{title}
{publish}
{head}
Cholesterol LDL (chcolesterol xấu) cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ... Do đó, việc giảm và kiểm soát mức cholesterol rất quan trọng để phòng ngừa các tình trạng nguy hiểm này.
Gừng từ lâu đã được dùng trong y học cổ truyền vì có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chanh là nguồn cung cấp vitamin C và chất chống oxy hóa tuyệt vời. Chanh đã được sử dụng vừa làm hương liệu vừa là thành phần chính trong nhiều loại trà.
Kết hợp chanh gừng sẽ tạo ra sức mạnh giúp giảm cholesterol LDL (xấu) một cách hiệu quả.
1. Lợi ích của trà chanh gừng trong việc giảm cholesterol
Trà chanh gừng giúp chống viêm: Viêm có liên quan đáng kể đến các bệnh về tim mạch, và may mắn thay, cả gừng và chanh đều có tác dụng chống viêm tốt. Thường xuyên nhấm nháp trà chanh gừng có thể làm giảm thiểu tình trạng viêm động mạch và ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám.
Trà chanh gừng giàu chất chống oxy hóa: Cơ thể chúng ta thường bị bao vây bởi các gốc tự do có hại gây ra stress oxy hóa và làm hỏng động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, các chất chống oxy hóa sẵn có của gừng và chanh (trong trà chanh gừng) có tác dụng như lá chắn bảo vệ trái tim của chúng ta và cải thiện sức khỏe tim mạch.
Trà chanh gừng giúp giảm cholesterol LDL (xấu): Nghiên cứu chứng minh rằng dùng gừng và chanh cùng nhau làm giảm cholesterol LDL (loại cholesterol xấu tích tụ trong động mạch, hình thành mảng bám cản trở lưu thông máu).
Trà chanh gừng giúp tăng cường sản xuất cholesterol HDL (tốt): Trà chanh gừng giúp giảm thiểu cholesterol LDL, đồng thời lại tăng cường cholesterol HDL (tốt). Cholesterol HDL hỗ trợ loại bỏ cholesterol LDL dư thừa khỏi động mạch.
Trà chanh gừng thúc đẩy tiêu hóa tốt: Cả gừng và chanh đều tăng cường sức khỏe tiêu hóa. Trà chanh gừng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng, giữ cho đường ruột khỏe mạnh. Hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh đóng một vai trò then chốt đối với sức khỏe tổng thể và gián tiếp giúp duy trì mức cholesterol lý tưởng.
Thêm một ly nước chanh gừng vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn có thể là một hành động nhỏ nhưng có tác động lớn, nhằm quản lý tình trạng cholesterol khỏe mạnh hơn và chống lại các bệnh về tim.
2. Tác dụng phụ của trà chanh gừng
Tương tác với thuốc: Cả chanh và gừng đều được FDA công nhận là "nói chung là an toàn". Tuy nhiên, gừng có thể làm loãng máu, vì vậy bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng (nếu bạn đang sử dụng thuốc như warfarin hoặc các chất làm loãng máu khác). Gừng cũng có thể tương tác với thuốc trị tiểu đường, thuốc điều trị huyết áp cao... có thể hỗ trợ làm giảm lượng đường trong máu và hạ huyết áp, vì vậy hãy thận trọng khi dùng gừng nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào.
Triệu chứng tiêu hóa: Mặc dù gừng có thể làm dịu một số vấn đề về tiêu hóa nhưng nó có thể gây ra vấn đề ở những người nhạy cảm, như khó tiêu, đầy hơi...
Đối với người đang mang thai hoặc cho con bú không nên sử dụng bất kỳ thuốc thảo dược nào mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
3. Cách pha trà chanh gừng
Bạn có thể tìm mua trà chanh gừng ở nhiều cửa hàng, siêu thị và hãm vào nước sôi trong 3-5 phút rồi lọc (bỏ bã) uống.
Tuy nhiên, nếu muốn đạt được lợi ích và hương vị tối đa, có thể tự pha trà chanh gừng bằng các nguyên liệu tươi như sau:
Nguyên liệu:
Một mẩu gừng tươi dài khoảng 2,5 cm
1 quả chanh
4 cốc nước sôi
Cách thực hiện:
Gừng cắt thành những lát mỏng, hoặc xay nhỏ.
Cho gừng vào nước sôi, đun trong 20 phút.
Cắt 1quả chanh thành những lát mỏng, thêm vào hỗn hợp, đun sôi thêm 5 phút nữa.
Lọc và uống trà này rải ra trong ngày.
T.S (Theo suckhoedoisong.vn)
Được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới, đậu và cây họ đậu là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu cũng như protein thực vật.
Kiwi được mệnh danh là 'siêu thực phẩm' vì nó chứa hàm lượng dinh dưỡng ấn tượng, đặc biệt là khả năng chống oxy hóa mạnh. Và dưới đây là những lý do thuyết phục nhất khiến bạn...
Sau thời gian dài tự ti vì viêm thanh quản, khàn tiếng kéo dài, nói vài câu là hụt hơi, mệt mỏi, chị Trang đã lấy lại giọng nói trong sáng, tự tin hát karaoke thoải mái nhờ bí...
Trong dịp lễ, Tết ở Việt Nam, việc ăn uống quá mức dễ dẫn đến cảm giác đầy bụng, khó tiêu, làm tích tụ mỡ thừa, gây béo phì, ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ. Dưới đây là các...
Tình trạng mụn ẩn dưới da là vấn đề da liễu mà mọi lứa tuổi đều có nguy cơ phải đối mặt. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, trị mụn bằng cơ chế kích thích mụn lên bề mặt, sau...
Mục đích chính của việc làm lạnh thực phẩm là để giảm nhiệt từ thực phẩm và bảo quản thực phẩm trong thời gian dài hơn. Tuy nhiên một số loai thực phẩm dưới đây lại có thể trở...
Ho và cảm lạnh là những vấn đề phổ biến, thường xuất hiện hơn khi thay đổi thời tiết, chuyển mùa... Có thể khắc phục vấn đề này bằng các biện pháp tự nhiên.
baophutho.vn Với 25 năm chiến đấu với bệnh tim to, cầu cơ tim, ông Lành đã có thể vượt qua được những cơn đau ngực, khó thở, thoát khỏi suy tim và vui khỏe...
Bạn đã từng chật vật với những cơn say xỉn? Đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi... Các loại cháo “giải” rượu theo Đông y có thể là “cứu cánh” trong trường hợp này.
baophutho.vn Ngày 19/2, Sở Y tế, Công đoàn ngành Y tế và Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp tổ chức chương trình hiến máu “Giọt hồng blouse trắng Đất Tổ năm 2024”.
Chuối tiêu không những là nguyên liệu quen thuộc góp mặt trong nhiều món ăn đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người Việt, cung cấp giá trị dinh dưỡng, bồi bổ sức khỏe mà còn...
Các loại hạt, trái cây có múi, rau họ cải... là những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, tốt cho làn da, chống lão hóa mà bạn nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày.