
{title}
{publish}
{head}
Nhiều người thấy uống giấm táo trước bữa ăn có ích, có thể giúp giảm cảm giác thèm ăn và khiến họ không ăn quá nhiều.
1. Dinh dưỡng trong giấm táo
Giấm táo (ACV) được làm bằng cách lên men đường từ táo hoặc táo cùng với các loại trái cây như quả mâm xôi, được thêm vào trong quá trình sản xuất - biến chúng thành acid axetic là thành phần hoạt tính trong giấm.
Một thìa canh (15 ml) giấm táo cung cấp:
3 kcal/13 KJ
0,1 g carbohydrate
11 mg kali
1 mg canxi
1 mg magie
Giấm táo được sử dụng để bảo quản hoặc tạo hương vị cho thực phẩm, ngoài ra còn được quảng cáo là có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt, nhiều người ưa chuộng để kiểm soát cân nặng, mặc dù vẫn chưa có sự đồng thuận về cách tối ưu hóa lợi ích trao đổi chất của giấm táo.
Thời điểm tốt nhất trong ngày để uống giấm táo có thể thay đổi tùy theo mục tiêu của mọi người.
2. Tham khảo thời điểm uống giấm táo
Thời điểm tốt nhất trong ngày để uống giấm táo có thể thay đổi tùy theo mục tiêu của mọi người, chẳng hạn như giảm cân, cải thiện tiêu hóa, cân bằng lượng đường trong máu hoặc mục đích khác. Lượng giấm táo được sử dụng để giảm cân là 1 đến 2 muỗng canh (15 đến 30 ml) mỗi ngày, pha với nước. Giấm không pha loãng có thể làm bỏng bên trong miệng và thực quản. Tốt nhất nên chia đều thành 2 đến 3 lần uống trong ngày, uống trước bữa ăn.
Theo một số đánh giá, thời điểm uống giấm táo có thể có lợi là khi:
Vào buổi sáng
Buổi sáng có thể là thời điểm lý tưởng để uống giấm táo. Trong thử nghiệm lâm sàng này ở những người thừa cân hoặc béo phì, uống tới một thìa canh giấm táo trong 4 đến 12 tuần mỗi sáng làm giảm các đường huyết, chỉ số khối cơ thể (BMI), trọng lượng cơ thể, cholesterol, triglyceride, chu vi vòng eo.
Sau 12 tuần bổ sung giấm táo, những người tham gia đã giảm trung bình 6 đến 8 kg, BMI của họ cũng giảm tới 3 điểm.
Tuy nhiên, cần thêm nhiều nghiên cứu nữa để xác nhận những kết quả này trước khi các chuyên gia có thể đưa ra khuyến nghị chắc chắn.
Trước bữa ăn
Một vài thử nghiệm lâm sàng nhỏ cho thấy uống giấm táo trước bữa ăn có thể làm giảm cảm giác thèm ăn, giúp no nhanh hơn và điều chỉnh lượng đường trong máu sau khi ăn.
Tuy nhiên, những nghiên cứu này có quy mô nhỏ và được thực hiện trên những nhóm người cụ thể. Ví dụ, một thử nghiệm cho thấy giấm táo làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày ở 10 người mắc bệnh đái tháo đường type 1. Một nghiên cứu khác kết luận rằng giấm táo làm giảm cảm giác thèm ăn và tăng cường giảm cân ở 39 người thừa cân.
Vì các thử nghiệm lâm sàng này có quy mô rất nhỏ nên cần nghiên cứu thêm để xác định xem tác dụng của giấm táo có tương tự ở những nhóm dân số khác hay không.
Trước khi đi ngủ
Mặc dù có một số bằng chứng cho thấy uống giấm trước khi đi ngủ có thể giúp hạ đường huyết lúc đói ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 nhưng điều này không chỉ riêng với giấm táo.
Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào gợi ý nên uống giấm táo trước khi đi ngủ.
3. Tác dụng phụ tiềm ẩn của giấm táo
Hầu hết mọi người có thể sử dụng giấm táo thương mại một cách an toàn với lượng nhỏ. Một số nghiên cứu cho thấy rằng có thể dùng đến hai thìa canh một ngày.
Nghiên cứu cho thấy một số người đã sử dụng giấm táo một cách an toàn trong tối đa 12 tuần. Bạn có thể ít có khả năng gặp tác dụng phụ hơn nếu thêm giấm táo vào thức ăn thay vì uống. Tuy nhiên, giống như tất cả các loại thực phẩm bổ sung, giấm táo có thể gây ra tác dụng phụ hoặc rủi ro cho một số nhóm người nhất định.
Giấm táo không phải là thuốc nên không có hướng dẫn chính thức nào về cách sử dụng. Ngoài ra, dữ liệu về tác dụng của việc sử dụng lâu dài hoặc tiêu thụ một lượng lớn giấm táo cũng rất hạn chế.
