Cập nhật:  GMT+7

Tạo đà từ khuyến công

PTO- Theo Trung tâm Khuyến công, tư vấn và tiết kiệm năng lượng, lao động tại các làng nghề, ngành nghề công nghiệp nông thôn (CNNT) chiếm khoảng 10% lao động toàn ngành công nghiệp và đóng góp hơn 20% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, việc phát triển các làng nghề, ngành nghề CNNT hiện nay còn manh mún, sản phẩm chưa có sức cạnh tranh.

Manh mún, sức cạnh tranh yếu

vbv
Các chính sách từ khuyến công đến được tay DN cũng như hộ dân sẽ khuyến khích CNNT phát triển.

- SX chè bằng phương pháp thủ công tại hộ ở làng chè Chùa Tà (Phù Ninh).

Sau khi Chính phủ có Quyết định 132/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, nhiều nghề truyền thống trong vùng nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số được khôi phục và phát triển như: Nghề thêu, dệt thổ cẩm, mây tre đan… Điều này đã góp phần làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn miền núi. Hiện nay, toàn tỉnh có 29 làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận tại 11 huyện, thành, thị (trong đó huyện Cẩm Khê: 6 làng; Hạ Hoà: 5 làng; Lâm Thao: 4 làng; Thanh Ba: 3 làng; Phù Ninh: 3 làng; Thanh Sơn: 2 làng; Đoan Hùng: 2 làng; thành phố Việt Trì: 1 làng; Thanh Thuỷ: 1 làng, Tam Nông: 1 làng; Tân Sơn: 1 làng). Các nhóm ngành nghề gồm chế biến chè: 8 làng; đan lát mây tre: 6 làng; chế biến nông sản, thực phẩm: 5 làng; mộc: 4 làng; làm nón: 3 làng; dệt thổ cẩm: 1 làng; trồng hoa: 1 làng; sản xuất vật liệu xây dựng: 1 làng.

So với các địa phương khác trong cả nước, làng nghề TTCN trong tỉnh phát triển khá chậm, quy mô nhỏ. Là nghề truyền thống, nhưng khi chuyển sang cơ chế thị trường hầu hết các làng nghề đều bị thu hẹp sản xuất. Sở dĩ có tình trạng như vậy là do sản phẩm của làng nghề còn manh mún, giá trị thấp, không ổn định, sản xuất theo công nghệ truyền thống, làm thủ công là chủ yếu, không có sự đầu tư cải tiến, thay đổi mẫu mã, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Bên cạnh một số làng nghề có sự phát triển khá, còn không ít làng nghề sản xuất cầm chừng, không tạo ra sự bứt phá lớn. Đại bộ phận lao động chưa qua đào tạo, chủ yếu mới biết nghề do “cha truyền con nối”. Vì vậy thiếu người sáng tạo mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm phù hợp với sở thích của người tiêu dùng hiện nay. Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu hiện nay vẫn là hộ cá thể, chỉ có một số ít làng đan lát việc tiêu thụ do một số hộ lớn đứng ra lo liệu. Sự gắn kết giữa sản xuất kinh doanh chưa chặt chẽ, còn xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán, ép giá ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. Sự chuyển đổi theo cơ chế thị trường ở một số làng nghề còn diễn ra chậm, sản xuất mang tính tự cấp, tự túc theo quan niệm bán cái mà làng sản xuất ra, chưa làm ra được những sản phẩm mà thị trường cần, nên chậm chuyển biến theo cơ chế thị trường; dẫn đến một số nghề bị mai một. Hầu hết các chủ hộ, cơ sở còn thiếu và yếu về năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, trình độ tay nghề của người thợ thấp, chủ yếu sản xuất ra các mặt hàng đơn giản. Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng ở hầu hết các làng nghề kém phát triển; đặc biệt là vấn đề giao thông. Do vậy đã ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất cũng như thu hút các nhà đầu tư. Công tác hỗ trợ doanh nghiệp còn hạn chế, nguồn lực cho thực hiện chính sách phát triển TTCN quá nhỏ, chưa đủ lực tác động đến các đơn vị, làng, xã.

