Cập nhật:  GMT+7

Nỗ lực thoát nghèo

Hưởng ứng Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, năm 2024 trên địa bàn huyện Thanh Ba đã xuất hiện nhiều điển hình về sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Nỗ lực thoát nghèo

Gia đình chị Nguyễn Thị Ngân ở khu 23, xã Hanh Cù vượt khó vươn lên thoát nghèo nhờ đầu tư mô hình kinh doanh cây giống, cây cảnh.

Nhiều năm là hộ nghèo vì đất sản xuất ít, không có vốn để chăn nuôi, phát triển kinh tế, gia đình anh Tống Minh Phương ở khu Yên Hà, xã Mạn Lạn phải làm thuê đủ nghề để có tiền trang trải cuộc sống. Không khuất phục trước đói nghèo, năm 2022, anh Phương đã mạnh dạn vay vốn 100 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện với lãi suất thấp để học nghề làm bánh và mở xưởng sản xuất bánh mỳ các loại.

Sau hơn một năm phát triển, xưởng sản xuất bánh có công suất khoảng 300 bánh/ngày của gia đình anh cho thu nhập bình quân 13 đến 15 triệu đồng/tháng. Kinh tế được cải thiện, đầu năm 2024, anh Phương đã viết đơn xin thoát nghèo.

Anh Phương cho biết: “Nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH đã tạo điều kiện cho gia đình tôi vươn lên thoát nghèo, cải thiện cuộc sống. Thời gian tới, gia đình tôi sẽ mở rộng xưởng sản suất để nâng cao sản lượng và thu nhập, tạo việc làm cho các hộ dân trong khu, xã”.

Xuất phát từ hộ nghèo, cuộc sống của gia đình chị Nguyễn Thị Ngân ở khu 23, xã Hanh Cù gặp nhiều khó khăn, với ý chí quyết tâm phải thoát nghèo, chị đã vay vốn từ Ngân hàng CSXH huyện để mở cửa hàng kinh doanh các mặt hàng cây giống, cá cảnh, cây môi trường... Vừa xây dựng, phát triển cửa hàng, vừa học hỏi thêm kinh nghiệm nuôi trồng, hiện cửa hàng của chị Ngân đã đi vào hoạt động ổn định, tạo dựng được uy tín trên thị trường, có đầu ra ổn định cho các sản phẩm, thu nhập trên 300 triệu đồng/năm. Từ đó, cuộc sống của gia đình chị Ngân được cải thiện, trở thành một trong những hộ có thu nhập khá của xã.

Nhằm giúp hộ nghèo, cận nghèo ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững, huyện Thanh Ba luôn quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo nghề, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là các đối tượng thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo. Huyện đã phối hợp với các đơn vị chức năng mở các lớp đào tạo nghề ở nhiều lĩnh vực cho lao động nông thôn, góp phần nâng cao kiến thức, trình độ tay nghề, tỷ lệ lao động được đào tạo của huyện lên 73%.

Bên cạnh đó, huyện luôn tạo mọi điều kiện để hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH. Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện đã tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền từ huyện tới cơ sở; phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi kịp thời đến đúng đối tượng, hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt qua mọi khó khăn, chủ động phát triển sản xuất, tăng nguồn thu, nâng cao đời sống.

Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện đang triển khai cho vay 15 chương trình tín dụng. Đến hết quý I/2024, tổng dư nợ cho vay các chương trình trên địa bàn huyện đạt gần 460 tỷ đồng với 9.270 hộ còn dư nợ, tăng 1,34% so với cuối năm 2023. Các hộ vay vốn đa số tập trung đầu tư vào phát triển trồng trọt, chăn nuôi và các ngành nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tích cực giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 4,83%, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm còn 3,57%.

Những tấm gương như anh Phương, chị Ngân là các ví dụ điển hình vượt lên khó khăn để thoát nghèo tại huyện Thanh Ba thời gian qua. Có thể thấy, để thoát nghèo, bên cạnh sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương còn có sự nỗ lực không nhỏ của từng cá nhân hộ gia đình. Vươn lên từ trong gian khó chính là động lực để họ giúp gia đình, các con có cuộc sống tốt đẹp hơn, góp sức xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Hà Trang


Hà Trang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Chi trả dịch vụ môi trường rừng

Chi trả dịch vụ môi trường rừng
2024-08-14 08:39:00

baophutho.vn Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) được xem là một trong những chính sách đột phá trong bảo vệ, phát triển rừng bởi chuyển...

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
2024-08-13 08:48:00

baophutho.vn Xác định ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân,...

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP
2024-08-11 09:52:00

baophutho.vn Cùng với chú trọng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ, những năm qua, thành phố Việt Trì còn tập trung nguồn lực...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long