{title}
{publish}
{head}
Gắn liền với sự ra đời, phát triển của giá trị nhân văn, là chuẩn mực cao nhất của tâm linh, đạo đức, tình cảm... của con người, văn hóa có mặt trong tất cả các lĩnh vực, phạm vi hoạt động của đời sống xã hội và là nhân tố nâng cao giá trị của các hoạt động vật chất, tinh thần của con người. Văn hoá và Báo chí có mối quan hệ khăng khít và biện chứng, báo chí là bộ phận của văn hoá nhưng báo chí cũng sáng tạo ra và phổ biến văn hoá, lưu truyền văn hoá... trở thành một bộ phận cấu thành văn hóa, đồng thời là phương tiện thực thi, quảng bá văn hóa.
Bác Hồ với các phóng viên báo chí. (Ảnh tư liệu).
Tuy nhiên, trong nhiều năm nay, trong hoạt động báo chí của nước ta đã và đang tồn tại một số yếu kém, khuyết điểm mang tính chất “phi văn hoá” đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn chưa được khắc phục triệt để. Thậm chí có mặt, có lúc, có nơi còn trầm trọng hơn. Một số cơ quan báo chí thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức năng tư tưởng, văn hoá, có biểu hiện xa rời sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, xa rời tôn chỉ, mục đích, thông tin không trung thực, thiếu chính xác, phản ánh nhiều về tiêu cực và tệ nạn xã hội, ít tuyên truyền các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước; khuynh hướng tư nhân hoá, thương mại hoá báo chí, tư nhân núp bóng để ra báo, kinh doanh báo chí ngày càng tăng... Những nhận định từ Nghị quyết Hội nghị Trung ương V (khóa X) về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới cách đây 15 năm xem ra vẫn vẹn nguyên giá trị.
Tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn nhưng những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn diễn ra tình trạng phóng viên các báo, tạp chí nhũng nhiễu, vòi vĩnh, có các hành vi rất phản cảm gây bức xúc cho chính quyền địa phương, doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn. Xuất hiện ngày càng nhiều phóng viên mang giấy giới thiệu của tạp chí có cơ quan chủ quản là các hội nghề nghiệp đến cơ quan, đơn vị liên hệ công tác với những yêu cầu, đòi hỏi vô lý, không liên quan đến tôn chỉ, mục đích hoạt động của cơ quan mình. Nhiều phóng viên về địa phương, trường học, doanh nghiệp với lý do “điều tra theo đơn thư bạn đọc” rồi gợi ý làm hợp đồng truyên truyền để không đăng tải các sai phạm...
Thực trạng trên đã gây bức xúc trong dư luận, hạ thấp uy tín, vị thế của những nhà báo chân chính. Thực chất đó là các hành vi “phi văn hoá” của một bộ phận phóng viên, cơ quan báo chí hiện nay.
Phân tích về những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong hoạt động báo chí hiện nay, Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng: Thứ nhất, một số cơ quan báo chí, mà cụ thể là cấp uỷ, Ban Biên tập chưa thực sự coi trọng vấn đề giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho nhà báo gắn liền với đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ. Thứ hai, có một bộ phận những người làm báo chưa tự giác rèn luyện phẩm chất, thiếu tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp. Họ không vượt qua được cám dỗ và vật chất; có hiện tượng kéo nhau “đánh hội đồng”, rình rập, bới móc, đe dọa để phục vụ “lợi ích nhóm”. Thứ ba, một số cơ quan báo chí đang gặp khó khăn; có tình trạng khoán doanh thu, khoán quảng cáo cho phóng viên nên phóng viên đi làm nghiệp vụ thì ít mà làm kinh tế thì nhiều. Thứ tư, có tình trạng người làm báo sử dụng mạng xã hội không đúng đắn, không bám sát các quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam, từ đó nảy sinh tiêu cực.
