Cập nhật:  GMT+7

Nhận diện âm mưu núp bóng góp ý và sửa đổi Hiến pháp năm 2013 để phá hoại của các thế lực thù định trên không gian mạng

Hiến pháp là đạo luật gốc làm nền tảng cho việc vận hành của thể chế chính trị và thực hiện quyền công dân ở mỗi quốc gia. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có Hiến pháp cho riêng mình. Không phải hiến pháp nào cũng là trường tồn, vĩnh cửu, trên thực tế, phần lớn các bản hiến pháp đều tồn tại trong một thời điểm lịch sử nhất định, gắn liền với sự biến đổi về chính trị, xã hội của mỗi quốc gia. Sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật là nhiệm vụ và cũng là quyền hạn của Quốc hội.

Nhận diện âm mưu núp bóng góp ý và sửa đổi Hiến pháp năm 2013 để phá hoại của các thế lực thù định trên không gian mạng

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp. Ảnh: Văn phòng Quốc hội

Lịch sử lập hiến Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn với những lần sửa đổi quan trọng. Điểm chung trong các lần sửa đổi là luôn đặt nhân dân làm trung tâm, khẳng định vai trò người làm chủ đất nước. Sửa đổi Hiến pháp không chỉ là trách nhiệm của cơ quan lập pháp mà còn là quyền lợi thiêng liêng của mỗi công dân.

Lắng nghe ý kiến từ Nhân dân là một trong những nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đảng và Nhà nước luôn coi trọng vai trò của nhân dân trong việc đóng góp ý kiến, xây dựng pháp luật. Những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm từ người dân sẽ là nguồn tư liệu quý báu, giúp hoàn thiện bản Hiến pháp mới.

Trong những ngày qua, trước thông tin Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; đồng thời tổ chức công bố lấy ý kiến Nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và các tài liệu kèm theo trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Quốc hội, các cơ quan báo chí...

Một số trang tin của tổ chức phản động lưu vong như Việt Tân, RFI, RFA, BBC Tiếng Việt... cũng như một số đối tượng chống đối ở trong đã liên tục đăng bài xuyên tạc, bóp méo quan điểm, chỉ đạo, định hướng của Đảng, Chính phủ, Quốc Hội nước ta về việc nghiên cứu sửa đổi một số điều Hiến pháp năm 2013. Từ đó, đưa những yêu cầu vô căn cứ đó là “Để đảm bảo quyền làm chủ của người dân thì Hiến pháp mới cần bỏ Điều 4 Hiến pháp”, “Sửa Hiến pháp: Yêu cầu bỏ Điều 4 để nhân dân được tự do chính trị”, “Xóa điều 4 Hiến pháp để mọi người dân có quyền tham gia tự do ứng cử và bầu cử”...

Những luận điệu xuyên tạc trên đã thể hiện rõ âm mưu chống phá của các tổ chức phản động lưu vong và số đối tượng chống đối thực chất là mục tiêu xuyên suốt của các thế lực thù địch, đặc biệt là các đối tượng phản động hòng gây mất đoàn kết trong Đảng, gây nghi ngờ trong Nhân dân nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, cũng như hạ thấp uy tín, vị thế của Việt Nam đối với quốc tế.

Hiến pháp hiện nay của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013, có hiệu lực từ ngày 1/01/2014. Vì thế, đây còn được gọi là Hiến pháp năm 2013. Hiến pháp năm 2013 là kết quả của sự kế thừa các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và là sự thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).

Trong đó những lần sửa lớn là vào năm 1980, 1992, 2013 với quy trình thực hiện rất chặt chẽ. Hiến pháp năm 2013, sau hơn 10 năm đi vào đời sống, đã góp phần củng cố nền tảng pháp luật, bảo đảm sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trước bối cảnh đổi mới mạnh mẽ hiện nay, một số quy định của Hiến pháp 2013 đã không còn phù hợp.

Trong phiên thảo luận ngày 7/5 tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, các đại biểu đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013. Trước đó, vào ngày 5/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết này với tỷ lệ 100% đại biểu tán thành (452/452). Con số này thể hiện sự thống nhất cao, quyết tâm đổi mới thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Không phải ngẫu nhiên mà Quốc hội chỉ sửa đổi 8/120 điều của Hiến pháp 2013.

