{title}
{publish}
{head}
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một trong những thắng lợi đỉnh cao, biểu tượng cho nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo và tinh thần chiến đấu anh dũng, quả cảm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Quân và dân Phú Thọ tự hào đã có những đóng góp to lớn cùng cả nước làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” 70 năm về trước.
Lớp cán bộ Đoàn, Trường Chính trị tỉnh nghe giới thiệu về chiếc xe đạp thồ của dân công Ma Văn Thắng (xe bên trong) tại Bảo tàng Quân khu 2.
Một trong những sáng tạo đặc biệt, góp phần quan trọng vào việc vận chuyển lương thực, đạn dược ra chiến trường là những chiếc xe đạp thồ đã làm nên con đường vận tải huyền thoại, trở thành “vua vận tải” trong Chiến dịch. Là phương tiện thô sơ nhưng xe đạp đã được “chế tạo” thành những chiếc “xe thồ” có thể vận chuyển thông suốt hàng nghìn tấn hàng hóa cho tuyền tuyến không thua kém bất kì phương tiện tối tân nào. Người gắn liền với chiếc “xe đạp thồ” huyền thoại là ông Ma Văn Thắng - người con của quê hương Thanh Ba, Phú Thọ.
Đầu năm 1954, ông Ma Văn Thắng được phân công làm đoàn trưởng đoàn xe đạp thồ tỉnh Phú Thọ gồm 100 người, có phiên hiệu là T20. Ngày 10/1/1954, đoàn lên đường phục vụ Chiến dịch. Nhiệm vụ chính của đoàn T20 là chở hàng từ kho Âu Lạc (Yên Bái) lên chân đèo Pha Đin (Sơn La), quãng đường dài hơn 200km phải vượt qua rất nhiều cây cầu, con suối và đèo cao nhưng đoàn xe đạp thồ của ông Ma Văn Thắng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, vận chuyển lương thực đúng thời hạn. Trung bình mỗi chuyến mỗi chiếc xe vận chuyển được từ 80 - 100kg lương thực, riêng ông Ma Văn Thắng đã nâng trọng tải chiếc xe đạp thồ của mình với kỷ lục chở 352kg trên một chuyến. Sở dĩ chiếc xe đạp thồ có tải trọng lớn như vậy là do ông đã có sáng kiến chế tạo cho xe thêm rất nhiều bộ phận như: Tay ngai, tay phanh, sử dụng quần áo cũ, săm cũ... để “gia cố”, tăng độ bền của săm, lốp...
Chính những chiếc xe đạp thồ thô sơ này đã trở thành một loại “vũ khí đặc biệt” của Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ mà không một người Pháp nào có thể ngờ tới. Với sáng kiến và thành tích của mình, ông Thắng đã trở thành tấm gương được nhiều dân công khác học tập. Kết thúc Chiến dịch, đoàn xe đạp thồ T20 đã vận chuyển được 85 tấn hàng cho mặt trận. Riêng ông Ma Văn Thắng vận chuyển được 3.700kg hàng hóa trên tổng chiều dài 2.100km đường rừng núi, chiếc xe của ông đã trở thành chiếc xe đạp thồ đạt năng suất cao nhất trong Chiến dịch.
Cùng với ông Ma Văn Thắng, 1.434 thanh niên Phú Thọ đã lên đường nhập ngũ, bổ sung cho bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương.. Ngoài ra, nhằm tăng nhanh khả năng vận chuyển từ hậu phương ra mặt trận, tỉnh huy động hơn 69.300 người trực tiếp phục vụ chiến dịch, trong đó có hơn 19.300 người là dân công hỏa tuyến. Tổng số dân công vận chuyển gạo và tham gia các nhiệm vụ phục vụ Chiến dịch là 261.500 người, trong đó số dân công trực tiếp phục vụ toàn Chiến dịch hơn 113.000 người.
Trong suốt thời gian Chiến dịch, tỉnh đã huy động 1.087 chiếc xe đạp thồ, 3.137 thuyền vận tải lương thực, vũ khí trên các dòng sông và 80 xe trâu, xe ngựa của đồng bào tham gia phục vụ tiền tuyến. Mặc dù lương thực, thực phẩm còn thiếu thốn nhưng với tinh thần “tất cả cho chiến thắng”, nhân dân Phú Thọ đã đóng góp 4.318 tấn gạo, bằng 1/3 tổng số gạo của cả Chiến dịch, 4.149 con trâu, bò, hơn 334 tấn thịt lợn, 141 tấn đỗ, lạc, vừng... Khi Chiến dịch mở màn, tỉnh đã cử đoàn đại biểu mang tặng phẩm quần áo ấm, chăn bông lên mặt trận để tặng chiến sĩ. Phụ nữ Phú Thọ gửi 208.515 bức thư động viên anh, chị em dân công ngày đêm phục vụ Chiến dịch... Có thể nói, nhiệt huyết, mồ hôi, nước mắt, xương máu của quân, dân Phú Thọ trong Chiến dịch đã góp phần cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ oai hùng, ghi trang sử vàng trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc.
70 năm đã qua, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ kỳ diệu, thiêng liêng vẫn còn vang mãi, cổ vũ và thôi thúc mỗi người dân Việt Nam nói chung, từng người dân Phú Thọ nói riêng tự hào về truyền thống anh hùng, bất khuất của các thế hệ cha ông, không ngừng nỗ lực học tập, cống hiến để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, phát triển phồn vinh.
Hà Trang
Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử xác lập, thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi hai quần đảo này còn là vô chủ.
Hưởng ứng phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia”, Nhân dân xã Ma Li Pho, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu chung sức, đồng lòng cùng...
baophutho.vn Từ đầu năm đến nay, Công an TP Việt Trì đã trích xuất, hoàn thiện 185 hồ sơ vi phạm giao thông qua hệ thống camera, phạt nguội 58 trường hợp...
Những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sê Rê Pốk, BĐBP Đắk Lắk luôn gắn bó mật thiết với nhân dân các dân tộc thông qua những việc làm thể hiện tình cảm, trách nhiệm...
baophutho.vn Chiều 14/3, Tàu 20 thuộc Hải đội 132, Lữ đoàn 172, Vùng 3 Hải quân cùng đoàn công tác do Đại tá Đoàn Bảo Anh- Phó Tư lệnh Vùng 3 làm trưởng...
baophutho.vn Gạc Ma - Bản hùng ca còn mãi
baophutho.vn Ngày 14/3, TAND tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Đinh Văn Duy, sinh năm 1990, trú tại bản Nghiên, xã Tri Phú, huyện Chiêm Hoá,...
baophutho.vn Ngày 14/3, tại Trường THCS Gia Cẩm (thành phố Việt Trì) Công an tỉnh phối hợp với Tỉnh đoàn Phú Thọ tổ chức Lễ phát động Phong trào phòng cháy,...
baophutho.vn Sáng 14/3, tại Khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma (xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa), Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tổ...
Bên bờ sông Gianh, các cựu chiến binh, thân nhân của các Liệt sỹ Gạc Ma từ các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị đã tổ chức dâng hương, thả vòng hoa tưởng niệm,...
baophutho.vn Chiều 13/3, thông tin từ Trung tâm Dịch vụ Hậu cần – Kỹ thuật đảo Sinh Tồn (thuộc Hải đoàn 129 Hải quân) cho biết, đơn vị vừa hỗ trợ khắc phục...
Nghiêm túc, năng động, gương mẫu, trách nhiệm trong công việc, dũng cảm, mưu trí trong trấn áp tội phạm, xung kích, sáng tạo trong mọi hoạt động, gần gũi với mọi người, Đại úy...