
{title}
{publish}
{head}
Không có làng Quan họ gốc nhưng các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản Dân ca Quan họ Bắc Ninh ở thị xã Quế Võ phát triển sôi nổi. Số lượng CLB Quan họ, thành viên tham gia thực hành ngày càng tăng, từng bước nâng lên cả về hình thức và chất lượng, các chương trình liên hoan, giao lưu được tổ chức giúp Quan họ lan toả rộng khắp, góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá tinh thần của nhân dân.
Để dân ca Quan họ Bắc Ninh tiếp tục được bảo tồn, phát huy, công tác tuyên truyền luôn được thị xã Quế Võ quan tâm: Tuyên truyền trực quan (panô, băng rôn...), thông qua các hoạt động của cơ quan, đơn vị, địa phương, giảng dạy trong cơ sở giáo dục, sinh hoạt văn hóa tại cơ sở (hội thi, hội diễn, chương trình nghệ thuật, giao lưu, lễ hội...)... góp phần động viên, khích lệ các nghệ nhân, liền anh, liền chị tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm lưu giữ và truyền dạy dân ca Quan họ trong đời sống cộng đồng dân cư.Việc mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hội trường nhà văn hóa được đầu tư, đáp ứng nhu cầu tổ chức các sự kiện chính trị, hoạt động văn hóa, văn nghệ ở cơ sở. Hiện nay, toàn thị xã duy trì 227 CLB, đội văn hóa văn nghệ tại 100% các thôn, khu phố, trong đó 65 CLB Quan họ, 9 CLB hát chèo, 153 CLB khác hoạt động thường xuyên, thu hút đông đảo nhân dân tham gia.Công tác truyền dạy Dân ca Quan họ Bắc Ninh tại cộng đồng, trường học được chú trọng. Theo đó, hằng năm Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông thị xã phối hợp với Trung tâm Văn hóa tỉnh, Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật và Du lịch tỉnh, các xã, phường tổ chức từ 1-3 lớp học hát Dân ca Quan họ cho thanh thiếu niên, liền anh, liền chị là thành viên các CLB với hơn 2.000 người học.
Việc tổ chức các liên hoan, hội thi hát Quan họ ở thị xã Quế Võ góp phần động viên, khích lệ các CLB văn hoá, văn nghệ tích cực bảo tồn, phát huy giá trị di sản Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
Qua các lớp học, học viên được các giảng viên là nghệ sỹ, giáo viên, nghệ nhân có kiến thức chuyên sâu, nghiệp vụ sư phạm truyền dạy với giáo án được xây dựng kỹ càng từ tài liệu, dẫn dắt kỹ năng, cách tiếp cận bài học từ dễ đến khó như: Thông tin về nguồn gốc ra đời, tục kết bạn của người Quan họ, ý nghĩa của trang phục, hướng dẫn cách mặc trang phục, cách vấn khăn, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, cách lấy hơi, nhả chữ, các yếu tố vang, rền, nền, nẩy... Nhiều học viên sau khi tham gia các lớp học đã nắm bắt được kỹ năng, kiến thức, trở thành những hạt nhân tiêu biểu tại CLB, địa phương, trực tiếp truyền dạy những kiến thức được học tới những người yêu thích dân ca Quan họ, góp phần gìn giữ, phát huy, lan tỏa giá trị di sản dân ca Quan họ trong cộng đồng dân cư.Công tác truyền dạy Quan họ tại các cơ sở giáo dục cũng được triển khai phù hợp với điều kiện thực tế, chủ yếu qua các buổi ngoại khoá, một số trường học mời nghệ nhân về truyền dạy: Dạy theo tiết, dạy các buổi chiều, thu đĩa CD các bài theo yêu cầu của chương trình và phát vào đầu giờ buổi sáng, giờ ra chơi, thiết kế giáo án điện tử giúp học sinh các lớp tự học... Từ hoạt động này, phát hiện nhiều học sinh có năng khiếu, kỹ năng thực hành, là hạt nhân văn nghệ của trường, lớp hướng dẫn cho các bạn cùng trang lứa; một số trường thành lập các CLB Quan họ, duy trì sinh hoạt đều đặn, đạt hiệu quả. Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã định kỳ tổ chức các hội thi, hội diễn văn nghệ, góp phần bồi đắp tâm hồn cho thế hệ trẻ, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống văn hóa quê hương.UBND thị xã Quế Võ chỉ đạo ngành Văn hóa và thông tin cũng như các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động rà soát, sưu tầm, bổ sung các làn điệu, hình thức hát truyền thống vào kho tàng sinh hoạt văn hóa của thị xã. Chỉ đạo các làng quan họ, CLB Quan họ tiếp tục tổ chức truyền dạy, tham gia giao lưu, học hỏi, sưu tầm những làn điệu, cách thức thực hành di sản, phổ biến sâu rộng đến hội viên.Bà Nguyễn Thanh Hiếu, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hoá - Thể thao và Truyền thông thị xã cho biết: Hằng năm, UBND thị xã phân bổ kinh phí cho Trung tâm thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca Quan họ trên địa bàn theo các giai đoạn cụ thể. Bổ sung kinh phí tổ chức liên hoan các CLB Quan họ, kinh phí luyện tập, tham gia Hội thi Dân ca Quan họ do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức... Sau 2 đợt xét duyệt công nhận làng Quan họ thực hành, thị xã Quế Võ có 33 làng Quan họ thực hành.
TK (Theo baobacninh.com.vn)
Mỗi điểm đến, ngoài tài nguyên du lịch, sản phẩm đặc trưng, dịch vụ chuyên nghiệp, thì sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm cũng là một yếu tố quan trọng hấp dẫn du khách. Các doanh...
Với sự giàu có về thiên nhiên, văn hóa và truyền thống lịch sử, huyện Gia Viễn đã khai thác hiệu quả tiềm năng và cơ hội để phát triển du lịch. Tạo đà vươn mình trở thành một...
Huyện Cao Phong có tiềm năng phát triển du lịch lớn nhờ vào địa hình đa dạng, khí hậu ôn hòa và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đang từng bước khẳng định vị thế của...
Hồ Ba Bể - Viên ngọc xanh giữa đại ngàn Việt Bắc
Được ví như vịnh Hạ Long thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc, lòng hồ thủy điện Sơn La mang vẻ đẹp tráng lệ, kỳ vĩ của vùng non nước sơn thủy hữu tình. Vẻ đẹp ấy đang được khai thác,...
Với mục tiêu phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, anh Trần Quốc Chinh (xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) đã triển khai mô hình “Du lịch thân thiện với môi...
Thời điểm này, những cơn mưa đã ghé thăm núi Cấm (xã An Hảo, TX Tịnh Biên, tỉnh An Giang) mang theo sự mong chờ của nhà vườn và du khách về mùa trái mới. Trong đó, mùa dâu núi...
Tìm hiểu, khám phá du lịch Thanh Hóa qua các nền tảng số
Phát triển du lịch xanh đang là xu hướng, yêu cầu tất yếu đối với ngành Du lịch. Để thúc đẩy phát triển du lịch xanh trên địa bàn tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch...
Trịnh Tường là xã vùng cao, biên giới của huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai). Vào đầu thế kỷ XX, xã Trịnh Tường nằm dưới sự cai trị của thực dân Pháp và tay sai. Hiện nay, tại đây...