
{title}
{publish}
{head}
Mỹ Lung là xã miền núi nằm phía Tây Bắc của huyện Yên Lập; nơi cư trú của 11 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Mường chiếm trên 80% dân số.
Đồng bào Mường Mỹ Lung tổ chức thi làm xôi nếp Gà Gáy truyền thống trong những dịp lễ Tết, ngày hội trọng đại của địa phương.
Sinh sống lâu đời trên vùng đất có điều kiện thổ nhưỡng màu mỡ, nơi ngòi Lao chảy qua quá nửa địa phận hành chính xã... đã tạo điều kiện cho đồng bào Mường được thụ hưởng sự phong phú, đa dạng từ các sản vật trong tự nhiên và sáng tạo nên nét văn hoá ẩm thực độc đáo mang phong vị riêng của miền sơn cước Mỹ Lung như: Bánh thảo dược; thịt gà rang măng chua; cá ngòi Lao nướng hoặc nấu cùng rau sắn chua; rau cải, lõng chuối muối dưa; rau nộm tai lợn; thịt trâu nấu lá vón vén; thịt thính, thịt chua ống nứa... Trong đó, đặc sắc nhất phải kể đến món xôi nếp Gà Gáy Mỹ Lung - là một trong ba món ẩm thực của tỉnh được Hiệp hội văn hóa ẩm thực Việt Nam vinh danh món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam. Xôi được đồ từ loại gạo nếp Gà Gáy trứ danh của vùng, có hạt to, mẩy, trắng, mùi hương đặc biệt, sau khi nấu cho vị dẻo bùi và không dính tay.
Mâm cỗ lá người Mường Mỹ Lung.
Đặc sản cá nướng ngòi Lao.
Ông Đinh Công Mót - người có uy tín của khu 8 cho biết: Người Mường Mỹ Lung chúng tôi chuộng các món nướng, luộc, xôi và thường chế biến thực phẩm cùng các gia vị dễ kiếm, gắn liền với đời sống của bà con như hạt dổi, hạt sẻn, lá vón vén... để giúp các món ăn thêm hấp dẫn, tạo được hương vị đặc trưng của núi rừng. Trong những dịp lễ Tết, ngày hội trọng đại, các món ăn dâng lên cúng trời đất, ông bà tổ tiên sẽ được bày biện xen kẽ trong mâm cỗ lót lá chuối rừng. Chúng tôi quan niện mâm cỗ lá hình tròn với nhiều sắc màu ẩm thực thể hiện tính cộng đồng, đoàn kết, lòng thành kính, gắn bó bền chặt của con dân đất Mường. Ngày nay, nét văn hoá ẩm thực truyền thống ấy vẫn đang được trao truyền qua các thế hệ đồng bào như cách để chúng tôi bảo vệ, tiếp nối phát huy bản sắc dân tộc trong dòng chảy hiện đại.
Bích Ngọc
baophutho.vn Với khát vọng không chỉ bảo tồn gần như nguyên vẹn không gian văn hóa của người Mường cổ mà còn kiến tạo một điểm đến du lịch đẳng cấp, giàu...
Tây Bắc là vùng đất lưu giữ kho tàng văn hóa đặc sắc của hơn 30 DTTS, tiêu biểu như: Thái, Mông, Mường, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, La Ha, Lự, Kháng, Phù Lá, Cống... Trong bối cảnh...
baophutho.vn Khi sương về dày đặc trên đỉnh Hang Kia (nay là xã Pà Cò), Thung Mặn dường như chìm vào một thế giới khác - trầm lặng, heo hút và đầy những...
Giữa đại ngàn Tây Nguyên lộng gió, nơi mây trắng bay ngang những đỉnh núi mù sương, nơi con suối thì thầm chảy qua những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, tiếng đàn đá của người...
Trên hành trình chuyển đổi số giáo dục, nhiều dự án thiện nguyện đã đưa công nghệ đến với học sinh dân tộc thiểu số - nơi điều kiện học tập còn nhiều thiếu thốn.
Ngoài 3 di sản được UNESCO vinh danh, thì miền đất văn vật Trường Lưu, tỉnh Hà Tĩnh còn có 23 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh được xếp hạng. Với bề dày trầm tích văn hóa ấy,...
baophutho.vn Ẩn mình giữa những triền núi đá xám, khu Mỹ Á (xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn) hiện lên như một nốt trầm sâu lắng giữa bản giao hưởng của đại ngàn...
Lễ trưởng thành là nghi thức quan trọng đánh dấu bước phát triển trong đời người của thiếu nữ Chăm Hồi giáo Bàni. Đây là thời điểm các cháu chính thức được cộng đồng công nhận...
Nằm cách trung tâm huyện Quang Bình (tỉnh Hà Giang) 15 km, xã Xuân Giang là nơi cư trú của đồng bào Tày, chiếm đến 85% dân số toàn xã. Không chỉ nổi bật với thiên nhiên thơ...
baophutho.vn Lễ Cấp sắc của người Dao nói chung, người Dao quần chẹt ở xã Xuân Thủy, huyện Yên Lập nói riêng là một trong những nghi lễ, sinh hoạt văn hóa,...
baophutho.vn Trước đây, ở huyện miền núi Yên Lập mỗi khi nhắc đến tên các địa danh như Nhồi, Đâng, Bóp, Gầy, Đồng Măng... nghe xa xôi, cách trở, hầu như ai...
Chương trình phối hợp giữa Uỷ ban Dân tộc và Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) trong hoạt động nghiên cứu khoa học thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các hoạt...