
{title}
{publish}
{head}
Chỉ còn ít ngày nữa học sinh các cấp học chính thức bước vào kỳ nghỉ hè, là thời gian để các em tham gia các hoạt động vui chơi, nghỉ ngơi, khám phá xung quanh. Cùng với niềm vui của các em lại là nỗi lo lắng, trăn trở của không ít bậc phụ huynh trước những nguy cơ tiềm ẩn xảy ra tai nạn thương tích trong mùa hè. Điều đó đặt ra cần có sự chủ động chuẩn bị, phòng ngừa, bảo vệ an toàn cho trẻ với sự vào cuộc của cả cộng đồng.
Hoạt động dạy bơi chính khóa tại Trường THPT Tản Đà (huyện Thanh Thủy).
Những nguy cơ không thể xem nhẹ
Theo thống kê từ Bộ Y tế, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 370.000 trẻ em bị tai nạn thương tích và có khoảng 8.000 trẻ em bị tử vong. Riêng trong dịp hè, số ca tai nạn tăng cao do trẻ được nghỉ học, dành nhiều thời gian ở nhà hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời, nhưng không phải lúc nào cũng có người lớn bên cạnh.
Các loại hình tai nạn, thương tích gồm 2 dạng: Loại không có chủ định, do vô ý mắc phải như: Đuối nước, tai nạn giao thông, bỏng, ngã, điện giật, súc vật cắn, vật sắc nhọn cắt đâm, ngộ độc các loại, bom mìn và vật nổ... Thứ 2 là loại có chủ định, gần đây ngày càng xảy ra nhiều hơn như: Bạo lực, xâm hại, đánh nhau, tự thương, tự tử. Trong đó, đuối nước là tai nạn lấy đi sinh mạng của thanh thiếu nhi nhiều nhất (trung bình mỗi năm có khoảng gần 2.000 trẻ em bị đuối nước). Đặc biệt là những tỉnh phía Bắc, thời tiết nắng nóng, các em tìm đến ao hồ, sông suối để tắm mát, để vui chơi nên nguy cơ đuối nước rất dễ xảy ra.
Mới đây nhất, chiều ngày 20/5, người dân xã Cao Xá, huyện Lâm Thao không khỏi bàng hoàng, thương xót trước thông tin thanh niên Đặng Duy Doanh (sinh năm 1994) bị tử vong do đuối nước khi dũng cảm lao mình xuống sông Hồng để cố gắng cứu 4 em nhỏ đang chới với kêu cứu giữa dòng nước xiết. Hay trước đó vào sáng cùng ngày cũng đã xảy ra một vụ đuối nước thương tâm tại đập Quán Trăn, Thạch Thất (Hà Nội) làm 2 nam sinh viên (sinh năm 2006) tử vong, trong đó có một người quê tại huyện Đoan Hùng (Phú Thọ). Các vụ việc đau lòng đó tiếp tục là tiếng chuông cảnh tỉnh để mọi người cần cẩn trọng, đề phòng tai nạn đuối nước trong những ngày hè.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tai nạn thương tích ở trẻ em, gồm cả yếu tố chủ quan xuất phát từ chính bản thân trẻ do thiếu kiến thức về tự bảo vệ, phòng tránh và yếu tố khách quan như môi trường sống thiếu an toàn, thiếu điểm vui chơi giải trí an toàn cho trẻ, sự bất cẩn của người lớn..., dẫn đến nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng trẻ em. Bên cạnh đó, ngoài cộng đồng thì thiếu mạng lưới cán bộ công tác xã hội/cộng tác viên bảo vệ trẻ em để làm nhiệm vụ truyền thông giáo dục hộ gia đình, phát hiện sớm, ngăn chặn sớm các nguy cơ trẻ bị các loại tai nạn, thương tích.
Tham gia các lớp năng khiếu hè tại Trung tâm TTN Hùng Vương là lựa chọn bổ ích cho các em thiếu nhi.
Cần sự chung tay của toàn xã hội
Tai nạn, thương tích xảy ra có thể trở thành nỗi ám ảnh theo suốt cuộc đời trẻ cũng như để lại nỗi xót xa, day dứt đeo đẳng với các bậc phụ huynh. Điều đáng nói, đa phần các trường hợp trẻ bị tai nạn, thương tích đều xuất phát từ sự chủ quan, sơ suất của chính gia đình. Mặc dù chúng ta đã biết, đã có sự phòng tránh nhưng tai nạn thương tích vẫn cứ gia tăng, vì khi các em được nghỉ hè thì cha mẹ vẫn phải đi làm, nên thiếu sự giám sát trẻ.
