
{title}
{publish}
{head}
Đồng bào dân tộc Dao, xã Xuân Thủy trình diễn múa rùa.
baophutho.vnLà mảnh đất có lịch sử văn hóa lâu đời, huyện Yên Lập hiện có 17 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường, Dao chiếm đa số. Nét đặc trưng riêng trong phong tục tập quán, lễ hội truyền thống của mỗi dân tộc đã tạo cho Yên Lập không gian văn hóa đa dạng và phong phú được cộng đồng các dân tộc gìn giữ, bảo tồn qua nhiều đời nay.
Trên địa bàn huyện hiện có 34 di tích, chủ yếu là những công trình kiến trúc gồm: Đình, đền, chùa phục vụ nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của người dân địa phương. Cùng với đó là các lễ hội truyền thống, các thể loại văn nghệ dân gian như: Lễ hội mở cửa rừng, múa trống Đu, múa Sênh Tiền, hát Ví, hò Đu của người Mường; lễ cấp sắc (lập tĩnh), múa Chuông, múa Rùa, lễ Tết nhảy, lễ cúng Bàn Vương của người Dao; tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Mường, Dao; trong đó có hai di sản được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là: Lễ Cấp sắc của người Dao Quần Chẹt xã Xuân Thủy và lễ Tết Nhảy của người Dao Quần Chẹt.
Nga Hoàng là xã có gần 90% là người dân tộc thiểu số, trong đó chủ yếu là người Dao và người Mường, nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc, lưu truyền cho các thế hệ mai sau, năm 2021 Đảng ủy xã đã ban hành Nghị quyết 12 về “Giữ gìn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, giai đoạn 2021 – 2025”. UBND xã cũng đã xây dựng và triển khai kế hoạch học chữ Nôm Dao, khuyến khích phụ nữ Dao truyền dạy cách may, thêu thùa trang phục người Dao, huy động đông đảo thế hệ trẻ tham gia. Bà Phùng Thị Văn (62 tuổi), khu Ao Bòng chia sẻ: “Tôi cũng như những người cao tuổi tại địa phương luôn mong muốn được truyền dạy bản sắc văn hóa của người Dao cho con cháu để thế hệ này nối tiếp thế hệ sau luôn phải biết trân trọng, giữ gìn, đồng thời khuyến khích, động viên con cháu trong gia đình trò chuyện với nhau bằng tiếng người Dao, mặc trang phục người Dao vào những dịp quan trọng”.
Phụ nữ Dao Quần Chẹt, xã Nga Hoàng vẫn thường mặc trang phục truyền thống trong những dịp quan trọng.
Thời gian qua, huyện đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thông qua công tác nghiên cứu, sưu tầm, hệ thống hóa các tư liệu để đánh giá giá trị của từng di sản văn hóa. Đặc biệt là khai thác hiệu quả đề tài khoa học cấp tỉnh "Điều tra, nghiên cứu, phục dựng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội dân gian dân tộc Mường huyện Yên Lập”; đồng thời đang triển khai dự án cấp tỉnh "Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể dân tộc Mường gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại xã Mỹ Lung”; phối hợp khảo sát, lập hồ sơ di sản văn hóa "Lễ hội mở cửa rừng của dân tộc Mường” để đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Cùng với tiếp tục đầu tư, nâng cấp các thiết chế văn hoá, ưu tiên các khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện đã duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của các CLB văn hóa, các đội văn nghệ dân gian, các hội thi, hội diễn văn hóa văn nghệ, thi đấu thể thao của đồng bào các dân tộc trong huyện… nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa dân tộc, nhất là văn hóa của đồng bào DTTS trên địa bàn huyện; nhiều cá nhân tự nguyện truyền dạy, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc như: Dạy tiếng nói, chữ viết dân tộc Dao; truyền dạy nghệ thuật múa Trống đu. Bên cạnh đó, huyện đã tập trung phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện: Các sản phẩm từ quế, măng gầy, thịt lợn rừng lai, gạo nếp gà gáy Mỹ Lung…; sản phẩm quà tặng lưu niệm như: Trang phục, công cụ sản xuất, nhạc cụ của đồng bào dân tộc; quy hoạch một số làng nghề truyền thống phục vụ thăm quan du lịch.
Giữ gìn, phát huy các giá trị di sản văn hóa không chỉ là tài sản tinh thần để giáo dục truyền thống cho người dân, mà còn là những giá trị vật chất thông qua quá trình đưa di sản văn hóa vào phục vụ phát triển du lịch. Việc tăng cường quảng bá, giới thiệu những giá trị di sản văn hóa, điểm du lịch; đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm khai thác đầy đủ các giá trị di sản văn hóa, qua đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập người dân trên địa bàn huyện.
Thu Hương
Từ xa xưa, Tết Thanh minh (được tổ chức vào mùng 3 tháng Ba Âm lịch hằng năm) đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người Việt. Đối với đồng bào Tày, Nùng ở...
Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào DTTS đã và đang được các địa phương chú trọng, tăng cường. Công tác tuyên truyền PBGDPL...
baophutho.vn Với mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân, xã Lương Nha, huyện Thanh Sơn đã tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thực...
baophutho.vn Phát huy lợi thế đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, nhiều năm nay, người dân huyện Tân Sơn đã chủ động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tạo...
baophutho.vn Sau khi tái lập tỉnh - năm 1997, Phú Thọ vẫn là một tỉnh nghèo với 270 xã, phường, thị trấn nhưng có tới 31 xã là xã vùng cao, đặc biệt khó...
baophutho.vn Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp về thăm xã Thu Ngạc, huyện Tân Sơn. Mặc dù có xuất phát điểm thấp, song với sự vào cuộc của cả hệ thống...
baophutho.vn Đã trở thành nghi thức, nét đẹp văn hóa trong đời sống, trên khắp các đường làng, ngõ xóm, ở các cơ sở tôn giáo hay tại chính tư gia của giáo...
baophutho.vn Tập trung phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn (GTNT), huyện Thanh Ba đã tranh thủ tối đa các nguồn vốn đầu tư lồng ghép các chương...
baophutho.vn Dịch COVID-19 khiến thị trường tiêu thụ nông sản gặp khó, giá vật tư nông nghiệp, nhất là thức ăn chăn nuôi, phân bón tăng cao, giá nông sản...
baophutho.vn Do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, đã tác động không nhỏ đến công tác truyền thông về dân số trên địa bàn huyện Tân Sơn. Để hoạt động...
baophutho.vn Với vai trò là “cầu nối” giữa người nông dân với nhà sản xuất, trong những năm qua, Hội Nông dân huyện Yên Lập đã ký kết với Công ty cổ phần...
baophutho.vn Thuốc lá và tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người đã và đang là vấn đề được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm, quyết liệt...