{title}
{publish}
{head}
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa
Chiều 16/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Cùng tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Bộ trưởng, Thủ trưởng các bộ, cơ quan: Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải và lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan liên quan.
Các đại biểu tham dự cuộc họp đã phân tích, thảo luận sâu về tình hình quốc tế, nhất là trước việc một số nước điều chỉnh chính sách tài khóa, tiền tệ và tác động tới Việt Nam; các vấn đề liên quan điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ trong nước như: Tình hình tỉ giá, lãi suất, diễn biến thị trường vàng, lạm phát, thu ngân sách, chi tiêu công, dư địa chính sách. Các đại biểu rà soát và đề xuất một số giải pháp điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ thời gian tới phù hợp với tình hình.
Sau khi nghe các báo cáo và ý kiến thảo luận của lãnh đạo các bộ, ngành liên quan, kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh đến nay, chúng ta vẫn đang thực hiện được mục tiêu quan trọng nhất là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; kiểm soát tốt nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia và bội chi ngân sách; phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc; bảo đảm ổn định chính trị, an sinh xã hội, an ninh, an toàn, an dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo, vùng dân tộc ít người; bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.
Trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tác động lớn tới trong nước, thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm giữ vững bản lĩnh, bình tĩnh, không chủ quan cũng không quá lạc quan, không bi quan, không hoang mang, dao động, có giải pháp từ sớm, từ xa, từ cơ sở để tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế và phát triển bền vững các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác.
Trong đó, về chính sách tài khóa, Thủ tướng yêu cầu triệt để thực hiện tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước; tiếp tục thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân.
Cùng với đó, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, kích hoạt mọi nguồn lực xã hội; khẩn trương nghiên cứu phát hành trái phiếu Chính phủ để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển, tập trung vào hạ tầng chiến lược, nhà ở xã hội, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.
Thủ tướng yêu cầu trước mắt cần huy động ngay khoảng 100 nghìn tỷ đồng phục vụ các dự án trung hạn giai đoạn 2021-2025; về lâu dài tiếp tục nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền việc chuẩn bị các dự án đầu tư hạ tầng chiến lược. Theo Thủ tướng, sở dĩ chúng ta làm được việc này là dựa trên cơ sở nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài trong giới hạn cho phép, bội chi ngân sách thấp hơn quy định, tăng thu ngân sách lớn.
Về chính sách tiền tệ, cần đảm bảo hài hòa, hợp lý giữa tỉ giá và lãi suất; sử dụng hợp lý các công cụ thị trường, trong đó có việc bơm tiền ra, hút tiền vào phù hợp. Lưu ý không để tỉ giá ảnh hưởng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; giữ ổn định tương đối về tỉ giá. Dứt khoát thực hiện các giải pháp tạo thuận lợi tiếp cận tín dụng; tiết giảm chi phí, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, đặc biệt là đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động của ngân hàng, phấn đấu giảm lãi suất cho vay từ 1-2% để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tăng việc làm, tạo sinh kế cho người dân, phấn đấu tăng tín dụng 5 – 6% ngay trong quý II/2024.
Về thị trường vàng, Thủ tướng nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và quốc tế, trong đó có giải pháp truyền thông phù hợp, tăng cường thanh tra, giám sát, xử lý nghiêm các sai phạm; các ngân hàng thương mại đồng hành cùng với Ngân hàng Nhà nước về vấn đề này; kiên quyết thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh, mua, bán vàng, đến ngày 15/6 tới, đơn vị nào không thực hiện hoá đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng thì rút giấy phép; tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, đánh giá, tổng kết việc thực hiện Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh cắt giảm thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ tham mưu ban hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, đặc biệt là chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng và tài chính.
Cùng với đó, các cơ quan, trong đó có Bộ Công an tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm theo quy định các hành vi vi phạm liên quan buôn lậu, găm hàng, đội giá, không tuân thủ pháp luật.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thông tin, truyền thông phản ánh kịp thời, đúng tình hình, tạo đồng thuận trong xã hội; góp phần thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chỉ đạo, điều hành nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Nguồn dangcongsan.vn
Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước vừa có Thư thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3. Báo Nhân Dân xin giới thiệu toàn văn thư thăm hỏi.
baophutho.vn Sáng 8/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện...
Thủ tướng tin tưởng hợp tác kinh tế-đầu tư-thương mại Việt-Trung, nhất là phát triển kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là động lực quan trọng, đột phá, giúp đưa mối quan hệ giữa 2...
Theo phản ánh của một số địa phương, doanh nghiệp, một số quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt nhưng chưa phù hợp với các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch có tính...
Sáng 8/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số dự sự kiện Ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng 2024. Cùng dự có Thống đốc Ngân hàng...
Chiều 5/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Gần đây, trên cả nước ghi nhận một số vụ ngộ độc, đặc biệt vụ việc xảy ra ở Long Khánh (Đồng Nai) hôm 30/4 khiến hàng trăm người phải nhập viện điều trị, gây lo ngại trong nhân dân.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính, phát triển thị trường carbon và các cơ chế quản lý tín chỉ carbon...
Sáng 27/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Viện Kinh tế - Văn hóa (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) tổ chức Hội thảo...
Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển KT-XH; kiềm chế lạm phát, theo dõi kỹ lưỡng...
Sáng 20/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về bảo đảm cung ứng điện trong mùa cao điểm nắng nóng sắp tới cũng như cả năm 2024.