{title}
{publish}
{head}
Tại phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, từ ngày 1/7/2024 sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Thay đổi lớn nhất lần này chính là việc tăng lương theo vị trí việc làm, chức vụ, chức danh của cán bộ lãnh đạo.
Người lao động tìm hiểu thông tin vị trí việc làm của công ty tuyển dụng. Ảnh: SONG ANH.
Tiền lương công chức, viên chức sẽ tăng hơn 32%
Lần cải cách chính sách tiền lương này sẽ tác động đến toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu từ ngân sách nhà nước, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 do Quốc hội ban hành, trong đó có đề cập đến nội dung cải cách tiền lương như sau:
Một là, từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/T.Ư năm 2018 (Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách T.Ư, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước); điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở. Hai là, đối với các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước ở T.Ư đang thực hiện cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù:
Từ ngày 1/1 đến 30/6/2024: Mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 12/2023 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc năm 2024). Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì chỉ thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung để bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
Từ ngày 1/7/2024: Bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất. Không tiếp tục áp dụng cơ chế đặc thù hiện hành đối với phần kinh phí thường xuyên theo cơ chế quản lý tài chính đặc thù (chi hoạt động, tăng cường năng lực, hiện đại hóa, bảo đảm hoạt động chuyên môn,...) của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước.
Ba là, các bộ, cơ quan T.Ư, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương theo quy định. Cho phép tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính số tăng thu ngân sách địa phương dành để cải cách tiền lương như quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị quyết 34/2021/QH15.
Hiện nay, mức khởi điểm lương công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước khá thấp, chỉ khoảng 4,2 triệu đồng/tháng đối với người có trình độ đại học. Điều này khiến cho nhiều người cảm thấy cuộc sống khá chật vật ở các đô thị lớn. Theo thông tin từ Bộ Nội vụ, gần 40.000 công chức, viên chức đã thôi việc hoặc chuyển sang khu vực tư nhân từ năm 2020 đến năm 2022 do mức lương chưa đáp ứng được nhu cầu sống. Tuy nhiên, sau khi thực hiện cải cách, tiền lương công chức, viên chức sẽ tăng hơn 32%, bao gồm lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng. Từ năm 2025, mức lương này sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm bình quân hằng năm khoảng 7%.
Quốc hội cũng đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, trong đó có nội dung về thực hiện chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024. Dự kiến tổng nguồn ngân sách T.Ư dành để thực hiện cải cách tiền lương khoảng 132 nghìn tỷ đồng; nguồn tích lũy của ngân sách địa phương khoảng hơn 430 nghìn tỷ đồng. Theo tính toán của Chính phủ, để thực hiện cải cách tiền lương, dự kiến tổng nhu cầu kinh phí tăng thêm từ ngân sách trong giai đoạn 2024 - 2026 là hơn 499 nghìn tỷ đồng. Trong đó, chi cho cải cách tiền lương là 470 nghìn tỷ đồng, điều chỉnh lương hưu là 11,1 nghìn tỷ đồng và trợ cấp ưu đãi người có công là 18 nghìn tỷ đồng.
Cán bộ Sở Giao thông vận tải Lai Châu hướng dẫn người dân kê khai thủ tục làm các loại giấy tờ liên quan. Ảnh: TTXVN.
Chưa có hướng dẫn cụ thể về vị trí việc làm
Trong thực hiện cải cách tiền lương lần này, thay đổi lớn nhất chính là việc tăng lương gắn với vị trí việc làm. Từ nhiều năm nay, số lượng công chức, viên chức không lớn so với tổng số lao động của nền kinh tế, nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các dịch vụ xã hội cơ bản. Tuy nhiên, việc xây dựng vị trí việc làm cho từng người đối mặt với những thách thức nhất định.
Anh Nguyễn Văn Nghĩa, một công chức tại Phòng Nội vụ UBND quận Long Biên (Hà Nội), phản ánh về tình trạng này: “Tôi phải làm nhiều công việc khác nhau nhưng chỉ được trả lương theo một vị trí việc làm nếu áp dụng lương mới”. Thực tế cho thấy, việc xây dựng vị trí việc làm ở các cơ quan, đơn vị hành chính đô thị gặp phải nhiều khó khăn. Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Trưởng phòng Nội vụ UBND quận Long Biên, chia sẻ: “Có những phòng không quá nhiều việc nhưng lại có tới 20 vị trí việc làm, trong khi có những phòng rất nhiều công việc nhưng lại không có vị trí việc làm nào, khiến các đơn vị lúng túng”.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn cho biết, trong quá trình triển khai, một số vị trí việc làm phù hợp với thực tiễn triển khai nhiệm vụ, nhưng hiện không có trong thông tư hướng dẫn của các bộ. “Trong danh mục vị trí việc làm dùng chung, còn thiếu các vị trí việc làm về công nghệ thông tin (danh mục chỉ có vị trí việc làm về truyền thông) trong khi đó thành phố Hà Nội đang phấn đấu trở thành thành phố thông minh theo Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị, dẫn đến khó khăn trong thực hiện các chủ trương về chuyển đổi số, hiện đại hóa nền hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp”, ông Lê Hồng Sơn nói.
