
Giải pháp cho ô nhiễm nhựa
2023-06-05 08:23:00
baophutho.vn Trước những vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT) được chú trọng, quan tâm hơn bao giờ...
Thời gian gần đây, cụm từ khóa “bạo lực học đường” (BLHĐ) được mọi người nhắc đến nhiều bởi sự gia tăng các vụ việc bạo lực, có tính bạo lực ở nơi vốn có truyền thống “tôn sư trọng đạo” là trường học khiến dư luận không khỏi quan tâm, bức xúc, thậm chí phẫn nộ xen lẫn lo âu. Điều đáng nói là, không chỉ có chiều hướng tăng về tần suất, cấp độ, BLHĐ còn nảy sinh những “biến thể mới”, để lại hậu quả khôn lường, làm cho “tiếng chuông” BLHĐ lại tiếp tục gióng lên và dường như câu chuyện BLHĐ vẫn chưa có hồi kết nếu không có sự vào cuộc tích cực, kịp thời của các cấp chính quyền, nhà quản lý, sự tích hợp ba môi trường: Gia đình, nhà trường, xã hội trong ngăn ngừa, phòng, chống BLHĐ.
Học sinh Trường THPT Hạ Hòa, huyện Hạ Hòa tích cực tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường.
Thực ra, BLHĐ không phải là vấn đề của riêng một quốc gia nào mà nó có thể xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, kể cả những nước phát triển. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là, theo sự phát triển của một số trào lưu không lành mạnh trong xã hội, do ảnh hưởng mặt trái của Internet, mạng xã hội... BLHĐ ngày càng xuất hiện những “biến thể mới”, “dạng thức mới”, khó lường. Chẳng hạn, thay vì manh động giải quyết những mâu thuẫn, xích mích bằng bạo lực, ẩu đả trong nội bộ học sinh với học sinh như vẫn thường xảy ra thì nay BLHĐ lại xuất hiện những “dạng thức mới”, trái với đạo lý trong môi trường giáo dục như học sinh tấn công giáo viên, giáo viên tấn công cả đồng nghiệp (dù là hy hữu), không chỉ bạo lực về thể chất mà còn bạo lực về tinh thần thông qua lập hội, nhóm để cô lập, xa lánh, tẩy chay bạn học và nhiều hình thức khác khiến học sinh bị BLHĐ suy sụp, bế tắc, thậm chí làm điều dại dột.
Theo dõi thông tin trên báo chí, chúng ta có thể bắt gặp BLHĐ “dạng thức mới” ở nước này, nước kia, ngôi trường này, cơ sở giáo dục nọ. Đơn cử, gần đây báo chí đưa tin giáo viên tiếng Anh Tiwana Tuner của Trường Trung học Heritage ở Atlanta, Mỹ bị nữ sinh lớp 9 đánh tới mức đa chấn thương và gãy chân sau khi trao đổi về hành vi của em này trong lớp. Một trường hợp khác, tại Trường Trung học Westfield, Spring, Texas, Mỹ, nhóm 3-4 học sinh đã tấn công giáo viên là hiệu phó khiến cô phải đi nhập viện. Mới đây, một đoạn clip ghi lại sự việc nam sinh THCS ở Quảng Tây, Trung Quốc thẳng tay tát cô giáo ngay giữa lớp khiến cộng đồng mạng dậy sóng. Mặc dù cô giáo chất vấn nam sinh sao có hành động vô lễ như vậy nhưng nam sinh này không hề biết lỗi mà còn tỏ ra hung hăng, chỉ tay thẳng mặt, lớn tiếng cãi lại cô giáo trong khi toàn bộ học sinh chứng kiến nhưng không ai lên tiếng bảo vệ cô giáo của mình...
Trường THCS Nông Trang, thành phố Việt Trì chú trọng xây dựng môi trường học đường “An toàn - Thân thiện - Bình đẳng”.
