{title}
{publish}
{head}
Cữ tháng Chạp, bông hoa chuối đỏ tươi cựa mình, cái rét gọi nhau lên núi, mảnh vườn hồi hộp đợi những nụ đào chúm chím đón chào năm mới. Tôi gom nhặt muôn giọt nắng tháng Chạp để nhóm cho riêng mình ngọn lửa thơm nồng sưởi ấm miền ký ức còn ngưng đọng đâu đây.
Ảnh minh họa
Thuở ấu thơ, những ngày cuối đông, tôi thường nghe mẹ nói: “Nắng ấm lên rồi, thoắt cái đã chuẩn bị qua tháng Chạp”. Lúc đó, tôi ngây ngô tự hỏi: “Việc đồng áng bộn bề, mẹ tất tả, cơ cực đến nỗi... quên cả thời gian?”. Tôi nhớ hồi ấy, mới hơn 4 giờ sáng, tiếng gà rộ lên từng chập, gian bếp chùng chình ngọn khói, mẹ chuẩn bị một chậu nước nóng bên hiên thúc giục anh em chúng tôi dậy rửa mặt rồi ăn sáng để mẹ kịp buổi chợ phiên. Mẹ bảo, chợ quê họp quanh năm vào các buổi sáng, chỉ nghỉ họp duy nhất là ngày mồng Một Tết Nguyên đán. Ở đó chỉ bày bán mớ rau, quả bầu, quả bí, con cua, con cá và những thứ trong nhà nuôi, trồng được. Đông vui, nhộn nhịp nhất là phiên chợ Tết, hàng hóa nhiều vô kể. Nào là những chú gà trống mào đỏ tươi, những phản thịt lợn ăm ắp, những mẹt gia vị thơm phức, những nải chuối, trái bưởi vàng ươm... xen lẫn tiếng cười nói rôm rả của người bán, người mua.
Trưa tháng Chạp, tôi cùng chúng bạn ngồi chơi trò nấu cơm bên góc vườn. Mấy đứa bảo nhau lấy ba viên gạch vỡ kê làm bếp. Nồi cơm là cái bát mẻ, gạo là nhúm cát vàng, múc nửa gáo nước đổ vào rồi gom lá khô châm lửa đốt. Đứa lớn quạt, đứa bé thổi, khói bay nghi ngút làm cả bọn má ửng đỏ, mắt cay cay. Thế rồi bữa cơm cũng được mấy “đầu bếp tí hon” nhanh chóng bày biện trên tàu lá chuối. Những gương mặt lọ lem, ngây ngô nhìn nhau cười hớn hở...
Có những buổi chiều tháng Chạp, tôi cùng đứa em gái chơi trò ô ăn quan dưới gốc nhãn. Bất chợt mấy chú chim từ đâu bay tới nhảy nhót khắp cành cao, thỉnh thoảng hót líu lo. Thấy vậy, tôi vơ vội cành củi khô ném mạnh lên vòm cây, khiến chúng giật mình bay dáo dác. Em gái tôi hồn nhiên bảo: “Anh hãy đối xử với bầy chim như bạn thân vì chúng cũng biết vui, biết buồn cùng cỏ cây hoa lá”. Nghe nó nói bùi tai, tôi không xua đuổi bầy chim nữa, đôi mắt dõi theo cánh chim bay trên bầu trời cao vút.
Buổi tối tháng Chạp se se lạnh. Sau bữa cơm đầm ấm trong gian bếp nhỏ, ông bà, bố mẹ tôi ngồi quây quần bên nhau bàn tính đủ thứ việc, nhưng chủ yếu là việc sắm Tết. Chúng tôi háo hức đợi ngày Tết để được khoe bộ áo mới, được ăn bánh chưng, được ăn cơm trắng không độn ngô, khoai, sắn, được ăn miếng giò lụa, miếng thịt mỡ, củ dưa hành...
Hôm nay, nơi núi rừng biên cương, tôi mải ngắm cơn gió cuối đông thong dong cõng ngọn khói mảnh mai bay qua bản làng heo hút. Thoảng nghe tiếng chim vương đầy nắng ngọt, tôi chợt thấy tâm hồn mình thanh thoát và quá đỗi bình yên khi nhớ về những tháng Chạp trong trẻo, ngọt ngào xưa cũ.
Mai Hạnh (Theo Báo Quân đội nhân dân điện tử)
“Được học”, “Bà đại sứ”, “Tro tàn của Angela”... là những tác phẩm hay về nghề giáo mà độc giả và các thầy cô nên đọc nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
baophutho.vn Từ ngày 17-18/11, tại sân khấu nhà văn hóa Khu Dù, xã Xuân Sơn, UBND huyện Tân Sơn tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng huyện Tân Sơn.
Hiện nay, công nghiệp văn hóa đang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự đa dạng sáng tạo trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, đem lại nhiều cơ hội mới cho văn nghệ sĩ....
Tôi ở Nha Trang 10 năm, khi trở lại quê nhà Quảng Ngãi, nhiều người bạn hỏi tôi rằng ấn tượng nhất của tôi về thành phố biển ấy là gì? Tôi nói ngay mà không cần phải ngập ngừng...
Đọc cuốn truyện 'Xóm Rồng đón Tết', không chỉ được đón Tết qua con chữ, các bạn nhỏ còn được khám phá nhiều tri thức văn hóa và những giây phút giải trí trong thời khắc giao...
Cuốn sách “Nghệ thuật hiện đại Đông Dương” của tác giả người Pháp Charlotte Aguttes-Reynier hé lộ tiểu sử và những tác phẩm hiếm có của các danh họa Việt Nam.
Nhà hát Sân khấu nhỏ 5B vừa phúc khảo vở kịch thiếu nhi Thế giới đồ chơi và câu chuyện Chú bé Rồng (tác giả: Vương Huyền Cơ, đạo diễn: Minh Quốc).
Tại vùng cao Bắc Kạn, ở những thôn, bản mù sương xa xôi vẫn còn những người già nặng lòng với chữ Nôm Dao, Nôm Tày. Những nét chữ rồng bay, phượng múa trong những cuốn thư tịch...
Những năm gần đây, sách Tết đã góp thêm phong vị ngày xuân cho mỗi gia đình và trở thành món quà ý nghĩa được đông đảo độc giả đón đợi. Nhiều cuốn sách Tết đã mở ra không gian...
Những quan sát và diễn giải của nhà thơ Jan Wagner về Việt Nam được coi như một lời cảm ơn mà ông dành cho người đọc và vùng đất Việt Nam, nơi làm nên chuyến đi không thể quên của ông.
baophutho.vn Sớm mai thức giấc, cơn gió mang cái lạnh se sắt từ đâu ùa về. Tia nắng mỏng manh không đủ sức tan đi giọt sương khuya còn ướt đầm trên lá,...
Mỗi năm qua đi, đời sống người dân lại có thêm nhiều đổi mới, làng quê như khoác thêm chiếc áo mới nhiều màu sắc, cho tôi thêm tự hào, thêm yêu quý biết bao xóm nhỏ của mình.