Để học sinh có một mùa hè an toàn, bổ ích, mới đây, ngày 10/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 61/CĐ-TTg trong đó có nội dung yêu cầu quản lý trẻ em, học sinh không để xảy ra tai nạn, thương tích, đuối nước. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các cơ sở giáo dục thực hiện các biện pháp quản lý, giáo dục và tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình nhằm tạo điều kiện cho trẻ em, học sinh được vui chơi, tham gia hoạt động văn hóa, nghệ thuật, rèn luyện thể chất, rèn luyện kỹ năng sống trong dịp hè.
Cùng với đó, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phù hợp với từng nhóm đối tượng, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em. Đoàn thanh niên là đầu mối trong phối hợp quản lý, giáo dục thanh thiếu nhi bằng các hoạt động hè bổ ích, ý nghĩa, tạo môi trường để các em được vui chơi lành mạnh; rèn luyện kỹ năng sống, tham gia các hoạt động ngoại ngữ, văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, phát triển thể chất.
Bên cạnh sự vào cuộc của các cấp, các ngành thì cách phòng ngừa hiệu quả nhất chính là sự quan tâm, chú ý của người lớn trong gia đình, đảm bảo cho trẻ một môi trường sống, không gian sống an toàn, trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất để tự bảo vệ mình từ khi bắt đầu hình thành những ý thức đầu tiên. Phụ huynh cần giúp trẻ phân biệt, nhận biết những nơi có thể gây nguy hiểm và cách phòng tránh; Thận trọng khi chơi với những đồ vật, động vật; Biết cách phòng tránh và xử lý khi bị ngã, chảy máu; Biết cách tìm sự trợ giúp khi xảy ra tình huống tai nạn; Hướng dẫn trẻ nghiêm chỉnh thực hiện quy định an toàn khi tham gia giao thông; Thường xuyên nhắc nhở để các em biết và tuân thủ các quy định về phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước, nhất là tại các địa điểm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, đuối nước.
Tai nạn thương tích hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu người lớn chủ động hành động và đồng hành cùng trẻ. Mùa hè là để trẻ em vui chơi, khám phá nhưng niềm vui chỉ thực sự trọn vẹn khi an toàn được đặt lên hàng đầu.
Chương trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030 (theo Quyết định 1248/QĐ-TTg ngày 19/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ) đề ra mục tiêu:
- Giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích năm 2025 xuống còn 550/100.000 trẻ em và 500/100.000 trẻ em vào năm 2030.
- Giảm tỷ suất trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích năm 2025 xuống còn 16/100.000 trẻ em và 15/100.000 trẻ em vào năm 2030.
- Hằng năm giảm 5 - 10% số trẻ em bị tử vong và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ.
- Giảm 10% số trẻ em bị tử vong do đuối nước năm 2025 và 20% vào năm 2030.
Hồng Chuyên
baophutho.vn Mấy ngày vừa qua, do mưa to, mực nước sông Hồng dâng cao và lưu tốc dòng chảy lớn, ngày 25/5 đơn vị vận hành cầu phao Phong Châu đã tiến hành...
baophutho.vn Ngày 23/5, đồng chí Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự tiệc chúc mừng Linh mục PhaoLô Nguyễn Quang Đĩnh mới được bổ nhiệm...
baophutho.vn Dự án Nhà Văn hóa nghệ thuật tỉnh Phú Thọ được khởi công xây dựng từ tháng 4/2022, đến nay công trình đã xây dựng hoàn thành 100% khối lượng...
baophutho.vn Du lịch nông thôn là hình thức du lịch độc đáo, kết hợp giữa trải nghiệm văn hóa và môi trường tự nhiên tại các khu vực nông thôn, bao gồm: Du...
baophutho.vn Ngày 22/5, đồng chí Phan Trọng Tấn - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ...
baophutho.vn Ngày 22/5, đồng chí Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã kiểm tra thực địa và nghe báo cáo tiến độ triển khai thực hiện đầu tư dự...
baophutho.vn Thời gian gần đây, biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng cực đoan, thiên tai không chỉ gây tổn thất nghiêm trọng về người và tài sản mà còn tác...
baophutho.vn Ngày 21/5, Công ty Cổ phần cấp nước Phú Thọ tổ chức kỷ niệm 60 năm thành lập Công ty (21/5/1965 * 21/5/2025).
baophutho.vn Những ngày gần đây thời tiết khô hanh nắng nóng nên nguy cơ cháy rừng đang ở cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm. Thực hiện yêu cầu của Sở Nông...
baophutho.vn Theo đơn phản ánh của 10 hộ dân ở xứ Dộc Luông, khu 11, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh, hộ ông Phạm Đức Thống ngụ cùng khu lấn chiếm hành lang...