Theo Nhân dân
Một số vị trí khác chưa có trong danh mục như: Vị trí việc làm hành chính một cửa thuộc văn phòng các sở; vị trí việc làm kiểm nghiệm hóa học, kiểm nghiệm sinh học của Trung tâm Phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp...
Ngoài ra, thành phố Hà Nội đang thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã theo Quyết định số 21/2023/QĐ-TTg ngày 10/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Qua rà soát, các vị trí việc làm theo thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng chưa phù hợp để áp dụng đối với đề án vị trí việc làm thuộc Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị nên khó khăn khi triển khai thực hiện.
Một vấn đề khác được nhiều địa phương phản ánh là việc giao chỉ tiêu biên chế và vị trí việc làm chưa gắn liền với nhau; theo yêu cầu tinh giản biên chế như hiện nay sẽ có khó khăn trong việc bảo đảm biên chế theo vị trí việc làm. Thêm vào đó là khó khăn trong việc thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với một số vị trí việc làm quy định khung năng lực cụ thể với chuyên ngành hạn chế.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn cho hay, các bộ chuyên ngành đã ban hành thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm, tuy nhiên chưa có hướng dẫn cụ thể về định mức biên chế công chức, định mức số lượng người làm việc (trừ lĩnh vực y tế, giáo dục trong các đơn vị sự nghiệp công lập). Vì vậy, việc xác định biên chế công chức, viên chức gắn với vị trí việc làm còn nhiều bất cập, chưa bảo đảm tính khoa học và đồng bộ.
Việc xác định biên chế công chức, viên chức theo đề án vị trí việc làm giai đoạn từ năm 2017 đến 2021 phải gắn với yêu cầu tinh giản biên chế của Trung ương. Việc quản lý, giao biên chế hành chính hiện nay chưa phù hợp với thực tiễn đang đô thị hóa rất nhanh và tăng dân số cơ học như Thủ đô Hà Nội. Khối lượng công việc ngày càng lớn, giao dịch hành chính giữa người dân và doanh nghiệp, tính chất phức tạp, nhạy cảm ngày càng cao, nhất là sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính. Mặc dù thành phố đã tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện dịch vụ công trực tuyến một phần, song việc liên tục giảm biên chế hành chính đã gây khó khăn trong việc thực hiện đúng vị trí việc làm đã được xây dựng, công chức chịu sức ép lớn về khối lượng và yêu cầu công việc được giao, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và y tế.
Số liệu báo cáo của Hà Nội cho thấy, hiện thành phố có 8 triệu dân với 7.927 công chức, bình quân một công chức phải giải quyết công việc cho 1.016 người dân, trong khi đó, số dân/biên chế công chức trung bình tại 63 địa phương là 96,46 triệu người/140.508 công chức. Nếu chia theo tỷ lệ trung bình, một công chức của 63 địa phương giải quyết công việc cho 686 người dân.
Theo Nhân dân
baophutho.vn Ngày 21/11, Sở VH,TT&DL và Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Supe Lâm Thao) tổ chức ký kết Chương trình hợp tác tổ chức Giải...
baophutho.vn Thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp trên địa bàn thành phố Việt Trì đã thực hiện có hiệu quả công tác vận động, tập hợp Nhân dân,...
baophutho.vn “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam” là cuộc thi ảnh, video về đề tài quyền con người ở Việt Nam do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức định...
Thủ đô Hà Nội có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh; nhiệt độ cao nhất từ 33-35 độ C.
baophutho.vn Được sự đồng hành của cả hệ thống chính trị, đến nay Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đã đạt nhiều kết quả quan trọng, là địa phương thuộc tốp đầu...
baophutho.vn Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết 15 năm thực hiện chỉ thị số 38-CT/TW ngày 9/9/2009 của Ban Bí thư về...
baophutho.vn Ngày 15/4, nhóm thiện nguyện Hà Nội đã tổ chức chương trình trao tặng “Quỹ xe đạp chở ước mơ” tại Trường Tiểu học Mỹ Thuận 2, xã Mỹ Thuận,...
baophutho.vn Sắc áo xanh mùa lễ hội
Nắng nóng ở khu vực phía Tây Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Phú Yên, Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới; độ rủi ro thiên tai do nắng nóng ở cấp 1.
baophutho.vn Ngày 13/4 (tức mùng 5/3 năm Giáp Thìn), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã diễn ra chương trình “Phú Thọ - Khát vọng xanh” do Hội Bảo vệ thiên...
baophutho.vn Ngày 13/4, đại diện Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VIETNAM BOOK OF RECORDS) thuộc Liên minh kỷ lục thế giới - Trung ương Hội kỷ lục gia Việt Nam trao...
baophutho.vn Ngày 13/4, Công đoàn Công ty TNHH Seshin Việt Nam (Khu công nghiệp Thụy Vân, TP Việt Trì) cùng Ban lãnh đạo công ty phối hợp với Đảng ủy Khối...