Đó là những ví dụ minh họa cho câu chuyện BLHĐ ở nước ngoài còn ở nước ta, những “biến thể mới” của BLHĐ không phải không xuất hiện. Còn nhớ, cách đây không lâu, chỉ vì tranh cãi liên quan đến việc khóa cổng trường, do không kiềm chế được, ông Phan Anh T. - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đã đánh ông Lê Đức H. là Hiệu phó nhà trường bị thương, phải đi nhập viện. Dù là không muốn và hy hữu nhưng việc làm này ít nhiều cũng để lại những suy nghĩ, ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của nhà giáo, nhà trường. Gần đây, dư luận quan tâm nhiều đến BLHĐ dưới “dạng thức mới”, tinh vi hơn như lập hội, nhóm, chia bè kéo cánh, sử dụng mạng xã hội để công kích, nói xấu, tẩy chay, xa lánh, “khủng bố tinh thần” khiến bạn học chịu nhiều áp lực cả về thể chất lẫn tinh thần. Nghi vấn về việc một nữ sinh lớp 10 Trường THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An chọn cách ra đi tiêu cực tại nhà riêng vì bị cho là tẩy chay, BLHĐ mà cơ quan chức năng đang xác minh, điều tra, làm rõ phải chăng có thể thêm một lời cảnh tỉnh về tác hại của BLHĐ?
Dưới góc độ khác, dễ nhận thấy điều bất bình, đáng lo ngại là, khi BLHĐ xảy ra, có không ít trường hợp số đông học sinh chẳng những không can ngăn mà còn có hành vi dường như cổ súy cho hành động đó. Đơn cử như một nữ sinh lớp 6B Trường THCS Q.Đ, xã Quảng Đại, TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa bị nhóm bạn đánh hội đồng nhưng nhiều học sinh chứng kiến không can ngăn, thậm chí còn có hành động reo hò, cổ vũ, quay clip, đăng tải lên mạng xã hội... Viện dẫn những ví dụ này không phải là làm xấu đi hình ảnh của ngành Giáo dục đang ngày đêm tâm huyết, nỗ lực thực hiện sứ mệnh cao quý - “trồng người” mà để chúng ta cùng nhau nhận diện một cách rõ ràng hơn tình trạng BLHĐ cùng những “biến thể” của nó, cùng chung tay, góp sức, cộng đồng trách nhiệm nhằm ngăn ngừa, phòng, chống hiệu quả BLHĐ.
Trong một động thái tích cực từ phía nhà quản lý, cuối tháng 3 năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có văn bản số 1369/BGDĐT-GDTC gửi các cơ sở GD&ĐT tăng cường đảm bảo an toàn trường học, trong đó yêu cầu tăng cường quản lý, theo dõi, giám sát việc học tập, sinh hoạt, vui chơi của học sinh, triển khai có hiệu quả kế hoạch của Bộ GD&ĐT về phòng, chống BLHĐ. Với tỉnh ta, Sở GD&ĐT cũng đã kịp thời chỉ đạo các cơ sở giáo dục (CSGD) tuyên truyền, quán triệt, phổ biến, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị định số 80/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống BLHĐ; tích hợp nội dung giáo dục phòng, chống BLHĐ vào các hoạt động giáo dục, chương trình môn học; thực hiện có hiệu quả bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong CSGD, Phong trào xây dựng trường học “An toàn - Thân thiện - Bình đẳng”...
Cùng với giảng dạy kiến thức văn hóa, học sinh Trường THCS Minh Đài, huyện Tân Sơn còn được trang bị kỹ năng, nhận thức về môi trường văn hóa học đường.