Khả năng hạ đường huyết có thể gây ra vấn đề cho bệnh nhân đái tháo đường, bao gồm cả những người sử dụng insulin và có thể làm giảm nồng độ kali trong cơ thể. Vì lý do tương tự, tốt nhất nên tránh dùng giấm táo nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc lợi tiểu nào.
Đối với những người bị liệt dạ dày hoặc chậm làm rỗng dạ dày, khi quá trình vận chuyển thức ăn giữa dạ dày và ruột non bị chậm lại, giấm táo có thể làm các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn và nên tránh dùng.
Ngoài ra còn có lo ngại rằng giấm táo có thể gây hại cho men răng. Để phòng ngừa, nên pha loãng giấm một cách thích hợp, không bao giờ uống nguyên chất. Súc miệng bằng nước sạch sau khi uống cũng có thể giúp ích. Hãy hỏi ý kiến nha sĩ nếu bạn lo lắng. Tác dụng phụ còn có thể bao gồm: Kích ứng da, đau bụng...
Tốt nhất, nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thêm giấm táo vào chế độ ăn hàng ngày, nhất là những người đang dùng thuốc theo đơn bác sĩ, người có tình trạng bệnh lý như đái tháo đường, người có vấn đề về tiêu hóa.
4. Giảm cân cần chế độ ăn uống cân bằng và hoạt động thể chất
Mặc dù một số người tin rằng giấm táo có thể hỗ trợ giảm cân bằng cách kiểm soát cơn đói và đốt cháy calo khi uống trước bữa ăn nhưng các nghiên cứu khoa học hiện tại không đủ bằng chứng để chứng minh điều này. Các chuyên gia chưa tìm thấy tác dụng giảm cân đáng kể hoặc khả năng kiểm soát cơn đói lâu dài từ việc sử dụng giấm táo. Dù một vài nghiên cứu nhỏ gợi ý tiềm năng, vẫn cần nhiều nghiên cứu quy mô lớn và chất lượng hơn để xác nhận vai trò của giấm táo trong việc giảm cân.
Theo ThS.BS. Trần Nhựt Minh, An Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ, giấm táo không phải là một phép màu giảm cân mà nó chỉ hỗ trợ cho quá trình giảm cân và việc giảm cân hiệu quả phụ thuộc vào chế độ ăn uống cân bằng, lối sống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Giấm táo có thể giúp kiểm soát cân nặng bằng cách ổn định đường huyết và giảm cảm giác thèm ăn. Việc sử dụng giấm táo chỉ là một phần hỗ trợ, cần kết hợp với chế độ ăn uống cân đối, lối sống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên để đạt kết quả tốt nhất.
TS-BĐ (Theo suckhoedoisong.vn)
Chế độ ăn uống cân bằng đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sức khỏe đường ruột, nhờ cung cấp các dưỡng chất cần thiết, hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột và chức năng tiêu hóa.
Mục tiêu điều trị hoại tử chỏm xương đùi là giảm đau, cải thiện chức năng khớp và ngăn chặn quá trình phá hủy xương. Bên cạnh các phương pháp điều trị bảo tồn hay phẫu thuật...
Trào lưu uống nước cốt chanh buổi sáng khi bụng đói đang lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội. Nhiều người tin rằng nó mang rất nhiều lợi ích như thải độc, giảm cân, chữa dạ...
Lão hóa là kết quả của sự tích tụ tổn thương tế bào và phân tử dẫn đến giảm dần khả năng thể chất và tinh thần khiến chúng ta dễ mắc bệnh hơn và tử vong. Tuy nhiên, một thay...
Giá đỗ sử dụng hóa chất không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng, hương vị tự nhiên của giá đỗ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe người tiêu dùng. Tham khảo cách nhận biết...
Mỡ máu cao làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Người cao tuổi, có bệnh nền cần dùng thuốc để giảm chỉ số mỡ máu về mức an toàn theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó ăn...
Tổng Công ty Viễn thông Viettel cho biết đang triển khai chương trình ưu đãi nhằm nâng cao trải nghiệm dịch vụ thoại và dữ liệu di động cho người dùng.
rong những năm gần đây, An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH) được truyền tai rộng rãi tại Việt Nam như một ’thần dược' trong việc cấp cứu và phòng ngừa đột quỵ. Vậy có nên dùng...
Sắn dây được dùng làm thực phẩm và làm thuốc từ lâu đời. Ngoài những ứng dụng cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, hiện nay sắn dây còn được sử dụng làm thuốc tốt cho người mắc...
Mỗi khi chạm vào nước hoặc đi xe máy, người bệnh Nguyễn Vân Anh (sinh năm 1978 ở Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) lại phải chịu đựng cảm giác tê bì, tím tái, đau nhức dữ dội ở các đầu...
Dứa là một loại cây nhiệt đới với hương vị tươi ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Các chất dinh dưỡng trong dứa có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ.
Vỏ của quả dứa thường bị bỏ đi nhưng nếu biết cách sử dụng lại mang đến những lợi ích sức khỏe không ngờ, đặc biệt trong mùa hè nắng nóng sắp đến.