Cập nhật:  GMT+7

Phát triển làng nghề góp phần giảm nghèo

Thành phố Việt Trì là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống tồn tại từ xa xưa, gắn liền với đời sống sản xuất, sinh hoạt hằng ngày của người dân. Xuất phát từ làng có nghề và rồi trở thành làng nghề đã phát huy vai trò chủ thể của người dân trong sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập góp phần giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Hiện trên địa bàn thành phố có một số làng nghề nổi bật như: Làng nghề chế biến thực phẩm Đoàn Kết; làng nghề bánh chưng, bánh giầy; làng nghề hoa đào nhà Nít; làng nghề rau Tân Đức... đóng góp không nhỏ trong phát triển kinh tế - xã hội, thay đổi diện mạo của thành phố.

Những ngày này, người trồng đào tại làng nghề hoa đào nhà Nít, xã Thanh Đình đang chuẩn bị bước vào giai đoạn tất bật, chăm sóc, ngắt lá để nuôi nụ, cho hoa nở đúng dịp Tết cổ truyền. Hiện làng nghề có 129 hộ trồng đào với 40 nghìn gốc đào, trên tổng diện tích 7,5ha, nhà ít thì vài chục gốc, nhà nhiều có tới vài trăm gốc.

Là một trong những xã vùng ven của thành phố, những năm qua thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững, Đảng ủy, chính quyền xã đã tạo mọi điều kiện để hỗ trợ, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Phát triển làng nghề góp phần giảm nghèo

Người trồng đào tại làng nghề hoa đào nhà Nít chuẩn bị cho công đoạn ngắt lá nuôi nụ.

Nhanh nhạy nắm bắt được thị hiếu khách hàng, nhiều năm trở lại đây, các hộ trồng đào tại làng nghề đã chủ động đầu tư giống cây chất lượng, áp dụng khoa học, kỹ thuật mới vào trồng, chăm sóc, tạo dáng, thế cho cây. Nhiều hộ mạnh dạn đầu tư mua giống đào cổ, đào rừng về áp dụng kỹ thuật cấy ghép để cho ra những sản phẩm chất lượng, cho thu nhập lên tới hàng trăm triệu đồng một năm. Làng nghề hoạt động hiệu quả đã góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân, đến nay toàn xã chỉ còn 5 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 0,18% và 10 hộ cận nghèo chiếm 0,35%.

Ông Lê Văn Lý – Trưởng làng nghề cho biết: “Làng nghề hoa đào nhà Nít được thành lập từ năm 2013. Qua thời gian, để nâng cao chất lượng cây hoa đào, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân, chính quyền xã và tổ kỹ thuật của làng nghề đều khuyến khích, hướng dẫn người dân mạnh dạn cải tạo, thay thế một số giống hoa đào kém chất lượng bằng những giống hoa đào được thị trường ưa chuộng đồng thời quy hoạch lại diện tích trồng đào theo đúng tiêu chuẩn để nâng cao chất lượng cũng như tạo uy tín cho làng nghề.

Có lợi thế “nhị cận giang, tam cận lộ” xã Hùng Lô nằm trải dọc trên tuyến đường đê sông Lô, là địa phương có tới 2 làng nghề truyền thống gồm: Làng nghề chế biến thực phẩm Đoàn Kết và làng nghề bánh chưng, bánh giầy làng Xốm. Những năm qua, chính quyền xã đã có những định hướng, ưu tiên phát triển làng nghề, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo điều kiện thuận lợi cho các làng nghề, các hợp tác xã (HTX) phát triển sản xuất. Nhờ đó, một số sản phẩm có lợi thế khá phát triển, tăng cả về sản lượng và chất lượng.

Phát triển làng nghề góp phần giảm nghèo

Sản phẩm mỳ gạo Hùng Lô đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường.

Để duy trì và phát triển ổn định, làng nghề đã và đang hoạt động gắn liền với mô hình HTX nhằm tập trung các nguồn lực về vốn, con người, kiến thức, kinh nghiệm để phát triển các sản phẩm truyền thống của làng nghề. Tiêu biểu là HTX mỳ gạo Hùng Lô hoạt động hiệu quả trên cơ sở làng nghề chế biến nông sản thực phẩm của địa phương. Đến nay, mỗi ngày trung bình HTX sản xuất và tiêu thụ gần 1 tấn mỳ, được thị trường trong nước, ngoài nước ưa chuộng và thường xuyên được trưng bày tại các hội chợ thương mại, có mặt trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, các chuỗi siêu thị, cửa hàng lớn. Doanh thu mỗi năm đạt khoảng 14 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 28 lao động với mức thu nhập từ 6-8 triệu đồng/người/tháng.

Cùng với làng nghề chế biến thực phẩm, làng nghề bánh chưng, bánh giầy tiếp tục được người dân địa phương duy trì và phát triển, thậm chí có gia đình có tới 3 thế hệ gắn bó với nghề như gia đình ông Nguyễn Văn Ninh - Trưởng làng nghề. Nhiều sản phẩm của 2 làng nghề đã được chứng nhận OCOP 3,4 sao làm tăng giá trị sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường.

Để duy trì và phát triển làng nghề truyền thống, các địa phương đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển làng nghề, nghề truyền thống, các chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, tạo động lực để người dân mạnh dạn đầu tư sản xuất, tăng sản lượng, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo.

Vy An


Vy An

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Phát triển chế biến gỗ theo chiều sâu

Phát triển chế biến gỗ theo chiều sâu
2024-10-31 09:02:00

baophutho.vn Chế biến gỗ là một trong những ngành chiếm vị trí quan trọng trong phát triển công nghiệp của tỉnh. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và...

Vườn thực nghiệm Supe Lâm Thao

Vườn thực nghiệm Supe Lâm Thao
2024-10-31 07:45:00

baophutho.vn Nắm vững xu hướng phát triển mới của nền nông nghiệp xanh, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Supe Lâm Thao) đã tích cực đổi...

Khôi phục sản xuất thủy sản

Khôi phục sản xuất thủy sản
2024-10-30 08:50:00

baophutho.vn Xác định nghề nuôi trồng thủy sản, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, từng bước tạo ra vùng sản xuất hàng hóa, huyện...

Ông Mai làm giàu từ cây ăn quả

Ông Mai làm giàu từ cây ăn quả
2024-10-30 06:33:00

baophutho.vn Từ hai bàn tay trắng, ông Đinh Văn Mai ở khu 5, xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn đã xây dựng thành công mô hình trồng các loại cây ăn quả. Qua hơn...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long