Cập nhật: Thứ 4, 26/11/2014 | 06:04 GMT+7

Quốc hội thảo luận dự án Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi)

Chiều 25/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi). Đây là dự án Luật trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp này.

Đại biểu Trần Văn Tấn (Tiền Giang) phát biểu thảo luận.

Thảo luận về dự án Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi), bên cạnh những ý kiến đồng tình, cũng còn không ít ý kiến đề nghị phải có thêm quy định và chỉnh lý một số điều khoản để Luật không còn khoảng trống, kỷ luật ngân sách được thực hiện nghiêm minh...

Công khai ngân sách Nhà nước và giám sát ngân sách Nhà nước của cộng đồng là vấn đề được một số đại biểu quan tâm khi thảo luận. Dù dự án Luật đã quy định “ Công khai dự toán, chấp hành, quyết toán, kết quả kiểm toán ngân sách nhà nước của các cấp ngân sách, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách Nhà nước hỗ trợ, các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách Nhà nước”, nhưng theo đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) cần lựa chọn nội dung, hình thức công khai phù hợp, tránh hình thức và rườm rà.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Thành phố Hồ Chí Minh) phản ánh, tâm lý xin ngân sách năm sau cao hơn năm trước xuất hiện ở một số ngành, địa phương. Mà muốn năm tới được trung ương cấp nhiều hơn thì năm nay phải tiêu cho hết phần đã được giao. “Làm sao có quy định chi không hết nhưng năm sau vẫn có thể được cấp nhiều hơn nếu nhu cầu đó là cấp thiết” - đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị.

Đại biểu Lê Văn Tân (Hà Nam) cho rằng, đối với các khoản Chính phủ vay về rồi cho vay lại hoặc Chính phủ bảo lãnh cho doanh nghiệp vay thì theo quy định sẽ do doanh nghiệp trả, song thực tế cho thấy đã có trường hợp không như vậy.

Để kiểm soát được vấn đề thu chi, tăng cường kỷ luật ngân sách, đại biểu Bùi Đức Thụ (Lai Châu) đề xuất xây dựng ngân sách hàng năm theo hai bước. Ở kỳ họp giữa năm, Chính phủ cần có một khung cứng với các yếu tố cơ bản như tổng thu, tổng chi, định hướng một số lĩnh vực chính báo cáo ra Quốc hội. Đến kỳ cuối năm, cơ quan điều hành sẽ báo cáo lại dự toán thu chi, việc phân bổ cụ thể để Quốc hội xem xét.

Theo đại biểu Trần Du Lịch ( Thành phố Hồ CHí Minh), ở giai đoạn đầu cần đưa dự toán ra thảo luận công khai ở Quốc hội, xem địa phương nào cần cái gì, ở đâu nên ưu tiên. Đến kỳ cuối năm Quốc hội nhìn vào khung dự toán ấy xem đã đúng chỗ chưa, nếu đúng thì mới thông qua. Nếu làm được như vậy sẽ từng bước minh bạch, khuyến khích địa phương chủ động được ngân sách.

Đại biểu Trần Đình Long (Đắk Lắk) cho rằng, việc thu phí cần được xác định rõ, cái nào thuộc nguồn thu ngân sách, bởi trên thực tế, nhiều khoản ghi thu, ghi chi, quản lý qua ngân sách không được kiểm soát chặt chẽ. Cần quy định rõ nhiệm vụ chi chứ không phải tất cả đều đưa vào chi thường xuyên thì rất không cụ thể và thiếu rõ ràng.

“Dự án Luật vẫn mang tính lồng ghép cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Việc này dễ trùng lắp về trách nhiệm, thẩm quyền giữa các cấp. Vì thế cần phân cấp rõ ngân sách trung ương và địa phương” - đại biểu Trần Văn Tấn (Tiền Giang) đề nghị.

Theo ĐCSVN



 Từ khóa:
 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

15°C - 23°C
Có mây, không mưa
  • 14°C - 22°C
    Có mây, không mưa
  • 16°C - 23°C
    Nhiều mây, có mưa nhỏ
POWERED BY
Việt Long