“Chúng tôi tập trung chỉ đạo các CSGD ký cam kết với gia đình học sinh và các tổ chức khác xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống BLHĐ; thiết lập kênh thông tin, hộp thư góp ý, đường dây nóng về phòng, chống BLHĐ; giáo dục nâng cao nhận thức, văn hóa ứng xử, điều chỉnh hành vi tương tác của học sinh trên môi trường mạng; nêu cao vai trò, gắn trách nhiệm cá nhân người đứng đầu các CSGD trong chỉ đạo thực hiện đảm bảo công tác an toàn trường học, phòng, chống BLHĐ; phối hợp với chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, công an địa phương và gia đình giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật, phòng, chống BLHĐ cho học sinh, tăng cường quản lý học sinh trong và ngoài giờ học” - Nhà giáo Ưu tú, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Phùng Quốc Lập khẳng định.
Như vậy, việc tăng cường công tác giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh; xây dựng môi trường văn hóa học đường với phương châm lấy kỷ cương, tình thương, trách nhiệm làm nền tảng, khơi dậy tinh thần đoàn kết, đạo nghĩa thầy trò, tình yêu thương bè bạn; đặc biệt là “vận hành” tốt cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả ba môi trường giáo dục: Gia đình, nhà trường và xã hội, không xem nhẹ vai trò của gia đình, xã hội trong giáo dục học sinh, không coi việc dạy dỗ học sinh là công việc của riêng nhà trường... là những việc làm thiết yếu. Cùng với trang bị những kiến thức, kỹ năng phòng, chống BLHĐ cho học sinh, cần tăng cường công tác kiểm tra, nắm bắt tình hình, giải quyết triệt để những mâu thuẫn, xích mích trong nội bộ học sinh ngay từ lúc mới sơ khai, đồng thời lên án, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm; xây dựng môi trường học đường “trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tạo nguồn năng lượng, sự hứng khởi cho học sinh để “mỗi ngày đến trường” thực sự “là một ngày vui”.
Tiến Dũng
{name} - {time}
baophutho.vn Trước những vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT) được chú trọng, quan tâm hơn bao giờ...
baophutho.vn Thời gian qua, thu hút đầu tư nước ngoài đã có thành tựu lớn, đưa đầu tư nước ngoài trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế, đóng góp tích...
baophutho.vn Dù được đánh giá là điểm đến đầu tư hấp dẫn trên thế giới, nhưng theo các chuyên gia, để thu hút được dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài...
baophutho.vn Tháng Nhân đạo năm 2023 có chủ đề là “Từ trái tim mỗi chúng ta - Chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái”, nhằm khơi dậy tình yêu thương của mỗi...
baophutho.vn Trong điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, việc sở hữu một chiếc ô tô không còn quá khó với nhiều gia đình, bởi thu nhập của một bộ...
baophutho.vn Thông thường, quản lý tiền công đức vốn là vấn đề có tính phức tạp, nhạy cảm và câu chuyện này thường được dư luận xã hội quan tâm, nhất là qua...
baophutho.vn Đầu tư công được xem vừa là động lực, vừa là nguồn lực phát triển nếu được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích. Vì thế, nhiệm vụ giải ngân vốn đầu...
baophutho.vn Sau đợt tổng rà soát, kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy (PCCC) trên phạm vi toàn quốc theo kế hoạch của Bộ Công an, 100% cơ sở kinh...
baophutho.vn Thời gian gần đây, dư luận quan tâm nhiều đến tình trạng quảng cáo khá lộn xộn, thậm chí thổi phồng, nói không đúng công dụng thực tế của một...
baophutho.vn Thời gian gần đây, những sai phạm liên quan đến quy trình kiểm định phương tiện xảy ra khiến dư luận, người dân đặc biệt quan tâm. Để giảm...
baophutho.vn Những ngày này, dư luận trong nước, quốc tế dành sự quan tâm nhiều đến thảm họa động đất mạnh 7,8 độ richter cùng các dư chấn xảy ra rạng sáng...
baophutho.vn Mạng xã hội đang “hot” với cụm từ “đúng nhận, sai cãi”- câu cửa miệng của “cô đồng online” Trương Thị H, có tài khoản facebook là “Truong...