các nương, rẫy, đất đai xung quanh nhà đều được anh trồng kín cây sâm. Khi cây sâm còn nhỏ, để tăng lương thực và thu nhập cho gia đình, anh trồng xen kẽ cây ngô. Ngô thu hoạch được 2, 3 tháng cũng là lúc gia đình chuyển sang thu hoạch sâm.
Nếu như trước đây bà con phải vất vả mang sâm đi bán ở khắp nơi với giá bán rẻ thì hiện nay đã dễ tiêu thụ hơn. Sâm thu hoạch xong được các chủ thu mua sẽ đến thu mua hết. Lúc cao điểm sâm được bán với giá khoảng 10.000 – 12.000 đồng/kg.
Nhờ trồng sâm, cuộc sống gia đình anh Lý A Lông và nhiều hộ dân nơi đây đã được thay đổi hơn. Họ không còn phải xa gia đình, vợ con tản đi các vùng khác làm thuê làm mướn, nguồn thu nhập qua các năm dần được ổn định, cải thiện hơn.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lào Cai cho biết, trước đây, bà con nơi đây chỉ trồng củ sâm bán nhỏ lẻ, đầu ra bấp bênh. Nhưng nay việc các đầu mối thu mua đến tận nơi để mua cũng đã phần nào giúp bà con giảm thiểu sự vất vả khi mang sâm đi bán, từ đó còn giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm dần cái nghèo...
Sâm được đưa xuống phố bày bán và được nhiều người tiêu dùng ưa thích. Ảnh: Hương Hiền
Ngoài là thứ củ giúp bà con nơi đây giảm nghèo, sâm Fansipan còn trở nên nổi tiếng và thu hút được nhiều khách đến với vùng cao Y Tý nhiều hơn. Bởi vậy, từ một xã vùng cao heo hút, xa xôi, đường đi gập ghềnh, hiểm trở, chìm trong sương mù dày đặc, Y Tý nay đã nhộn nhịp, thu hút nhiều du khách hơn. Khách đến với Y Tý đều có cảm nhận như đang lạc bước vào một thế giới khác hoàn toàn tách biệt với cuộc sống ồn ào và tấp nập, xô bồ dưới xuôi.
Nếu như mấy năm trước, sau khi các cây trồng được thu hoạch xong, vùng núi Y Tý chỉ còn trơ trọi những sườn núi lô nhô đá xám, cỏ cây úa vàng vì gió, lạnh, sương mù thổi suốt ngày đêm. Thì nay, đến với Y Tý, quang cảnh đìu hiu đó dường như đã được “thay da đổi thịt” bằng một màu xanh mướt bởi những vạt sâm Fansipan. Chúng được trồng ở khắp nơi, phủ kín khắp các triền đá, lối đi, các nương rẫy, ruộng bậc thang, quanh nhà dân...
Sâm Fansipan không chỉ là loài cây giúp bà con nơi đây xóa nghèo mà còn như là một thứ quà đặc sản của “xứ mưa” Y Tý dành tặng cho các du khách mỗi khi họ tới đây trải nghiệm, chiêm ngưỡng. Rồi tin về thứ củ ăn ngọt mát, bổ dưỡng như nhân sâm, giá rẻ như khoai lang này cứ ngày một lan truyền xa hơn, thu hút được đông đảo một lượng khách du lịch về với Y Tý ngày một nhiều hơn.
Hương Hiền (Báo ảnh Dân tộc và Miền núi)
baophutho.vn Tổ truyền thông cộng đồng không chỉ là cầu nối truyền tải thông tin mà còn là công cụ quan trọng trong việc thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” của...
baophutho.vn Là người có uy tín ở khu Ngọc Sơn 1, xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn, ông Hà Ngọc Ninh, sinh năm 1962, người dân tộc Mường luôn tận tụy, hết lòng...
baophutho.vn Thực hiện Dự án 7 trong Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi...
Sáng sớm mùa Thu, tiết trời ở vùng cao Quản Bạ có chút se lạnh. Những tia nắng ban mai xuyên qua những kẽ lá, chiếu sáng các triền đồi hoà cùng hương lúa chín càng thơm ngát,...
Mặc dù, bản sắc văn hóa truyền thống của không ít đồng bào dân tộc thiểu số đang đứng trước nguy cơ mai một, nhưng cộng đồng người Dao họ tại thôn Trà Chẩu, xã Sơn Hà, huyện...
Dân tộc Chơ Ro cư trú lâu đời ở vùng núi thấp thuộc tỉnh Ðồng Nai và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Do sinh sống gần kề hoặc đan xen với một số dân tộc khác nên nhiều nét văn hóa...
Lễ cúng Rừng là một nghi lễ truyền thống và có ý nghĩa quan trọng trong việc gắn kết cộng đồng, góp phần giáo dục con người sống hòa hợp với môi trường thiên nhiên, bảo vệ...
baophutho.vn Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719), huyện Tân Sơn được...
Với 93 năm tuổi đời, 61 năm tuổi Đảng, Người có uy tín Trương Văn Bá ở bản Phú Minh, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình vẫn minh mẫn và chắc chắn trong từng câu...
Đến xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình nhiều người biết đến anh Sa Văn Cam, người đam mê bảo tồn và phát huy chữ Tày cổ. Anh Cam đã và đang sưu tầm, ghi chép, mở các...
baophutho.vn Sau gần 20 năm thực hiện chính sách định canh định cư của Đảng và Nhà nước, 23 hộ đồng bào dân tộc Dao ở Lùng Mằng thuộc xã Xuân Sơn (thuộc...
baophutho.vn Thực hiện Dự án 7 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình...