
{title}
{publish}
{head}
Xã Pà Cò, huyện Mai Châu (Hòa Bình) có hơn 3 ngàn người, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông. Từ bao đời nay, đồng bào dân tộc Mông vẫn lưu giữ được nghề làm giấy giang độc đáo, không chỉ phục vụ cho tín ngưỡng, đời sống văn hóa mà từ giấy giang, người Mông nơi đây còn sáng tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo thu hút khách du lịch.
Nghề truyền thống lâu đời
Theo các bậc cao niên ở địa phương, giấy giang có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa người Mông. Giấy giang được dùng trong các ngày lễ, Tết, thờ cúng, đám hiếu... Giấy giang được dùng để treo lên tường ở giữa nhà, có gắn ít lông gà trống lên đó sẽ là bàn thờ để cúng tổ tiên.
Vào dịp Tết đến Xuân về, người Mông lại thay giấy giang mới. Những mảnh giấy giang được cắt nhỏ ra dán vào các góc nhà, cột nhà, những vật dụng trong nhà với ý nghĩa niêm phong, mừng tuổi, kết thúc năm cũ, đón chào năm mới.
Nghề làm giấy giang được đồng bào dân tộc Mông lưu giữ từ nhiều đời nay. (Trong ảnh: Giai đoạn tạo giấy giang)
Gia đình chị Sùng Y Chư là một trong những hộ làm giấy giang tại xóm Chà Đáy. Chị Chư cho biết, từ nhỏ chị đã được những người thân trong gia đình dạy làm giấy giang; đến nay chị đã học được hết các kỹ thuật làm giấy.
Chia sẻ về quy trình làm giấy giang, chị Chư kể, giấy giang được làm từ cây giang và phải lựa những cây giang bánh tẻ, thì giấy giang sẽ có chất lượng tốt nhất. Sau khi chọn được những cây giang bánh tẻ, cây giang sẽ được chẻ nhỏ, nấu cùng tro bếp và vôi bột khoảng một đêm, sau đó cho vào tải và thùng ủ. Đến khi giang mềm thì đem ra đập nát rồi lọc lấy nước, vớt xơ bỏ ra ngoài. Nước giang (bột giấy) được hoà vào nước sạch, đảo đi, đảo lại cho đến khi bột tan hết. Thân giang chỉ còn lại những sợi nhỏ li ti, lúc đó có thể bắt đầu làm giấy.
Chị Chư dẫn chúng tôi đến thùng ủ giang, dùng que khuấy vào thùng, bỏ chất xơ. Sau đó, từ khuôn giấy (khuôn màn đóng sẵn có nhiều kích cỡ khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng), chị múc từng gáo bột giấy và dàn đều trên khuôn giấy. Theo chị Chư, đây là khâu tương đối khó, đòi hỏi người làm giấy phải có kinh nghiệm để có được tờ giấy đẹp, độ dày của giấy đều và chất lượng.
Ở Pà Cò, hầu hết phụ nữ người Mông nào cũng biết làm giấy giang
Khi bột giấy đã dàn đều khuôn giấy, chị dựng khuông giấy nghiêng theo hướng ánh nắng mặt trời để phơi giấy cho khô. Giấy khô thì gỡ mép giấy trước, sau đó lột cả tờ giấy lên, vậy là hoàn thành việc làm giấy giang.
Không chỉ là tờ giấy
Là loại giấy có độ dai, bền với thời gian, giấy giang có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống thường ngày nên được đồng bào người Mông ưa chuộng. Từ giấy giang, người Mông còn sáng tạo để trang trí nhiều vật dụng trong gia đình và đã tạo nên những dấu ấn đặc biệt trong không gian của từng ngôi nhà.
Không gian ngôi nhà được trang trí đẹp mắt từ chất liệu giấy giang
Tại mô hình Mong Space - không gian văn hoá của người Mông tại thôn Chà Đáy, do chị Sùng Y Dớ xây dựng đã gây ấn tượng mạnh tới mỗi du khách khi ghé thăm. Nhìn từ xa, ngôi nhà cấp IV được xây dựng bằng gỗ đẹp mắt. Bước qua cánh cổng gỗ là cả một không gian nghệ thuật đặc sắc bởi những chiếc đèn lồng, những vật dụng sinh hoạt, những bức tranh tường, giấy dán tường... được trang trí hài hòa bởi giấy giang và chất liệu thổ cẩm người Mông. Tại đây, gia đình chị Dớ cũng bày bán nhiều sản phẩm địa phương, trong đó có nhiều sản phẩm từ giấy giang như đèn lồng, giấy giang đóng quyển... Mong Space có thể được coi là không gian văn hóa điển hình của người Mông khi về thăm Pà Cò.
Hiện nay ở Pà Cò và các địa phương lân cận, nhiều Homstay đã sử dụng giấy giang để trang trí các vật dụng trong gia đình, tạo thành các sản phẩm độc đáo như: sử dụng giấy giang để trang trí đèn lồng, bàn ăn, dán tường, trang trí vào chai rượu, các quầy bar.... tạo nên một không gian Homstay độc đáo, níu chân du khách.
Chị Nguyễn Thu Hà, du khách đến từ Quảng Ninh cho biết, khi đến với Pà Cò, chị rất ấn tượng bởi các phiên màu trắng ngà được phơi ở sân mỗi nhà, vì tò mò mà chị đã hỏi người dân địa phương và được biết đó là giấy giang. Khi được biết về công dụng của tờ giấy, chị đã mua ngay 10 tờ giấy để mang về biếu ông nội.
Chị Hà nói, ông nội chị làm thầy cúng, nên việc lưu giữ các nghi lễ, bài cúng rất quan trọng, do đó, chị mua loại giấy giang này tạo thành 1 quyển sổ để mang về làm quà chắc chắn ông nội rất thích.
Một số sản phẩm từ giấy giang
Theo ông Phàng A Lớ, cán bộ văn phòng UBND xã Pà Cò, ở Pà Cò, hầu hết phụ nữ Mông nào cũng có thể làm được giấy giang. Hiện nay, ở Pà Cò có khoảng 20 phụ nữ chuyên làm giấy giang để bán cho các địa phương khác và chuyển xuống Hà Nội, tạo ra thu nhập ổn định.
Ông Lớ chia sẻ, giấy giang có ý nghĩa rất lớn đối với đồng bào người Mông nơi đây. Hiện nay, người dân làm giấy giang để bán ra thị trường, phục vụ khách du lịch, dù giấy giang có đắt hơn các loại giấy thông thường nhưng với ý nghĩa đặc biệt, độ bền và công đoạn để làm ra tờ giấy thì khó có thể so sánh giấy giang với các loại giấy thông thường.
Ông Lớ hy vọng, sẽ có nhiều người hơn, đặc biệt là các doanh nghiệp có thể biết tới loại giấy đặc biệt này để tiêu thụ giấy giang nhiều hơn, giúp đồng bào Mông có thêm thu nhập và giữ được nghề truyền thống.
Văn Hoa (Báo Dân tộc và Phát triển)
Nuôi hươu sao lấy nhung đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân các huyện miền núi Quảng Nam. Không chỉ góp phần chuyển đổi cơ cấu vật nuôi hiệu quả, mô hình này...
Những năm qua, đồng bào dân tộc Cống ở bản Táng Ngá, xã Nậm Chà (huyện Nậm Nhùn) đã và đang tích cực gìn giữ, bảo tồn và phát triển di sản văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân...
Đến câu lạc bộ Bảo tồn bản sắc dân tộc Sán Dìu thôn Hội Tân, xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang tôi gặp được anh Trương Minh Quyền, Chủ nhiệm Câu lạc bộ, người mà...
Với sự quan tâm, vào cuộc của các cấp ủy Đảng, các cấp, ngành và sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân, trong thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng đã tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng...
Theo dòng chảy thời gian, nhiều nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang cũng ngày càng mai một. Thế nhưng, bằng tình yêu với...
Việc đầu tư vào hạ tầng giao thông và đặc biệt là tuyến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình - Mộc Châu với kinh phí khoảng 33.000 tỷ đồng sẽ góp phần phá thế độc đạo của Quốc lộ 6, tạo...
Lễ hội Then Kin Pang là hình thức diễn xướng dân gian độc đáo của dân tộc Thái khu vực Mường So, Khổng Lào của huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Qua thời gian, sự trường tồn của...
Những bộ quần áo, khăn đội đầu, chiếc yếm... vẫn hằng ngày được các bà, các mẹ người Dao, thôn Tân Quang, xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang tỉ mỉ từng đường kim,...
baophutho.vn Ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên thượng ngàn, dân tộc Co cư trú lâu đời, gắn với văn hóa rất riêng...
Cho đến hiện tại, bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) là bản người dân tộc Dao duy nhất trên địa bàn tỉnh phát triển mô hình du lịch cộng đồng (DLCĐ). Bên cạnh vẻ đẹp cảnh quan thiên...