Cập nhật:  GMT+7

Xây dựng ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam “Sáng tạo - Bản sắc - Độc đáo - Chuyên nghiệp - Cạnh tranh”

Ngày 22/12, đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Tham dự tại điểm cầu tỉnh Phú Thọ có đồng chí Hồ Đại Dũng - Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành liên quan.

Xây dựng ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam “Sáng tạo - Bản sắc - Độc đáo - Chuyên nghiệp - Cạnh tranh”

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị.

Công nghiệp văn hóa đang trở thành xu hướng và được xác định là phần quan trọng, bền vững, đóng góp vào sự tăng trưởng của đất nước. Giai đoạn 2018-2022, các bộ, ngành, địa phương đã kịp thời chỉ đạo và phê duyệt các kế hoạch, đề án, quy hoạch liên quan đến phát triển 12 ngành công nghiệp văn hóa, bước đầu đã tạo cơ sở pháp lý, điều kiện cho đầu tư, phát triển một số ngành nghề, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế. Giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam giai đoạn 2018-2022 đóng góp ước bình quân đạt 1,059 triệu tỉ đồng (tương đương khoảng 44 tỉ USD).

Xây dựng ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam “Sáng tạo - Bản sắc - Độc đáo - Chuyên nghiệp - Cạnh tranh”

Đồng chí Hồ Đại Dũng - Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu tỉnh Phú Thọ.

Lực lượng lao động thuộc các ngành công nghiệp văn hóa tăng khá nhanh, bình quân 5 năm lao động tăng 7,4%/năm, năm 2022 thu hút khoảng 2,3 triệu lao động, chiếm tỉ trọng 4,42% trong tổng lực lượng lao động của nền kinh tế. Kết quả cho thấy, một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã đầu tư, nắm bắt cơ hội, triển khai hình thành các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hoá để kinh doanh, phát triển, mang lại những lợi ích nhất định về kinh tế, văn hóa, xã hội. Các ngành công nghiệp có khả năng phát triển nhanh, lâu dài và bền vững, có giá trị tôn vinh văn hóa, bản sắc dân tộc, định vị thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế.

Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận, chia sẻ với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm, tập trung vào một số nội dung: Những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua; giải pháp, lộ trình tháo gỡ những bất cập trong cơ chế, chính sách hiện nay; giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp văn hóa...

Xây dựng ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam “Sáng tạo - Bản sắc - Độc đáo - Chuyên nghiệp - Cạnh tranh”

Hội nghị trực tuyến tới 63 điểm cầu trong cả nước.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đây là hội nghị đầu tiên, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Thủ tướng đánh giá cao các phát biểu, kiến nghị của các đại biểu, trong đó có nhiều ý kiến gợi mở để phát triển ngành công nghiệp văn hóa thời gian tới. Kết luận hội nghị, đồng chí yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan phải quyết tâm, quyết liệt và nỗ lực hơn nữa nhằm thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển. Trong đó, chú trọng các lĩnh vực công nghiệp văn hóa mang tính sáng tạo như điện ảnh, thiết kế, quảng cáo... Cần tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi, ưu đãi cho các doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực này về thuế, đất đai, vay vốn ngân hàng... Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu các cơ chế, chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia phát triển các sản phẩm văn hóa, sáng tạo; khuyến khích thành lập các trung tâm, không gian sáng tạo kết nối với quốc tế...

Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước sớm ban hành gói tín dụng ưu đãi nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực công nghiệp sáng tạo. Tuy nhiên, so với một số ngành khác thì các ngành công nghiệp văn hóa nước ta vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế. Thủ tướng cho rằng, để công nghiệp văn hóa sớm phát triển nhanh, bền vững, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, cần có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức, tư duy đến hành động, đổi mới, đột phá trong cách làm, xây dựng ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam “Sáng tạo - Bản sắc - Độc đáo - Chuyên nghiệp - Cạnh tranh”, trên nền tảng văn hóa “Dân tộc - Khoa học - Đại chúng” của Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943.

Hồng Nhung


Hồng Nhung

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long