{title}
{publish}
{head}
Xác định lâm nghiệp là tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế của tỉnh, do đó, bên cạnh các chính sách hỗ trợ phát triển lâm nghiệp của Chính phủ, Phú Thọ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp theo từng giai đoạn.
Phát triển kinh tế lâm nghiệp ở xã Yên Sơn, huyện Thanh Sơn giúp người dân thoát nghèo bền vững.
Là huyện miền núi với 80% là đồng bào dân tộc thiểu số, cùng với địa hình đa dạng, quỹ đất lớn, Yên Lập có nhiều thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lâm nghiệp và công nghiệp lâu năm, giúp bà con vươn lên thoát nghèo.
Xác định công tác giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, trong đó mục tiêu giảm nghèo gắn với phát triển kinh tế đồi rừng, đặc biệt là cây gỗ lớn, cây dược liệu, cây ăn quả được đánh giá là giải pháp khả thi, huyện đã tạo mọi điều kiện hỗ trợ người dân phát triển kinh tế đồi rừng, hỗ trợ vốn, giải pháp kỹ thuật, động viên phát huy nội lực, tự vươn lên thoát nghèo của người dân. Hầu hết các địa phương ở huyện Yên Lập đã chú trọng phát triển rừng gỗ lớn, tập trung ở các xã Mỹ Lung, Mỹ Lương, Ngọc Đồng...
Người dân Yên Lập nói chung, đồng bào dân tộc nói riêng đã nhận thức rõ lợi ích từ kinh tế rừng, sẵn sàng tham gia các dự án trồng rừng. Đến nay, cùng với các hoạt động tích cực trong bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh, trồng rừng đã đưa độ che phủ rừng của huyện lên trên 61%, phong trào phát triển kinh tế đồi rừng từ các hộ gia đình phát triển mạnh.
Không chỉ riêng Yên Lập, các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Đoan Hùng, Hạ Hòa cũng đã tập trung thúc đẩy phát triển kinh tế từ lâm nghiệp, trồng mới, chuyển hóa rừng gỗ lớn, mở rộng diện tích được cấp chứng chỉ rừng bền vững... góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, năng suất, chất lượng, giá trị rừng trồng; các chỉ tiêu về bảo vệ, phát triển rừng hàng năm đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra.
Thực tế cho thấy, các chính sách hỗ trợ phát triển lâm nghiệp đã dần thay đổi nhận thức của người dân về công tác bảo vệ, phát triển rừng, đồng thời khích lệ, động viên người dân tích cực tham gia trồng rừng. Với mục tiêu phát triển bền vững kinh tế rừng, tỉnh đã định hướng tiếp tục cơ cấu lại sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển lâm nghiệp, bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có, bảo tồn nguồn gen, sự đa dạng sinh học của rừng.
Trong đó, ưu tiên trồng rừng sản xuất tập trung, tuyển chọn giống có chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đưa vào sản xuất, đẩy mạnh thâm canh nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng theo hướng phát triển lâm nghiệp đa chức năng.
Bên cạnh đó, tỉnh đẩy mạnh trồng và chăm sóc cây phân tán, góp phần thực hiện Đề án trồng 1 tỷ cây xanh của Chính phủ như thực hiện trồng quế trên diện tích rừng tại địa bàn huyện Tân Sơn, Yên Lập, phát triển nhóm các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ có thế mạnh.
Hàng năm, toàn tỉnh trồng mới gần 10.000ha rừng tập trung, trên 2.000ha rừng gỗ lớn; sản lượng gỗ rừng trồng khai thác tăng qua các năm, sản lượng gỗ khai thác rừng tập trung đạt trên 770.000m3. Công tác quản lý, quy hoạch 3 loại rừng được chú trọng, đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành, diện tích rừng trên địa bàn tỉnh được bảo vệ, khai thác, sử dụng có hiệu quả, phát triển bền vững, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về lâm nghiệp; diện tích rừng tự nhiên, rừng phòng hộ được quản lý, bảo vệ chặt chẽ, tỷ lệ che phủ rừng hàng năm đạt 39,7%.
Công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng được tăng cường; các hành vi vi phạm về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng giảm cả về số vụ và mức độ thiệt hại; từng bước khai thác, phát huy giá trị rừng gắn với phát triển du lịch sinh thái và cung ứng dịch vụ môi trường rừng, đảm bảo sự phát triển bền vững. Phấn đấu đến năm 2030, giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất tăng 2 lần/đơn vị diện tích so với năm 2020.
Nhờ tập trung phát triển kinh tế đồi rừng, đời sống của người dân được nâng cao, độ che phủ rừng luôn giữ được ổn định, tạo tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Phấn đấu mục tiêu đến năm 2025, giá trị tăng thêm ngành Lâm nghiệp bình quân tăng 3,3%/năm, trồng mới rừng tập trung bình quân trên 9,15 nghìn ha/năm, trồng cây xanh phân tán hơn 10 triệu cây, bình quân 2 triệu cây/năm...
Hoàng Hương
baophutho.vn Giá một số mặt hàng tiêu dùng ngày 6/10
Giá vàng hôm nay (6-10): Giá vàng trong nước rạng sáng nay đảo chiều tăng nhẹ và giao dịch quanh 69 triệu đồng/lượng. Trên thế giới, vàng ổn định.
baophutho.vn Chiều 22/8, Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Phú Thọ (VietinBank Phú Thọ) tổ chức gặp mặt, tọa đàm kết nối với doanh nghiệp. Đây là sự kiện...
baophutho.vn Nhằm đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định phục vụ Tuần Du lịch Thanh Thuỷ - Mùa Thu năm 2024, Điện lực Thanh Thủy, Công ty Điện lực Phú Thọ đã xây...
baophutho.vn Với nỗ lực lớn, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự chung tay, góp sức của toàn xã hội, nhất là tính tự giác, chủ động, phát huy cao...
baophutho.vn Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 833/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân...
baophutho.vn Thời gian qua, Sở Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất đưa sản phẩm tham gia...
baophutho.vn Như chúng tôi đã đề cập, thời gian qua, các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp xử lý chất thải nguy hại từ hoạt động sản xuất nông...
baophutho.vn Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), hiện nay, xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao đã và đang đẩy nhanh tiến độ thực...
baophutho.vn Theo dự báo của Đài khí tượng thuỷ văn khu vực miền núi phía Bắc, từ đêm 20/8 đến 22/8, các nơi trong tỉnh có mưa rào và dông rải rác, cục bộ...
baophutho.vn Tính đến tháng 8, toàn tỉnh có 136/196 xã đạt Chuẩn nông thôn mới; 19 xã được công nhận đạt Chuẩn nông thôn mới nâng cao (tăng 5 xã so với năm...
baophutho.vn Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), UBND tỉnh về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp Tết Trung thu...