Cập nhật:  GMT+7

8 thói quen tốt giúp bạn trẻ lâu, giảm tuổi sinh học

Nghiên cứu đã chứng minh, có sức khỏe tim mạch tốt có thể làm giảm tuổi sinh học và giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến tuổi tác. Để đạt được điều đó, cần duy trì 8 thói quen sau đây giúp bạn trẻ lâu và luôn khỏe mạnh...

Tuổi sinh học là một thuật ngữ sử dụng để mô tả sự ảnh hưởng của quá trình lão hóa tới cơ thể con người. Nó không phải là một độ tuổi chính xác, mà là một đánh giá về tình trạng sức khỏe của một người dựa trên nhiều yếu tố như dinh dưỡng, lối sống, các vấn đề sức khỏe...

Theo nghiên cứu mới đây của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, có sức khỏe tim mạch tốt có thể làm chậm tốc độ lão hóa sinh học, điều này có thể kéo dài tuổi thọ và giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến tuổi tác. Ngược lại, những người sức khỏe tim mạch kém thường già hơn về mặt thể chất so với tuổi thật.

Để cải thiện sức khỏe tim mạch, bạn cần duy trì lối sống lành mạnh với 8 thói quen tốt sau đây:

1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ chất

Chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và chất béo lành mạnh. Nên tránh tiêu thụ chất béo chuyển hóa, thực phẩm chiên rán, thực phẩm có nhiều đường bổ sung và muối để giúp giảm cân, làm chậm quá trình oxy hóa, giảm cholesterol và ngăn ngừa bệnh đái tháo đường. Tất cả những điều này sẽ giúp bạn trông trẻ hơn tuổi thật và giảm tuổi sinh học.

8 thói quen tốt giúp bạn trẻ lâu, giảm tuổi sinh học

Duy trì chế độ ăn lành mạnh giúp giảm cân, làm chậm quá trình oxy hóa, giảm cholesterol, nhờ đó giúp giảm tuổi sinh học.

2. Tăng cường tập thể dục thể thao giúp giảm tuổi sinh học

Tập thể dục thường xuyên mang lại nhiều ích lợi cho cơ thể, giúp làm giảm lượng đường trong máu, huyết áp và cholesterol. Nó cũng giúp giảm cân, giảm căng thẳng và tăng cường hệ miễn dịch, nhờ đó giúp giảm tuổi sinh học. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị mỗi người nên dành ít nhất 150 phút hoạt động thể chất cường độ vừa phải hoặc 75 phút hoạt động thể chất cường độ cao hàng tuần.

Bạn có thể thực hiện các bài tập cường độ vừa phải như đi bộ, đạp xe, khiêu vũ... Các bài tập cường độ cao bao gồm chạy, bơi hoặc nhảy dây...

3. Bỏ thuốc lá

Hút thuốc lá là một trong những yếu tố làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh như ung thư phổi, bệnh động mạch vành, bệnh phổi mạn tính, bệnh tim mạch... Hút thuốc lá và hút thuốc lá thụ động đều gây ra những tác động tiêu cực dẫn đến tuổi sinh học tăng lên.

Ngoài ra, hút thuốc có thể làm giảm tốc độ tái tạo tế bào, làm cho quá trình làm mới da chậm lại, tăng sự xuất hiện của nám và vết thâm. Các chất hóa học trong thuốc lá cũng gây tổn hại cho collagen và elastin khiến làn da chùng nhão, kém đàn hồi và hình thành các nếp nhăn.

4. Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng. Mỗi người trưởng thành cần ngủ đủ giấc 7 - 9 giờ. Bằng cách này, bạn có thể thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương, tăng cường sức khỏe tim và não bộ, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính. Tất cả tác động này sẽ góp phần làm chậm quá trình lão hóa sinh học.

8 thói quen tốt giúp bạn trẻ lâu, giảm tuổi sinh học

Mỗi người trưởng thành cần ngủ đủ giấc 7-9 giờ để duy trì sức khỏe tổng thể nói chung.

5. Kiểm soát cân nặng

Cân nặng tăng lên kéo theo nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến tim mạch, các mô khớp và các vấn đề sức khỏe mạn tính, chẳng hạn như đái tháo đường. Để kiểm soát và duy trì cân nặng hợp lý, bạn nên lựa chọn thực phẩm lành mạnh, ăn với khẩu phần phù hợp và tập thể dục đều đặn. Duy trì chỉ số khối cơ thể BMI bình thường (18,5 - 25) sẽ làm chậm lão hóa sinh học.

