
{title}
{publish}
{head}
PTĐT - Anh thi thoảng nhìn thấy cô trên mạng. Cô đăng hình một bài báo nào đấy, cuối bài có tên cô. Cô đưa mấy tấm ảnh đâu đó người ta chụp, về một cái cây khô đứng cong oằn về phía cũ. Về Gió đưa cây cải về trời - rau răm ở lại chịu lời đắng cay... Anh bấm like, họa hoằn cũng có “còm”. Những lời chẳng mấy văn hoa cầu kỳ của một người đàn ông học hành làng nhàng, quen lao động, thường ăn to nói lớn và lấy đơn giản làm đầu. Là anh tự nhủ thế…
Anh biết cô lúc hai người chia nhau làm trưởng và phó của hội cha mẹ học sinh lớp con anh. Tuy thế, mọi việc liên quan tới lớp, may quá có cô gánh hết, anh chỉ “hữu danh vô thực”. Không còn quá trẻ, lại chẳng tới mức xinh đẹp quyến rũ, nhưng hình ảnh cô trong bộ váy áo màu nhạt hôm ấy vẫn gây trong anh chút cảm tình. “Tôi làm nghề viết lách tự do nên cũng có chút thời gian để lo chuyện bao đồng”. Lời cô nói hôm ấy khiến anh bật cười. Cũng là một người mang danh “làm tự do”, nhưng anh bận bịu từ sớm tới tối mịt. Đứa con gái nhỏ, cái xưởng sản xuất thủ công, mấy chục chậu xương rồng ưa thích ở sân thượng cũng đủ khiến anh không rơi vào cảnh nhàn rỗi. Anh sợ mình thất nghiệp hoặc rảnh rang, kiểu như chẳng có gì để đụng tay đụng chân. Nhất là từ khi, anh sống cùng với con trong căn nhà vốn chẳng quá to rộng nhưng vô cùng trống trải, khi người đàn bà của tổ ấm đã nhất quyết rời khỏi…
Những ý nghĩ vẩn vơ ấy thường xuất hiện vào mấy buổi khuya anh khó ngủ, tìm đọc mấy lời bâng quơ cô viết. Cảm giác như cả hai có một sự đồng cảm vô hình nào đó, khó hiểu. Anh không dám đường đột khen, sợ phiền người ta. Con trai cô học cùng lớp với bé Su. Theo lời Su kể, thì bạn Bin học giỏi, đàn hay. Nhưng bạn ấy thích vẽ, hay khen con vẽ đẹp. Bạn ấy mạnh dạn lắm, thường xuyên phát biểu. Con thì nhút nhát hơn… Anh ôm con gái vào lòng, muốn rơi nước mắt vì xa xót. Từ ngày chỉ còn hai cha con thui thủi sống với nhau, anh biết Su cũng thiệt thòi nhiều rồi.
May mà con bé chịu khó, tự giác học hành, lại biết thân biết phận. Anh nghĩ, ít ra thì ông trời cũng an ủi anh, hơn mười năm chung sống, anh cũng “lời” được một đứa con ngoan. Su dạo này thích tập đàn, anh mua cho con một cây piano điện. Bạn Bin bảo, khởi đầu mình cứ tập bằng loại đàn này, vừa đỡ tốn tiền vừa đỡ nặng tay. Anh gật gù khen, còn nhỏ mà bạn con đã biết nghĩ cho cha mẹ như thế, thật đáng học hỏi. Chắc ba mẹ bạn ấy nuôi dạy con kỹ lắm...
Cô biên một cái “tút” (status) trên trang cá nhân rằng, cô nhận rèn môn Ngữ văn cho bọn nhóc học cùng lớp với Bin nhà cô. Cô giáo “của nhà trồng được” nên miễn học phí, có khuyến học tặng sữa tươi và nước uống cho những đứa trẻ yêu thích hoặc chưa kịp yêu thích môn ấy. Anh rất mừng, vội vàng đăng ký một chỗ cho bé Su nhà mình.
Đó cũng là lần đầu tiên, anh biết cô cũng sống một mình, chính xác hơn là ngôi nhà ấy chỉ có cô và Bin, thằng nhóc có đôi mắt to và cái lúm đồng tiền be bé. Anh nhìn vài đứa trẻ lau nhau khác đang hồi hộp chờ “lên lớp”, nhìn Su lăng xăng rất tự nhiên giữa bạn bè, cảm thấy yên lòng. Mùa hè này, con anh đã có một nơi để thuộc về, không quá lo nó chú tâm vào máy tính bảng hay cái điện thoại thông minh khốn khổ nữa.
Anh thường trò chuyện với cô bằng câu chữ. Trao đổi về Su. Hỏi han về Bin. Chỉ có vòng vo tìm hiểu về cô là anh chưa dám. Anh đành tra vấn Su. Là ba của bạn Bin đâu nhỉ? Bin có bao giờ kể về gia đình không? Anh ngỡ ngàng khi biết, ba của Bin mất cách nay vài năm, khi hai đứa trẻ đã là bạn thời tiểu học.