Trợ lực để phát triển

Chương trình khuyến công giai đoạn 2010-2015 có mục tiêu: Bình chọn, phát triển khoảng 4.000 sản phẩm CNNT tiêu biểu; hỗ trợ tăng nhanh sản phẩm xuất khẩu đạt giá trị khoảng 50 triệu USD. Đến năm 2012, CNNT đạt giá trị sản xuất công nghiệp 4.000-4.500 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 45% giá trị toàn ngành công nghiệp. Phát triển từ 3-5 địa bàn có ngành nghề truyền thống và ngành nghề CNNT gắn với hoạt động du lịch. Việc gắn kết giữa truyền thống với hiện đại để phát triển nghề truyền thống phải đặc biệt được coi trọng. Tuy nhiên, muốn thực hiện được yêu cầu này thì cần phải thay đổi nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số với nghề truyền thống. Từ trước đến nay, đồng bào dân tộc thiểu số sống chủ yếu tự cung tự cấp. Nếu không quan tâm phát triển nghề này thì tự nó sẽ mất. Vì thế cần hỗ trợ để họ vừa phát triển thành một nghề, vừa tạo thêm được nguồn thu nhập mới.

Giám đốc Trung tâm khuyến công, tư vấn và tiết kiệm năng lượng cho rằng: Nâng cao nhận thức của người dân về tính cần thiết phải giữ gìn và phát triển các sản phẩm đặc trưng, truyền thống của địa phương, của làng nghề, ngành nghề CNNT đã được đúc kết lâu đời qua lao động sản xuất của người dân địa phương là điều quan trọng nhất để hướng tới phát triển công nghiệp nông thôn. Chương trình khuyến công giai đoạn 2010-2015 nhằm vận động cộng đồng dân cư, người lao động tận dụng nguồn nguyên liệu tại địa phương và khuyến khích, ủng hộ tính sáng tạo của nghệ nhân, thợ giỏi tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, đặc trưng của làng nghề, ngành nghề CNNT... Những động thái trên sẽ góp phần mở hướng cho CNNT tỉnh phát triển trong thời gian tới.

Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải tiến tới sản xuất bền vững cả về sản lượng, chất lượng sản phẩm. Làm được điều đó, trước hết cần phải xem làng nghề truyền thống là một bộ phận chính trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, không nên xem đây là một nền kinh tế phụ để giải quyết những lao động nhàn rỗi ở những vùng nông thôn. Theo đó, cần đẩy mạnh công tác quy hoạch các làng nghề truyền thống phù hợp với điều kiện của từng vùng để tạo thu nhập cho người lao động, đồng thời phát huy được bản sắc văn hóa đặc thù của các địa phương...

Với mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020, tỉnh Phú Thọ chủ trương tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động khuyến công, tập trung vào chương trình hỗ trợ đào tạo truyền nghề và nâng cao tay nghề; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công nghiệp nông thôn. Chặng đường 10 năm không phải là dài cho một mục tiêu lớn, chính vì thế ngay từ bây giờ các doanh nghiệp, dù nhỏ hay lớn phải xác định được trách nhiệm của mình và khuyến công phải trở thành một “cú hích” để các làng nghề, cơ sở sản xuất công nghiệp ở nông thôn có thêm động lực phát triển.

Kim Chi



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang châu Phi

Đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang châu Phi
2011-08-26 16:00:00

Do xuất qua trung gian nên giá gạo Việt Nam vào thị trường này bị đẩy lên khá cao. Vụ Châu Phi, Tây Á - Nam Á đưa ra một số lưu ý cho các doanh nghiệp.

Tổ bảo vệ rừng ở Thượng Cửu

Tổ bảo vệ rừng ở Thượng Cửu
2011-08-22 07:55:00

PTO- Trong cái nắng gay gắt của tiết trời tháng 8, chúng tôi đã có dịp đi tuần rừng cùng tổ bảo vệ rừng của xã Thượng Cửu(Thanh Sơn).

Hàng Việt về nông thôn: Vẫn còn nhiều khó khăn

Hàng Việt về nông thôn: Vẫn còn nhiều khó khăn
2011-08-21 10:00:00

Thời gian qua, chương trình hàng Việt về nông thôn đã đem lại hiệu quả tích cực, hầu hết người dân trên cả nước ngày càng ưa chuộng hàng Việt hơn bởi được tiếp cận những mặt...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long