
{title}
{publish}
{head}
Từ hộ nghèo, sau khi được đào tạo nghề may miễn phí, chị H’Quỳnh ở buôn Ðắk Sắk (xã Ðắk Sắk, huyện Ðắk Mil, tỉnh Ðắk Nông) đã thoát nghèo, trở thành chủ xưởng may, tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động địa phương.
Chị H’Quỳnh hướng dẫn thợ may trong xưởng hoàn thiện các sản phẩm để giao cho khách hàng.
Chị H’Quỳnh cho biết, trước đây gia đình thuộc diện hộ nghèo, có thời điểm rơi vào cảnh chạy ăn từng bữa cho nên bản thân luôn trăn trở tìm cách thoát nghèo, để con cái có cuộc sống tốt hơn.
Sau khi tìm hiểu nhiều công việc, năm 2016, chị H’Quỳnh đã lựa chọn đi học nghề may tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên-Giáo dục nghề nghiệp huyện Ðắk Mil. Ðến năm 2018, chị H’Quỳnh tiếp tục xuống Thành phố Hồ Chí Minh để học nâng cao tay nghề.
Do thuộc diện hộ nghèo, lại là người dân tộc thiểu số cho nên chị H’Quỳnh được đào tạo nghề miễn phí. Ðến cuối năm 2018, sau khi kết thúc khóa học, chị mạnh dạn vay vốn ngân hàng chính sách xã hội để đầu tư mua máy may công nghiệp, mở một xưởng may tại địa phương.
Công việc ban đầu chủ yếu là nhận sửa chữa quần áo, may trang phục từ thổ cẩm M’nông cho đồng bào trong vùng. Khi xưởng đã đi vào hoạt động ổn định, dựa vào các mối quan hệ từ thời gian học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh, chị H’Quỳnh đã nhận các đơn hàng từ Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Ðồng Nai về may hoàn thiện.
Sau 3 năm hoạt động, xưởng may đã phát triển về quy mô, số lượng đơn hàng ngày càng lớn, chị H’Quỳnh nhận 5 phụ nữ người dân tộc thiểu số trong bon vào làm việc. Tuy nhiên, năm 2021, do dịch Covid-19, xưởng may không có đơn hàng, chỉ hoạt động cầm chừng, ảnh hưởng tới thu nhập của nhiều người lao động trong xưởng.
Chị H’Quỳnh đã tìm mọi cách xoay xở, duy trì hoạt động của xưởng, động viên người lao động cùng nhau vượt qua khó khăn. Ðến đầu năm 2023, khi các hoạt động kinh tế trở lại bình thường, xưởng của chị H’Quỳnh đã nhận được nhiều đơn hàng hơn.
Cùng thời điểm, huyện Ðắk Mil tổ chức các lớp dạy nghề may miễn phí cho người dân, xưởng của chị H’Quỳnh được chọn làm nơi cho học viên thực tập. Chị H’Lên, bon Ðắk Sắk cho biết, trước đây bản thân chỉ đi làm rẫy, thu nhập không ổn định cho nên gia đình thiếu trước, hụt sau. Sau khi được học nghề, có việc làm tại xưởng may, cuộc sống gia đình chị đã khá hơn, có điều kiện chăm lo học tập cho các con tốt hơn trước.
Hiện nay xưởng may của chị H’Quỳnh bảo đảm công việc thường xuyên cho 10 thợ may, thu nhập bình quân khoảng từ 6-7 triệu đồng/tháng, người lao động có thu nhập cao nhất là 8,5 triệu đồng/tháng.
Tất cả thợ may của xưởng đều là người M’nông ở buôn Ðắk Sắk, một số người thuộc diện hộ nghèo của xã. Từ cắt may, vắt sổ, may ráp đến hoàn thiện sản phẩm... tất cả đều được phân công cụ thể cho từng thợ may, tạo thành một dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp.
Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Giáo dục nghề nghiệp huyện Ðắk Mil Nguyễn Xuân Long cho biết: Thời gian qua, đơn vị đã phối hợp với các địa phương, tiến hành khảo sát nhu cầu và xây dựng kế hoạch, mở các lớp đào tạo nghề may cho lao động nông thôn.
Sau quá trình học, nhiều học viên đã tự tạo việc làm, tạo sản phẩm bán ra thị trường và vươn lên thoát nghèo. Riêng đối với xưởng may của chị H’Quỳnh là mô hình điển hình, chị H’Quỳnh không chỉ tự tạo được việc làm cho bản thân sau khi được đào tạo mà còn tạo việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho nhiều lao động vùng dân tộc thiểu số, góp phần đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo tại địa phương.
Chấn Hưng và Đặng Dương/nhandan.vn
Tại rẻo cao Bản Phùng (huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang) khi mùa vụ đã tạm lắng, không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ La Chí ngày ngày cần mẫn bên khung cửi, giữ...
Trống nêm là một nhạc cụ truyền thống, là “linh hồn” của đồng bào Dao đỏ ở xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Vào những ngày Tết, tiếng trống vang lên để xua đi những điều...
baophutho.vn Huyện Yên Lập là một trong những địa phương có tổng diện tích chè sản xuất lớn trong toàn tỉnh. Với điều kiện thổ nhưỡng có nhiều thuận lợi, từ...
Đó là Mí Lát ở buôn Chung, xã Ea Bar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Mặc dù đã trải qua gần 70 mùa rẫy, nhưng tiếng sáo của bà vẫn dặt dìu mỗi khi được cất lên, nhất là vào dịp...
baophutho.vn Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là...
baophutho.vn Xã Long Cốc, huyện Tân Sơn hiện có gần 700ha chè, trong đó phần lớn đang cho thu hoạch mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Để xây...
baophutho.vn Xã Tân Lập, huyện Thanh Sơn có chín khu dân cư với trên 1.270 hộ dân, với chín đồng bào dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó chủ yếu là đồng...
baophutho.vn Bằng nghị lực và sức lao động của mình, chị Trịnh Thị Thương – nữ dân tộc Dao ở khu Sơn Nga, xã Nga Hoàng (huyện Yên Lập) đã vươn lên thoát...
baophutho.vn “Giữ lửa” hạnh phúc và nhân lên nhiều gia đình hạnh phúc là mục đích hoạt động của câu lạc bộ (CLB) gia đình hạnh phúc khu Đa Đu, xã Thục...
baophutho.vn Nhận thức sâu sắc ý nghĩa cao đẹp của hành động hiến máu cứu người, từ năm 2012 đến nay, anh Đinh Trọng Khang - Bí thư Đoàn xã Cự Đồng, huyện...
baophutho.vn Từ một vùng quê miền núi còn nhiều gian khó với trên 90% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đến nay, xã Minh Hòa, huyện Yên Lập - một trong...
Theo Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam (gọi tắt là Đề án), xây dựng du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du...