Trong số bốn nguyên nhân đó, nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, tựu lại hai điểm: Một là, quản lý của cơ quan báo chí, các cấp hội nhà báo đối với phóng viên, hội viên của mình. Qua theo dõi cho thấy phần lớn những vụ vi phạm là ở những người chưa có thẻ nhà báo, mới chỉ là người thử việc. Bên cạnh đó, tình trạng quản lý lỏng lẻo lực lượng cộng tác viên của các cơ quan thường trú, văn phòng đại diện, từ đó phát sinh nhiều tiêu cực, sai phạm. Khi vụ việc xảy ra thì các cơ quan báo chí thường cắt hợp đồng hoặc báo cáo đây không phải là phóng viên mà chỉ là cộng tác viên. Thứ hai, bản thân phóng viên, cộng tác viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện và có sự suy thoái đạo đức, từ đó dẫn đến làm nghề không chính trực.
Hồ Chủ tịch- người sáng lập, người thầy vĩ đại của nền báo chí cách mạng Việt Nam đã từng dạy : “Nói đến báo chí trước hết phải nói đến người làm báo chí”. Người làm báo là chủ thể của báo chí. Do đó, để xây dựng cơ quan báo chí văn hoá thì việc quan trọng có tính chất tiên quyết là phải xây dựng được người làm báo văn hoá với yếu tố cốt lõi không thể thiếu là lòng tự trọng và chuẩn mực trong đạo đức nghề báo.
Biểu hiện đầu tiên thể hiện sự thiếu tự trọng, thiếu chuẩn mực của phóng viên, nhà báo là hành vi tự hạ thấp mình, hạ thấp uy tín, vị thế của cơ quan và cả tập thể những người làm báo khi vô liêm sỉ gợi ý, thậm chí doạ dẫm, “tống tiền” cá nhân, doanh nghiệp; bất chấp các thủ đoạn để trục lợi cá nhân. Không thể có cơ quan báo chí văn hoá khi vẫn còn các cá nhân có biểu hiện này trong bộ máy.
Tác phẩm báo chí là thước đo chính xác nhất của trí tuệ, bản lĩnh, kỹ năng nghề nghiệp của mỗi người làm báo. Do đó, biểu hiện thứ hai của sự thiếu tự trọng, chuẩn mực đạo đức, “phi văn hoá” của một số phóng viên, nhà báo thể hiện qua các tác phẩm báo chí. Có thể phân ra làm mấy loại sau: Những tác phẩm chạy theo thị hiếu tầm thường nhằm tăng lượng truy cập; những bài báo ẩn chứa những toan tính, mưu mô, thiếu khách quan, trung thực; những bài báo nhạt, kém chất lượng, vô thưởng vô phạt.
Chúng ta đã nghe nhiều đến việc “đánh hội đồng” một doanh nghiệp, nhãn hàng thoạt nhìn cứ ngỡ đấy là việc làm khách quan, trung thực, chống tiêu cực của hàng loạt các cơ quan báo chí. Nhưng bản chất đó là sự thông đồng tạo lợi thế, “đánh cho chết” một đối tượng nào đấy theo kịch bản, đơn đặt hàng của đối tượng giấu mặt nhằm trục lợi bất chính. Đã có nhiều cơ quan báo chí bị xử lý kỷ luật, nhiều phóng viên vướng vòng lao lý vì các hành vi thiếu tự trọng, chuẩn mực đạo đức, “phi văn hoá” báo chí này.
Không vi phạm quy định pháp luật, nhưng sản phẩm báo chí kém chất lượng, nhàn nhạt, vô thưởng vô phạt, không có tác động đóng góp gì cho xã hội cũng là biểu hiện của sự thiếu tự trọng, chuẩn mực văn hoá nghề nghiệp. Nguyên nhân của tình trạng này là do phóng viên lười đi cơ sở, không thường xuyên học tập, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ, tư duy sáng tạo hạn chế. Nguy hiểm hơn, thời gian gần đây đã xuất hiện tình trạng phóng viên ngồi nhà lướt mạng xã hội, sử dụng thông tin trên mạng xã hội xào xáo để thành tác phẩm báo chí đăng tải, dần từng bước chấp nhận để mạng xã hội dắt mũi. Làm sao có cơ quan báo chí văn hoá, người làm báo văn hoá khi nhất loạt đăng tin, xoáy sâu vào những chuyện đời tư rất vụn vặt, tầm thường của ca sỹ, diễn viên, người nổi tiếng với các tít kiểu như “Rộ tin đồn...”, “Xôn xao chuyện...”, “Lộ diện người tặng quà ...”... Vị thế, uy tín của báo chí suy giảm cũng từ đây.!
Yếu tố cấu thành văn hóa báo chí quan trọng đầu tiên là đòi hỏi người làm báo phải có văn hóa, nhà báo phải luôn luôn coi tác nghiệp của mình là hoạt động văn hóa.Trong bối cảnh báo chí nước ta đang phát triển mạnh mẽ nhưng kèm theo đó, đạo đức nghề báo, văn hoá báo chí lại đang có những biểu hiện xuống cấp đáng lo ngại, vấn đề đặt ra hiện nay là những người làm báo cần tăng cường hơn nữa lòng tự trọng trong việc rèn luyện đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; thực hiện nghiêm túc Luật Báo chí, Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam. Các cơ quan báo chí cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, phóng viên; có biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ đảm bảo phóng viên tác nghiệp đúng tôn chỉ mục đích của tờ báo, tạp chí, kịp thời nhắc nhở, răn đe, xử lý khi có vi phạm...
Mỗi người làm báo tự trọng trong hoạt động nghiệp vụ, cuộc sống hàng ngày sẽ chủ động chấp hành nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, nội quy, quy chế, quy định của cơ quan, 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam và Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam ... Đây là các nhân tố để xây dựng nên cơ quan văn hoá báo chí, nền văn hoá báo chí cách mạng Việt Nam.
Phương Đông
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
baophutho.vn Thực hiện Quy định số 213-QĐ/TW, ngày 2/1/2020 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với tổ...
Từ quan hệ “Đối tác tin cậy, ổn định lâu dài” năm 2002, đến nay Việt Nam và Nhật Bản đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á...
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh: Chúng tôi thống nhất cùng ra Tuyên bố Chung về nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì Hòa bình và Thịnh vượng tại...
baophutho.vn Đạo đức nghề báo chính là những nguyên tắc, những chuẩn mực được hình thành trong các mối quan hệ ứng xử nghề nghiệp của nhà báo, được thể chế...
Đây là chuyến thăm chính thức Nhật Bản đầu tiên của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trên cương vị Người đứng đầu Nhà nước và là chuyến thăm Nhật Bản thứ tư của các Chủ tịch nước Việt Nam.
Đại diện Việt Nam cho rằng Liên hợp quốc, trong đó có Hội đồng Bảo an, cần có cách tiếp cận toàn diện để thúc đẩy hòa bình và phát triển bền vững, phá vỡ vòng luẩn quẩn của...
baophutho.vn Ngày 20/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH...
Trong khuôn khổ các hoạt động tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2023 và các sự kiện liên quan, Chủ tịch nước đã có hàng loạt hoạt động bao gồm tham dự các cuộc họp, cuộc làm việc,...
Truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là một đề tài khó, đặc biệt trong trong bối cảnh chuyển đổi số. Nhà báo viết về đề tài này cần có trình độ nghiệp vụ chắc chắn,...
baophutho.vn “Đánh chết cái nết không chừa” là câu thành ngữ dùng để chỉ những kẻ ngoan cố, đã phải trả giá, bị trừng phạt nặng nề nhưng vẫn không biết ăn...
baophutho.vn Ngày 16/11, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy chủ trì hội nghị báo cáo viên trung ương tháng 11/2023.