Cập nhật:  GMT+7

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Mường ở Thanh Sơn

Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc huyện Thanh Sơn gắn với phát triển du lịch thời gian qua đã được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo sát sao. Trong đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Tất Thắng là xã miền núi có 2 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, người Mường chiếm 70% dân số. Trong những năm qua thực hiện bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường giai đoạn 2017- 2020, định hướng đến năm 2025 và gắn với phát triển du lịch trên địa bàn luôn được quan tâm, chú trọng và phát huy. Hiện nay, xã có tổng số 3 bộ cồng chiêng, và một số nhạc cụ phổ biến khác của dân tộc Mường như sáo, nhị... Có 2 di tích lịch sử cấp tỉnh (đình Tế và đình Cả) đều nằm trong hệ thống các di tích thờ Đức Thánh Tản Viên, thu hút đông đảo Nhân dân trong xã và các vùng lân cận tham gia vào ngày lễ.

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Mường ở Thanh Sơn

Đội văn nghệ của xã Tất Thắng biểu diễn tại Hội trại kỷ niệm 190 năm thành lập huyện Thanh Sơn

Bên cạnh đó, xã cũng đang tập trung vào các hoạt động như: Sưu tầm và bảo tồn các công cụ lao động sản xuất sinh hoạt trong các khu dân cư; phục dựng các làn điệu hát ví, hát giang, cồng chiêng... của người Mường.

Đồng chí Đinh Ngọc Sơn - Chủ tịch UBND xã Tất Thắng cho biết: Việc bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc Mường gắn với phát triển du lịch được chính quyền địa phương coi là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt. Khuyến khích các hộ gia đình có điều kiện đầu tư cơ sở vật chất phát triển du lịch cộng đồng, gắn với việc gìn giữ bản sắc dân tộc. Đồng thời, phối hợp với Hội CCB, Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên tuyên truyền đến tất cả các hội viên và nhân dân về giá trị văn hóa dân tộc Mường cần được bảo tồn và phát huy”.

Những năm qua, việc triển khai thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số và miền núi gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển tinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 đã được huyện Thanh Sơn chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Sau thời gian triển khai thực hiện các nội dung của Dự án, bước đầu đã cơ bản đáp ứng được mục tiêu đề ra. Thông qua đó, các hoạt động hỗ trợ đội văn nghệ truyền thống, được triển khai góp phần phần làm giảm chênh lệch về mức sống và hưởng thụ văn hóa giữa các địa phương, các dân tộc trong tỉnh; gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của các dân tộc, thúc đẩy du lịch văn hóa phát triển.

Hiện nay, toàn huyện có 147 Đội văn nghệ truyền thống khu dân cư thuộc các xã có đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quyết định 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Trong 2 năm 2022-2023, huyện đã thực hiện hỗ trợ 4 đội văn nghệ gồm: Đội văn nghệ khu Vạch (xã Khả Cửu); Đội văn nghệ khu Tu Chạn (xã Thượng Cửu); Đội văn nghệ Bái (xã Đông Cửu); Đội văn nghệ khu Quyết Tiến (xã Địch Quả). Tổng kinh phí thực hiện dự án là 542 triệu đồng, tiến độ giải ngân 542 triệu đồng. Theo đó, chi mua sắm trang phụ, đạo cụ, thiết bị âm thanh cho các đội văn nghệ; chi hướng dẫn tổ chức, dàn dựng và biểu diễn các hoạt động hoạt động văn nghệ. Cùng với đó, việc hỗ trợ thực hiện đầu tư bảo tồn làng bản văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc Mường gắn với khai thác phát triển du lịch tại xã Khả Cửu huyện Thanh Sơn cũng đã được triển khai đầu tư. Tổng kinh phí thực hiện dự án là 3 tỷ đồng.

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Mường ở Thanh Sơn

Việc bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc Mường gắn với phát triển du lịch được huyện Thanh Sơn coi là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương

Đồng chí Phạm Tú - Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Sơn cho biết: Để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch theo hướng hiệu quả, bền vững. Đồng thời, tăng cường quảng bá tiềm năng, thúc đẩy du lịch ngày càng phát triển, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Việc đẩy mạnh thực hiện các nội dung của Dự án 6 sẽ góp phần phát huy vai trò chủ thể, sáng tạo của Nhân dân các dân tộc huyện Thanh Sơn và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là người dân, đối tượng thụ hưởng chương trình, qua đó, góp phần phát triển du lịch bền vững.

Đinh Tú


Đinh Tú

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Từ nếp nghĩ cũ đến cuộc sống mới

Từ nếp nghĩ cũ đến cuộc sống mới
2024-11-22 15:33:00

baophutho.vn Tổ truyền thông cộng đồng không chỉ là cầu nối truyền tải thông tin mà còn là công cụ quan trọng trong việc thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” của...

Đặc sắc nghệ thuật chế tác đàn tính

Đặc sắc nghệ thuật chế tác đàn tính
2024-09-19 08:57:00

Ở bản Hột, xã Mường Đun, huyện Tủa Chùa chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Trải qua nhiều đời sinh sống và phát triển, người Thái ở bản Hột vẫn lưu giữ, bảo tồn nhiều...

Đội chiêng “nhí” ở làng Tnung - Măng

Đội chiêng “nhí” ở làng Tnung - Măng
2024-09-16 08:11:00

Những nghệ nhân “nhí” người Ba Na ở làng Tnung - Măng (xã Ya Ma, huyện Kông Chro, Gia Lai) với lối chơi chiêng sáng tạo, trong sáng, tươi vui đã mang lại luồng sinh khí mới mẻ,...

Đổi thay từ chính sách dân tộc

Đổi thay từ chính sách dân tộc
2024-09-12 07:01:00

baophutho.vn Những năm qua, các chương trình, chính sách, dự án dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, đặc biệt là Chương trình mục...

Ước vọng của người Ê Đê qua Lễ cúng no đủ

Ước vọng của người Ê Đê qua Lễ cúng no đủ
2024-09-10 08:43:00

Lễ cúng no đủ là một trong những nghi lễ độc đáo của người Ê Đê ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Thế nhưng, nhiều năm qua người Ê Đê trong các buôn trên địa bàn không còn tổ...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long