Đây đều là những điều khoản có ý nghĩa cốt lõi trong việc thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị. Cụ thể, các điều sửa đổi bao gồm: Điều 9, 10 (chế độ chính trị); Điều 84 (Quốc hội); Điều 110, 111, 112, 114, 115 (chính quyền địa phương).

Ngay sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết, từ ngày 6/5, việc lấy ý kiến Nhân dân được triển khai rộng rãi trên toàn quốc. Đây là quy trình dân chủ, minh bạch, nhằm bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân trong quá trình lập pháp. Đáng chú ý, quá trình lấy ý kiến lần này được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú, từ các buổi họp dân cư đến việc lấy ý kiến trực tuyến qua các cổng thông tin điện tử.

Lịch sử cho thấy, mỗi lần lấy ý kiến toàn dân về Hiến pháp, tinh thần dân chủ đều được khơi dậy mạnh mẽ. Nhưng để điều đó thật sự hiệu quả, không thể thiếu vai trò chủ động của chính người dân. Góp ý Hiến pháp không phải là “việc riêng” của các chuyên gia, luật gia hay cơ quan lập pháp. Mỗi ý kiến đóng góp từ mỗi người dân đều là những viên gạch quý dựng xây nền móng vững chắc của Nhà nước pháp quyền.

Vì vậy, việc lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đã bắt đầu từ ngày 6/5 và sẽ kéo dài đến ngày 5/6/2025. Đây là một sự kiện chính trị sâu rộng của toàn xã hội, không chỉ để hoàn thiện nền tảng pháp lý tối cao của đất nước mà còn là dịp để mỗi người dân thể hiện đầy đủ và sâu sắc quyền làm chủ của mình.

Đối tượng lấy ý kiến là các tầng lớp Nhân dân; các cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; các chuyên gia, nhà khoa học. Nội dung lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về toàn bộ Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, bao gồm bố cục, nội dung và kỹ thuật trình bày.

Các cá nhân có thể góp ý kiến trực tiếp trên ứng dụng VNeID, Cổng thông tin điện tử Quốc hội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ hoặc gửi ý kiến bằng văn bản gửi đến các cơ quan có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của Nhân dân. Trong quá trình lấy ý kiến lần này, mỗi người dân cần nêu cao tinh thần làm chủ, đóng góp thẳng thắn, xây dựng trên tinh thần trách nhiệm.

Đồng thời, các cơ quan chức năng cần đảm bảo việc tiếp nhận và xử lý ý kiến một cách công tâm, khách quan. Đó là cách để bản Hiến pháp sửa đổi không chỉ đạt tính pháp lý cao mà còn thực sự đi vào cuộc sống, đáp ứng nhu cầu đổi mới đất nước trong giai đoạn phát triển mới.

Lấy ý kiến Nhân dân về việc sửa đổi Hiến pháp không chỉ là một thủ tục pháp lý bắt buộc, mà còn là biểu hiện sống động của dân chủ xã hội chủ nghĩa, nơi người dân không chỉ “được biết” mà còn “được bàn”, “được tham gia” xây dựng khung pháp lý tối cao của đất nước, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

Vì vậy, trước những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch về sửa đổi Hiến pháp năm 2013, mỗi người chúng ta cần hết sức cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tích cực đấu tranh ngăn chặn kịp thời, không để lây lan thành dư luận xấu trong xã hội và gây hoang mang trong Nhân dân

Nguyễn Bình - Tuấn Linh


Nguyễn Bình - Tuấn Linh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Cuồng ngôn và ảo tưởng

Cuồng ngôn và ảo tưởng
2025-05-28 11:26:00

baophutho.vn Dẫu xấu xa, bỉ ổi nhưng xét cho cùng nghề chống phá của các thế lực phản động đang sống kiếp ăn nhờ ở đậu phía trời Tây cũng là công việc khó,...

Tuyệt thực chờ “bả dân chủ”!

Tuyệt thực chờ “bả dân chủ”!
2025-05-21 08:47:00

baophutho.vn Có vẻ như thông tin kẻ cuồng dân chủ phương Tây Trịnh Bá Phương cố tình vi phạm pháp luật, bị khởi tố với tội danh “Tội làm, tàng trữ, phát tán...

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long