
{title}
{publish}
{head}
Người Tày, Nùng có nhiều phong tục gắn kết cộng đồng tốt đẹp được duy trì từ bao đời nay. Trong đó, phong tục “Tò pang” đến nay vẫn được lưu giữ, trở thành nét đẹp văn hóa mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
“Tò pang” có nghĩa là cùng nhau gửi, cùng nhau đóng góp, giúp đỡ nhau, san sẻ khó khăn thiếu thốn cùng nhau. Khi trong làng có nhà có việc lớn thì các gia đình còn lại sẽ chủ động mang các sản vật đến góp cùng gia chủ. Đối với việc hỷ như đám cưới, mừng con đầy tháng tuổi, mừng nhà mới..., các nhà khác sẽ gửi, góp gạo, rượu, gà, vịt, lợn. Đối với ma chay, họ còn có tục góp gửi vải trắng và tro bếp trong việc tang lễ (dùng để lót vào áo quan khi khâm liệm thi hài). Phong tục này đã trở thành một mĩ tục thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong đời sống sinh hoạt, góp phần tạo nên sự gắn kết bền vững trong bản làng cộng đồng người Tày, Nùng.
Trước đây, khi đời sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn về vật chất, với quan niệm “Pò bản - Rườn làu. Bản bấu mắn - Rườn tó slán” (Cả bản - Nhà mình. Bản mà không vững chắc - Thì nhà mình cũng tan), mỗi khi trong làng, bản có việc hiếu, việc hỷ thì cả làng, cả bản đều dừng tất cả mọi công việc khác để tập trung giúp đỡ nhau. Phong tục này đã trở thành nét văn hóa đặc sắc biểu hiện tình làng, nghĩa xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Trước khi gia đình có việc sẽ thông báo đến mọi người trong làng trước mấy ngày để mọi người chuẩn bị. Khi trong làng có đám cưới sẽ thông báo trước 9 ngày (“slắng lẩu cẩu vằn”) để mọi người nhớ và chuẩn bị những sản vật đến góp vui cùng gia chủ. Không cần phải những sản vật cao sang mà nhà có gì mang nấy, có thể là con gà, chai rượu, đôi khi là yến gạo... Không chỉ giúp đỡ bằng sản vật, bà con trong làng còn cùng nhau góp sức giúp đỡ gia chủ trong việc dựng rạp, lấy củi, nấu ăn, làm mặt bằng..., cho nhau mượn đồ như bát, đũa, bàn, ghế... Từ đó, giúp gia chủ giảm bớt được nhiều công việc, có thể tập trung lo những việc chính như mua sắm, mời họ hàng, đón thầy mo, thầy tào, làm lễ...
Phong tục “Tò pang” đã trở thành sợi dây gắn kết tình làng nghĩa xóm trong đời sống của người Tày, Nùng.
Trước đây, nhiều gia đình ở miền núi rất khó khăn, nhờ có mĩ tục “Tò pang” mà nhiều cặp đôi nên vợ, nên chồng, nhiều gia đình vì thế cũng có tiền lo ma chay, lễ lạt, lo đầy tháng, cúng giỗ... Mỗi người trong cộng đồng Tày, Nùng nơi đây đều tự ý thức cần phải cùng nhau đóng góp cả về sản vật và sức lực để việc làng, việc xóm được diễn ra suôn sẻ, phần nào bớt được gánh nặng về vật chất cho gia chủ. Mỗi khi gia đình có việc lớn, gia chủ sẽ cử 1 hoặc 2 thành viên đón những sản vật mà bà con trong làng mang đến. Những sản vật này sẽ được ghi rõ số lượng cụ thể vào một cuốn sổ. Đến khi nhà người khác có việc sẽ mang gửi trả đầy đủ sản vật hoặc hơn nếu gia chủ có điều kiện. “Tò pang” đã đi vào đời sống văn hóa của người dân vùng núi chân chất, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, sẵn sàng giúp đỡ nhau và trở thành văn hóa ứng xử tốt đẹp trong cộng đồng.
Phong tục “Tò pang” trở thành sợi dây gắn kết tình làng nghĩa xóm trong đời sống của đồng bào người Tày, Nùng. Ngày nay, khi xã hội phát triển, mĩ tục này vẫn giữ vẹn nguyên giá trị nhân văn, ý nghĩa sâu sắc, ấm áp, gắn kết tinh thần trong cộng đồng bản làng.
Linh Nhi/Báo Cao Bằng
Ở miền núi Quảng Ngãi, đội ngũ Người có uy tín được xem là “cầu nối” quan trọng giữa chính quyền và Nhân dân, góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với...
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” Xuân Ất Tỵ 2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) bà...
Không chỉ phát huy vai trò gương mẫu trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, những đảng viên là người dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện biên giới Ngọc Hồi (Kon Tum)...
Cộng đồng dân tộc Sán Chỉ sinh sống trên địa bàn tỉnh hiện vẫn giữ gìn được những phong tục, nghi lễ mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Trong đó, nghi lễ Thuổm...
Nằm trong chuỗi hoạt động Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" năm 2025, đồng bào dân tộc Thái đến từ huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tái hiện trích đoạn nghi...
baophutho.vn Huyện miền núi Đoan Hùng hiện có 25 người có uy tín trong đồng bào vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy số lượng người có uy tín không nhiều như...
Không rực rỡ, không phô trương, trang phục truyền thống của người La Chí ở Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang mang vẻ đẹp giản dị của sắc chàm trầm mặc. Trong từng sợi bông, mũi chỉ...
Xưa nay, thanh âm cồng chiêng đã trở nên quen thuộc với cư dân vùng đất Tây Nguyên. Mang trong mình những kết tinh của giá trị văn hóa, tiếng cồng, tiếng chiêng đã tạo nên bản...
baophutho.vn Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 1 từ năm...
Cứ mỗi độ Xuân về, người Dao Tuyển ở xã Bản Phiệt lại mong chờ lễ hội “Hát qua làng” để chúc phúc, mừng năm mới qua các câu hát giao duyên và tham gia các trò chơi dân gian....