Những người có chỉ số BMI từ 25 - 29,9 được coi là thừa cân và chỉ số BMI từ 30 trở lên được coi là béo phì. Trường hợp này cần giảm cân bằng cách thay đổi lối sống và điều chỉnh chế độ ăn uống. Bạn có thể đặt mục tiêu ngắn hạn là giảm 3 - 5% trọng lượng cơ thể.

6. Giữ mức cholesterol hợp lý

Cholesterol cao cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ. Bằng cách lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn (ăn nhiều rau và thịt nạc, đồng thời hạn chế chất béo bão hòa và carbohydrate), mức cholesterol có thể giảm, giảm nguy cơ hình thành mảng bám và viêm tim. Điều này sẽ làm chậm tuổi sinh học.

7. Kiểm soát đường huyết

Khi có lượng đường trong máu tăng cao, các động mạch ở tim, não, mắt và thận có thể bị tổn thương. Điều này dẫn đến sự gia tăng tình trạng xơ vữa động mạch, dẫn đến đau tim và đột quỵ.

Lượng đường không được kiểm soát sẽ đẩy nhanh tuổi sinh học. Bằng cách giảm lượng đường trong máu, tuổi sinh học cũng có thể chậm lại. Bạn nên tránh ăn đường bổ sung (có trong bánh kẹo, nước ngọt, kem, sô cô la...) và carbohydrate tinh chế (bánh mì trắng, cơm trắng...). Ngoài ra, tập thể dục cũng sẽ giúp giảm lượng đường trong máu.

8. Kiểm soát huyết áp

Huyết áp không được kiểm soát có thể dẫn đến suy tim, đột quỵ và đau tim. Tất cả điều này góp phần đẩy nhanh tuổi sinh học. Kiểm soát huyết áp có thể được thực hiện bằng cách tăng cường hoạt động và ăn uống lành mạnh cho tim, đặc biệt là giảm lượng muối ăn vào. Nhờ đó, bạn có thể làm chậm quá trình lão hóa sinh học và duy trì vẻ ngoài tươi trẻ.

TS (Theo suckhoedoisong.vn)


TS (Theo suckhoedoisong.vn)

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

5 lý do nên ăn quả kiwi mỗi ngày

5 lý do nên ăn quả kiwi mỗi ngày
2024-11-21 07:31:00

Kiwi được mệnh danh là 'siêu thực phẩm' vì nó chứa hàm lượng dinh dưỡng ấn tượng, đặc biệt là khả năng chống oxy hóa mạnh. Và dưới đây là những lý do thuyết phục nhất khiến bạn...

Bạn nên ăn bao nhiêu chất béo mỗi ngày?

Bạn nên ăn bao nhiêu chất béo mỗi ngày?
2024-03-25 14:38:00

Chất béo là chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ các chức năng cơ thể, nhưng ăn quá nhiều cũng không tốt. Điều quan trọng là bạn nên ăn đủ lượng chất béo và chọn loại chất béo...

Có nên ăn chuối khi bụng đói không?

Có nên ăn chuối khi bụng đói không?
2024-03-25 14:37:00

Chuối là loại trái cây được tiêu thụ rộng rãi và nhiều người thích ăn chuối vào bữa sáng. Chuối có vị ngọt, dễ tiêu hóa, vậy ăn chuối khi đói có tốt không?

Chế độ ăn khi bị đau cổ vai gáy

Chế độ ăn khi bị đau cổ vai gáy
2024-03-25 08:59:00

Đau cổ vai gáy liên quan đến cấu trúc xương khớp, vì vậy ngoài việc dùng thuốc và vật lý trị liệu thì một chế độ ăn uống cân bằng, ưu tiên các thực phẩm chống viêm và các...

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh hen phế quản

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh hen phế quản
2024-03-22 12:28:00

Bệnh hen phế quản có thể được kiểm soát tốt nếu được điều trị đúng cách, dùng thuốc dự phòng điều đặn và tái khám định kỳ. Bên cạnh đó, người bệnh cần thực hiện chế độ dinh...

Nhận diện và phòng chống bệnh lao

Nhận diện và phòng chống bệnh lao
2024-03-22 07:57:00

baophutho.vn Lao là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng của con người. Do vậy, người bệnh...

Cách phòng ngừa sự lão hóa sau tuổi 25

Cách phòng ngừa sự lão hóa sau tuổi 25
2024-03-21 07:54:00

Sau tuổi 25, làn da của chúng ta bước vào quá trình lão hóa và ngày càng xuống cấp. Đây là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, nhất là phái đẹp. Vậy đâu là nguyên nhân khiến da bị...

Bảo đảm an toàn thực phẩm mùa lễ hội

Bảo đảm an toàn thực phẩm mùa lễ hội
2024-03-21 07:49:00

baophutho.vn Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa lễ hội Xuân năm 2024, Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm các cấp trong tỉnh đã chủ động lập kế hoạch,...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long