Anh mang cho mẹ con cô một chậu xương rồng và thằng Bin đã hào hứng hỏi, sao bác biết con thích loại cây này hay vậy? Chừng nào thì nó trổ bông hả bác? Nghe Su bảo, ở nhà bác còn nhiều loại xương rồng lắm phải không? Anh nghe mà trả lời không kịp, nhưng cũng đủ nhìn thấy cô khẽ nhắc con đừng phiền bác nhiều như vậy. Anh xua tay, có phiền gì đâu, cứ để tôi phụ một tay. Đó là khi anh hì hụi khoan rồi bắt vít, lắp cho Bin một cái rổ trên cao để tập chơi bóng. Nhà không có đàn ông, nên đôi khi cũng bất tiện, để con trẻ thiếu cái này cái nọ… Cô cười, nói nhỏ như thanh minh. Anh bất giác thấy mình ngậm ngùi…
Anh vô thức nghĩ nhiều về cô, mường tượng tới những bữa cơm nhà. Tới cà pháo muối xổi, tới bát canh cua đồng. Tới đậu hũ chiên nóng hổi và tép mòng rang khế. Anh vẽ ra cảnh hai đứa trẻ sẽ chơi chung với nhau hòa thuận, giống như bấy lâu vẫn thân thiết chung bàn. Anh hình dung thêm, mấy chậu xương rồng rồi sẽ nở hoa, trên những nhánh những cành khô khốc những gai ấy sẽ nảy ra nụ búp. Rồi bừng lên sắc hồng sắc đỏ cho đời. Anh bắt đầu trông chờ tới những dịp đưa đón con tới học thêm ở nhà cô. Nấn ná. Lại mạnh dạn “còm” thêm vài câu trên những bài ngăn ngắn mà cô viết. Có ai đâu mà anh phải ngại nữa kia chứ!
Một lần tình cờ, anh đọc đâu đó câu chuyện giống hoàn cảnh của mình. Là cô giáo thương đứa trẻ côi cút, thiếu bàn tay mẹ nên chải tóc, tắm rửa, cho nó ăn cơm. Giữ nó lại nhà để chờ ba tới đón trễ. Người đàn ông sau chuyến công tác đã vội vàng trở về, ghé nhà cô, hai người trong lúc “trao trả” con bé đã khẽ khàng chạm phải tay nhau, ngại ngùng. Đại khái thế. Kiểu như tình trong như đã, chứ từng tuổi này rồi, đâu phải thơ dại gì mà không biết tâm ý của nhau! Anh lạc quan cười một mình. Cô đã tỏ ra quan tâm đến Su như thế, dăm ba lần con anh rời khỏi nhà cô với mái tóc được thắt bím xinh xinh, hào hứng kể là cô vừa cho con mượn vài cuốn sách hay lắm. Cô giảng rất dễ hiễu, con biết viết tập làm văn sao cho đủ ý mà trơn tru rồi. Cô bảo con nên ngồi thẳng lưng, đừng cắn móng tay sẽ dễ bị hô răng đó. Cô dạy con cách giữ vệ sinh này ba, cô còn mua cho con hai cái áo lá màu da rất xinh nữa nè… Anh thấy con gái tíu tít, anh mừng. Chắc là không phải chỉ vì anh nghĩ tới riêng con.
Đó là một buổi chiều muộn, anh bị kẹt xe, về khá trễ. Hẳn giờ này ở nhà cô, hai đứa trẻ đã được ăn cơm tối và tắm rửa tinh tươm ngồi tập đàn ở trên lầu. Cô có khi đang ngồi ở cái bàn kê khéo ở phòng khách mà gõ chữ trên cái máy laptop có một cái phím đã hơi sờn. Lòng anh mơ màng tới một trung tâm điện máy uy tín, có cái máy tính xách tay be bé nhẹ ký, màu sáng nhàn nhạt thôi, phù hợp với mẫu phụ nữ nhẹ nhàng nền nã như cô. Một món quà tỏ lòng, đúng rồi, tại sao không? Anh hình dung cô thi thoảng lại ngước nhìn ra phía ngoài, như trông ngóng. Anh bất giác thấy mình mỉm cười, bàn tay vô thức vít ga chạy nhanh hơn chút. Ở phía đó, có con gái anh và một phụ nữ đang chờ.
Hôm ấy, quả thực là cô cũng đang có chút mong ngóng. Khi tiếng xe quen quen dừng trước cửa, cô bước ra, môi nở một nụ cười tươi tắn và bình yên nhất. Rồi ai kia dắt xe vào, cô đợi họ rửa tay rửa mặt rồi dọn cơm. Mâm cơm tối trùng hợp là cũng có vài món giống như anh đã từng mơ màng. Bữa ăn ấm cúng dưới ánh đèn hơi chút ngả vàng, có hai người lớn cùng với Bin, con trai cô và cả bé Su của anh nữa.
