
{title}
{publish}
{head}
Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) của Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu có hiệu lực thi hành từ 14/2. Chỉ sau 1 tuần thực hiện đã làm khuấy đảo “giới” phụ huynh cũng như tạo nhiều ý kiến trong dư luận xã hội khi có rất nhiều điểm mới.
Trường Tiểu học Gia Cẩm, TP Việt Trì với mô hình trường học hạnh phúc thường xuyên tổ chức các chương trình ngoại khóa thúc đẩy sáng tạo, tự học cho học sinh
Với tư cách một bà mẹ có con học lớp 5, tôi thấy rất hợp lý. Chuyện học thêm lâu nay diễn ra như một nhẽ đương nhiên, một sự vô lý kéo dài đến nỗi nó trở thành... chân lý, đặc biệt với học sinh trường công.
Những quy định mới từ thông tư 29 về cơ bản sẽ cấm dạy thêm với học sinh tiểu học; với học sinh cấp trên, chỉ dạy thêm cho học sinh giỏi và học sinh cần bổ trợ hoặc trường hợp cuối cấp cần ôn thi tốt nghiệp. Nghĩa là, việc học thêm chỉ dành cho những người... thực sự cần nó, chứ không phải theo trào lưu, bị ép buộc hoặc đơn giản chỉ là thói quen. Với phụ huynh, có lẽ điều lo lắng nhất là việc đưa đón học sinh bị đảo lộn. Vì nhiều nhà con nghỉ sớm, không thể đón được nên nhiều bố mẹ đành cho con học thêm, tan làm đón là vừa. Nhưng đó là vấn đề của phụ huynh, nên tìm cách giải quyết nó chứ không nên bắt trẻ chịu thay áp lực cho mình. Trường học nào cũng có thư viện, các con có thể lên đó hoặc ra sân chơi đợi bố mẹ, việc này không phải tệ.
Giờ học chính khóa của học sinh Trường THCS Phương Xá, huyện Cẩm Khê
Điều dễ nhìn thấy đằng sau Thông tư 29 là sự thay đổi tư duy rất lớn về giáo dục. Đó là không tập trung vào thành tích, vào điểm số. Thông tư giúp tư duy lại về bản chất của giáo dục không chỉ là truyền dạy kiến thức mà còn là phát triển con người toàn diện.
Việc học không chỉ là tiếp thu kiến thức mà còn là quá trình rèn luyện bản thân. Học sinh cần đến trường để học về tính kỷ luật, về làm việc nhóm, về các kỹ năng sống, kỹ năng xử lý cảm xúc... là những thứ mà khi ra trường, đi làm, các em sẽ được áp dụng, nó trở thành một vốn sống được trau dồi trong nhiều năm. Chương trình học phổ thông không phải là chương trình dành cho thiên tài hay những người xuất chúng (Nếu thực sự việc học hành đang quá tải, quá nhiều bài tập, thì việc thay đổi nên tập trung vào sách giáo khoa chứ không phải ở học sinh).
Hơn nữa, ngày nay công nghệ, AI giúp việc tiếp cận kiến thức đã quá dễ dàng. Nó mở ra một chân trời mới cho tất cả khi mọi học sinh đều có thể tự học. Nó sẽ rèn rũa cho các em một kỹ năng mới - kỹ năng này vô tình lại vô cùng quan trọng với bất kỳ cá nhân nào muốn “sinh tồn” và phát triển trong thời đại mới.
Học sinh tiểu học huyện Lâm Thao trải nghiệm, vui chơi
Thực hiện Thông tư 29, từ sau Tết Nguyên đán, các trường học trên địa bàn tỉnh đã đồng loạt dừng tổ chức dạy thêm cho học sinh. Học kỳ 2 năm học 2024-2025, Phú Thọ cũng quyết định thực hiện thí điểm học 5 ngày/tuần đối với 14 trường THPT và 22 trường THCS trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh đã yêu cầu Sở GD&ĐT, UBND các huyện, thành, thị tập trung chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh tổ chức phổ biến tuyên truyền, quán triệt đầy đủ nội dung của Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT tới cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh.
Thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT, trong đó chú ý: Dạy thêm, học thêm chỉ được tổ chức khi học sinh, học viên có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Nhà trường, tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm.
Có thể nói, cho đến nay, Thông tư 29 được nhiều ý kiến đánh giá là bước đi mạnh mẽ nói không với dạy thêm, học thêm có thu tiền trong trường học, tình trạng giáo viên ép học sinh đi học thêm điều đã tồn tại hàng chục năm qua, gây bức xúc cho nhiều phụ huynh khi nhiều trường hợp phụ huynh bị giáo viên ép đăng ký học thêm cho con dưới hình thức tự nguyện. Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng tới là không có dạy thêm, học thêm trong nhà trường. Tinh thần hướng tới của Thông tư 29 là “vì một nền giáo dục với những giá trị tốt đẹp” và vì sự tôn nghiêm của nhà giáo.
Gia Minh
baophutho.vn Ngày 20/2, Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ đã có Tờ trình số 11/TTr-SGD&ĐT đề nghị UBND tỉnh xem xét, quyết định thành lập Trường Trung học phổ...
baophutho.vn Ngày 19/2, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lâm Thao tổ chức hội nghị tổng kết Hội thi giáo viên dạy giỏi mầm non cấp huyện, năm học 2024-2025.
baophutho.vn Thời gian qua, các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động, chương trình ngoại khóa bổ ích nhằm giúp học sinh các cấp...
baophutho.vn Huyện Hạ Hòa có 73 cơ sở giáo dục với trên 22.000 học sinh. Đến nay, 100% các trường có đủ phòng học, tỷ lệ phòng học kiên cố chiếm 94,4%; số...
baophutho.vn Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, từ năm 2019, ngành Giáo dục và Đào tạo đã chủ động xây dựng Trường học An toàn - Thân thiện - Bình đẳng trong toàn...
baophutho.vn Theo Thông báo số 13/TB-UBND ngày 17/2/2025, của UBND tỉnh Phú Thọ về việc tuyển dụng giáo viên Tiểu học, THCS, THPT; nhân viên các cấp học...
baophutho.vn Ngày 17/2, Sở GD&ĐT ban hành công văn số 182/SGD&ĐT-GDTrH về việc tăng cường công tác hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Trong...
baophutho.vn Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025, Phú Thọ quyết định thực hiện thí điểm học 5 ngày/tuần đối với 14 trường THPT và 22 trường THCS trên địa bàn tỉnh.
baophutho.vn Ngay từ đầu năm học, Trường THPT Nguyễn Tất Thành đã xây dựng kế hoạch, đề ra chỉ tiêu phấn đấu cụ thể cho từng khối lớp; các tổ, nhóm chuyên...
baophutho.vn Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 năm học 2024-2025 đã “lộ diện” những học sinh đạt thủ khoa, trong đó có nhiều em đến từ... trường...
baophutho.vn Ngay sau khi công bố môn thi thứ 3, Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026, Sở GD&ĐT cũng vừa công bố cấu trúc và đề thi tham...