Cập nhật:  GMT+7

Thảo luận tại tổ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)

Sáng 12/2 tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 để xem xét, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng, trọng tâm là phục vụ việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy theo Nghị quyết 18 của Trung ương.

Thảo luận tại tổ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)

Chủ tịch Quốc hội cho biết, kỳ họp bất thường lần này có ý nghĩa rất quan trọng, khẩn trương xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới, đây là vấn đề đang nhận được sự đồng tình, ủng hộ rất cao của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, cũng là tạo tiền đề về công tác tổ chức, cán bộ tại Đại hội lần thứ XIV của Đảng; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 16 và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031. Bên cạnh đó, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, tạo đột phá để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát huy nguồn lực, kiến tạo không gian phát triển mới, nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.

Ngay sau phiên khai mạc, Quốc hội đã làm việc tại Tổ để thảo luận vào Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Đồng chí Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ chủ trì phiên thảo luận tại Tổ 10 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Phú Thọ, Quảng Ngãi, An Giang.

Về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.

Liên quan đến phạm vi sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Quốc hội: Các ý kiến tán thành phạm vi sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Quốc hội để đáp ứng yêu cầu sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy Nhà nước. Nội dung sửa đổi tập trung chủ yếu vào cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; về phân định thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội với thẩm quyền của Chính phủ; kết hợp sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội mà qua tổng kết thực tiễn hoạt động có phát sinh vướng mắc, bất cập.

Về phân định thẩm quyền của Quốc hội với thẩm quyền của Chính phủ và các cơ quan trong bộ máy Nhà nước: Dự thảo Luật đã xác định cụ thể hơn những nội dung cần được quy định bằng luật hoặc nghị quyết của Quốc hội; đồng thời, bổ sung nội dung luật chỉ quy định các vấn đề mang tính ổn định, có giá trị lâu dài, về quyền con người, quyền công dân... nhằm đẩy mạnh phân quyền cho Chính phủ và các cơ quan Nhà nước khác trong công tác xây dựng pháp luật và hoàn thiện thể chế.

Về Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội: Hầu hết các ý kiến thống nhất việc dự thảo Luật chỉ quy định chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; việc thành lập từng Ủy ban cụ thể thì do Quốc hội quyết định căn cứ vào chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy Nhà nước trong từng thời kỳ. Quy định như vậy vừa bảo đảm tính ổn định, lâu dài của Luật, vừa thống nhất với cách thức quy định về cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo Luật Tổ chức Chính phủ. Hơn nữa, việc giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội là phù hợp với kết luận của Bộ Chính trị, phù hợp với thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, bảo đảm tính linh hoạt trong xác định cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ quan của Quốc hội; đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước và kịp thời điều chỉnh trong trường hợp cần thiết, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Thảo luận tại tổ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)

Về dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Việc sửa đổi toàn diện Luật BHVBQPPL nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật; góp phần đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành VBQPPL, hoàn thiện thể chế đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Về hệ thống VBQPPL: So với Luật BHVBQPPL hiện hành, dự thảo Luật đã lược giảm hình thức VBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã; bổ sung nghị quyết của Chính phủ là VBQPPL; thay đổi hình thức VBQPPL của Tổng Kiểm toán Nhà nước từ quyết định sang thông tư. Việc bổ sung nghị quyết của Chính phủ là VBQPPL nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tăng sự chủ động, linh hoạt cho Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành, kịp thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát sinh.

Tại phiên thảo luận các đại biểu cũng cho ý kiến vào một số nội dung như: Về thông qua Chương trình lập pháp hằng năm và điều chỉnh Chương trình lập pháp hằng năm; Về phản biện xã hội và tham vấn, góp ý đối với chính sách, dự thảo VBQPPL; Về thời hạn gửi hồ sơ thẩm tra; Về quy trình Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo luật, nghị quyết; Về việc lùi thời điểm trình Quốc hội, UBTVQH thông qua luật, pháp lệnh, nghị quyết; Về thời điểm có hiệu lực thi hành của Luật và điều khoản chuyển tiếp... Theo đại biểu Vũ Tuấn Anh (Phú Thọ), nếu chỉ tham vấn bằng hình thức hội nghị là rất khó, đại biểu thẳng thắn, không phải lúc nào chuyên gia trong nước và quốc tế cũng có thể đến dự họp để tham vấn, trong thời đại công nghệ thông tin, nên linh hoạt hơn về hình thức, phương pháp tham vấn chính sách. Đã tham vấn chính sách thì phải tham vấn các chuyên gia sẽ phù hợp hơn, thay vì tham vấn các cơ quan.

Khổng Thủy


Khổng Thủy

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri
2024-12-30 12:39:00

baophutho.vn Chiều 30/12, đồng chí Nguyễn Mạnh Sơn - Ủy viên BTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Việt Trì cùng Tổ đại biểu HĐND tỉnh khu vực thành phố Việt Trì và...

Kỳ họp thứ Chín, HĐND huyện Thanh Ba khóa XX

Kỳ họp thứ Chín, HĐND huyện Thanh Ba khóa XX
2024-12-17 16:45:00

baophutho.vn Ngày 17/12, HĐND huyện Thanh Ba khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ Chín để xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của địa...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long