Chỉ hơi sai ở chỗ, nam chính trong cái cảnh sum vầy đầm ấm ấy không phải là anh. Lúc anh thoát khỏi những lô cốt và khói bụi mịt mờ xen lẫn tiếng còi cáu bẳn ngoài đường để về tới, thì bé Su đã phởn phơ no đủ đang ngồi ở phòng khách chờ anh đón. Nó vù ngay ra cửa, chỉ kịp chào bạn và cô một câu quấy quá. Rồi bằng sự nhanh nhảu láu táu của một đứa con gái chưa kịp lớn cũng không còn nhỏ, nó kể rằng, hôm nay cô có người yêu tới thăm. Nghe Bin gọi là “ba” luôn đấy. Cả nhà ăn cơm chung, vui lắm! Nghe đâu cô sắp đám cưới rồi, thích quá ba nhỉ! Không biết cô có mời ba với Su không hen? Hôm đó ba nhớ cho con mặc cái đầm màu cà rốt có nơ to trong tủ nhé. Con thích cái áo đấy nhất. Ba ơi ba có nghe con nói gì không vậy?
Tất nhiên là anh nghe rõ rồi. Nhưng vì đang bàng hoàng nên anh vẫn còn im lặng, chưa kịp trả lời Su thôi mà…
Truyện ngắn: Hoàng My
Khi đã làm người lớn, có bao giờ trong hồi tưởng của bạn vọng về những tiếng rao ngang dọc mấy con đường xóm cũ? Tôi nhớ lắm, thi thoảng ước chi mình như cánh ...
Nhà ông ngoại có một cái sân rộng. Trước sân, ông trồng hai cây bưởi, tán lá bưởi xanh che kín mặt sân. Chúng tôi, những đứa trẻ nương tuổi thơ mình bên tán ...
Khi những cơn mưa rào mùa hạ bất chợt đến rồi đi đỏng đảnh như cô gái mới lớn và những bông phượng vỹ vươn mình thắp lửa khắp sân trường, góc phố, lòng lại nao ...
Ngày hội trường, cậu bạn từ miền Trung cũng ra kịp chuyến tàu chiều để sáng hôm sau từ Hà Nội về thăm trường cũ. Mọi khi ồn ào thế, mọi khi "ăn sóng, nói gió” ...
Độ rày, khắp các trang mạng xã hội, các em hay chia sẻ những dòng trạng thái bâng quơ về trường lớp khiến lòng tôi chợt dâng tràn nỗi nhớ.
Có những ngày, bản thân chẳng muốn làm gì cả, việc làm mà mình từng yêu thích nhất cũng chẳng màng để tâm. Lại nằm mơ màng với mong ước được quay về thời thơ ...
Con đường về Điểm trường mầm non Cá Lủng đang được mở. Đá hộc lổn nhổn. Bụi bay mịt mù. Sống đường gồ ghề, mấp mô như sóng. Người đi không quen hẳn sẽ thấy ...
baophutho.vn Ngày 4/4 (tức ngày 7/3 năm Ất Tỵ 2025), tại Bảo tàng Hùng Vương – Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức...
baophutho.vn Từ ngày 29/3 đến ngày 7/4 (tức ngày 01/3 - 10/3 năm Ất Tỵ) Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ tổ chức Đợt...
PTĐT - Ngày 5-4, tại Sân khấu công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì tổ chức trình diễn hát Xoan ba thế hệ và Liên hoan hát Xoan thanh thiếu nhi thành phố lần thứ VI, năm 2019.
PTĐT - Mẹ sinh tôi vào tháng Ba (tức tháng hai âm lịch). Mọi người đều bảo được mùa sinh. Có lẽ bởi khi đó thiên nhiên ưu ái, vạn vật sinh sôi nảy nở, đất trời ngập tràn sắc hoa.
PTĐT - Sáng ngày 17-3, tại Quảng trường Hùng Vương, Trường THCS Tiên Cát- thành phố Việt Trì phối hợp với Trung tâm Thanh thiếu nhi Hùng Vương...
PTĐT - Ngày 16-3, tại Miếu Lãi Lèn, thành phố Việt Trì, trường THCS Kim Đức phối hợp với trường tiểu học Kim Đức, các phường xoan: Kim Đái, Thét, Phù Đức ...
PTĐT - Tiếng ho lụ khụ kéo dài giữa đêm của chị Huế khiến thằng cu Giang, con trai chị cứ trở mình liên tục. Chị Huế uống mấy cốc nước liền nhưng cơn ho không dứt.
PTĐT - Tác giả Tống Ngọc Hân cùng tác phẩm “Âm binh và lá ngón” - tác phẩm đạt giải C trong Cuộc thi tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc...