
{title}
{publish}
{head}
Tại Diễn đàn người lao động năm 2023 với chủ đề “Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động và tổ chức Công đoàn” do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và Văn phòng Quốc hội phối hợp tổ chức, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã đưa ra những vấn đề và hướng giải quyết về chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên, trong đó có nêu: Phối hợp với Bộ Nội vụ kiến nghị xem xét nâng phụ cấp ưu đãi với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ phối hợp Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xem xét đưa giáo viên mầm non vào nhóm ngành nghề nặng nhọc, độc hại.
Cô và trò Trường Mầm non Chú Gấu Nhỏ (TP.Việt Trì) tham gia hoạt động trải nghiệm ngoài trời. Ảnh Cẩm Nhung
Trước thông tin này các giáo viên mầm non đều cho rằng: Đề xuất giáo viên mầm non là ngành nghề nặng nhọc, độc hại là phù hợp thực tế. Bởi giáo viên bậc mầm non có những đặc thù, vất vả riêng so với các bậc học khác. Các cô giáo mầm non bao giờ cũng phải đi làm rất sớm, về nhà muộn. Thông thường 6h30 phút hàng ngày các cô đã phải có mặt ở trường để vệ sinh lớp học, chuẩn bị đón trẻ. Buổi chiều phải đợi khi nào phụ huynh đến đón con xong các cô giáo mới được về, dù đã quá giờ quy định. Nếu như các ngành nghề khác chỉ làm việc 8 tiếng/ngày, thì giáo viên mầm non phải làm từ 10-12 tiếng/ngày.
Buổi trưa các cô giáo mầm non hầu như không được nghỉ ngơi mà phải thức trực trưa cho học sinh ngủ, đảm bảo an toàn cho các con; tranh thủ lúc học sinh ngủ chuẩn bị sổ sách chuyên môn, bài học... Đặc biệt, giáo viên mầm non dạy trẻ từ 1-6 tuổi, ở độ tuổi này, hầu như trẻ chưa có kỹ năng tự phục vụ, chăm sóc bản thân, hầu hết mọi hoạt động từ vui chơi, ăn ngủ nghỉ đều cần giáo viên giúp đỡ, hướng dẫn. Giáo viên mầm non phải vừa là cô giáo, vừa là người mẹ... Mặc dù công việc vất vả, nhưng mức lương của giáo viên mầm non lại rất thấp, với những trường ngoài công lập, dù mức lương cao hơn, nhưng yêu cầu của phụ huynh với giáo viên cũng cao hơn rất nhiều, áp lực bởi vậy cũng tăng lên nhiều lần.
Do đặc thù nghề nghiệp, đã có giáo viên mầm non không thể làm việc đến khi đủ tuổi nghỉ hưu, họ chấp nhận “về hưu non”, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của giáo viên khi về hưu. Một bộ phận không nhỏ giáo viên đã nghỉ việc chuyển hướng làm công việc khác nhằm nâng cao thu nhập, trang trải cuộc sống gia đình. Thống kê mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, trong ba năm học vừa qua kể từ tháng 8/2020 đến tháng 8/2023, tổng số giáo viên mầm non, phổ thông trong cả nước nghỉ việc, bỏ việc lên đến hơn 40.000 người (trong đó giáo viên mầm non chiếm số lượng lớn nhất). Trong đó hai năm học có số lượng giáo viên bỏ việc nhiều nhất là năm 2021-2022 (khoảng 16.000 người) và năm học 2022-2023 (hơn 13.000 người).
Thời gian qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách quan tâm đến lực lượng nhà giáo. Những nhà giáo công tác tại vùng núi, biên giới, hải đảo... còn được hưởng một số chính sách ưu đãi khác. Đối với giáo viên mầm non ngoài công lập, trong dịch COVID-19, các trường mầm non ngoài công lập bị ảnh hưởng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu Chính phủ, Quốc hội ban hành Nghị quyết 103 hỗ trợ giáo viên mầm non ngoài công lập, đã chi trả cho hơn 50.000 người với số tiền là 158 tỷ đồng. Tuy nhiên, so với những vất vả, hy sinh của giáo viên mầm non, chính sách cần phải ưu tiên nhiều hơn để động viên họ.
Ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Chính sách Pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết: "Trong điều kiện tuổi nghỉ hưu của lao động nam tăng lên 62 tuổi và nữ là 60 tuổi, giáo viên mầm non là nhóm đối tượng rất khó đáp ứng được độ tuổi này do những đặc thù về nghề nghiệp - bản chất của việc đề xuất công nhận giáo viên mầm non là ngành nghề nặng nhọc, độc hại để họ được nghỉ hưu sớm hơn 5 năm so với quy định chung. Ngay từ khi sửa đổi Luật Lao động 2019, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã lấy ý kiến viên chức, người lao động công tác trong lĩnh vực này và đề xuất với các cơ quan chức năng nhưng chưa được phê duyệt. Trong thời gian tới, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam sẽ tiếp tục kiến nghị nội dung này để đảm bảo quyền lợi của người lao động". Cũng về vấn đề chế độ chính sách đối với giáo viên mầm non, mới đây, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn thông tin: "Chính phủ đang điều chỉnh luật Bảo hiểm xã hội và trong góp ý với dự thảo luật, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có ý kiến chính thức đề nghị đưa giáo viên mầm non vào đối tượng làm công việc nặng nhọc, độc hại. Giáo viên mầm non cần có chế độ nghỉ hưu thuộc nhóm lao động nặng nhọc, nữ vẫn giữ ở tuổi 55 nhưng đảm bảo thu nhập và chế độ để không có sự thiệt thòi". Đề xuất này nhận được sự đồng tình của đông đảo đội ngũ giáo viên mầm non. Bởi thực tế khi ở độ tuổi trẻ trung, các cô giáo mầm non rất nhiệt huyết, nhưng khi đã lớn tuổi, bị hạn chế về sức khỏe, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc cũng kém đi.
Trước khai giảng năm học mới 2023-2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn dành nhiều thời gian chia sẻ về chế độ, chính sách cho giáo viên mầm non. Ngoài việc khẳng định Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ kiên trì kiến nghị về việc giữ tuổi nghỉ hưu với giáo viên mầm non, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn còn nêu một số đề xuất nhằm cải thiện thu nhập, đời sống cho giáo viên mầm non trong khả năng có thể về nguồn lực. "Bước đầu Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ đã có sự thống nhất, dự kiến sẽ tăng mức phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non thêm 10% và đối với tiểu học thêm 5%. Vấn đề còn lại là cần có sự thống nhất với Bộ Tài chính, báo cáo đến Chính phủ và các bộ, ngành. Hy vọng việc này sớm được thống nhất, tuy con số nhỏ nhưng thực hiện được sẽ thêm một phần động viên cho giáo viên mầm non". Người đứng đầu ngành Giáo dục và Đào tạo cũng chia sẻ thực tế, giờ làm việc của giáo viên mầm non hiện nhiều hơn thời gian quy định, do trẻ đến sớm về muộn theo giờ làm việc của cha mẹ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên áp lực cho giáo viên mầm non, nên Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cùng các bộ, ngành tiếp tục xem xét, lưu ý đến thù lao cho giờ làm việc nhiều của giáo viên mầm non.
Được biết, trong thời gian tới Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đẩy mạnh chỉ đạo, quan tâm tới sự phát triển của giáo dục mầm non trên mọi phương diện, coi là trọng tâm trong điều chỉnh chính sách ở tầm vĩ mô.
Phạm Kim
{name} - {time}
baophutho.vn Tết Trung thu là dịp nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm của người dân tăng cao cả về số lượng và chủng loại, đặc biệt là các loại bánh, mứt,...
baophutho.vn Trong hơn ba năm qua, cùng với các thành phần kinh tế khác, hệ thống doanh nghiệp nhà nước (DNNN)- khu vực được xem là trụ cột của nền kinh tế...
baophutho.vn Ngày 12/9, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã có văn bản số 23/BCH-VPTT về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
baophutho.vn Không phải ngẫu nhiên mà an toàn giao thông (ATGT) luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm lớn của toàn xã hội, là câu chuyện dẫu “biết rồi, khổ...
baophutho.vn Qua trò chuyện, tìm hiểu, nắm bắt, có thể thấy, ở thời điểm năm học mới bắt đầu, không ít bậc phụ huynh cùng chung mối quan tâm, thậm chí băn...
baophutho.vn Thời tiết đang có những diễn biến thất thường, thiên tai, lũ lụt có thể xảy ra bất cứ khi nào. Để chủ động ứng phó trước những diễn biến tiêu...
baophutho.vn Bảo hiểm tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp là chính sách nhân văn nhằm hỗ trợ người lao động (NLĐ), người sử dụng lao động một phần chi...
baophutho.vn An ninh lương thực quốc gia là vấn đề quan trọng của đất nước trước mắt cũng như lâu dài, luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, chỉ...
baophutho.vn Thị trường bất động sản có vai trò quan trọng trong “hệ sinh thái” kinh tế và liên quan trực tiếp đến nhiều ngành kinh tế: Công nghiệp xây...
baophutho.vn Những năm qua, tình trạng sạt lở đất, lũ ống, lũ quét… do thiên tai trên địa bàn tỉnh xảy ra đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất...
baophutho.vn Vừa qua, dư luận quan tâm nhiều đến tình trạng sạt lở đất ở hẻm 36, đường Hoàng Hoa Thám, phường 10, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng khiến hai người...
baophutho.vn Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang hiện diện và diễn biến xấu dần qua mỗi năm. Việt Nam được xác định là một trong số những quốc gia trên thế giới...