Cập nhật:  GMT+7

Ẩm thực đất cội nguồn

Song song với những giá trị về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa ẩm thực đang được xác định là một trong những yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch - ngành “công nghiệp không khói”. Bởi ẩn chứa trong từng món ăn là bản sắc văn hóa độc đáo của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền, tạo ấn tượng và sức hấp dẫn của điểm đến với khách du lịch. Vùng đất cội nguồn của dân tộc, sở hữu nền ẩm thực độc đáo được trao truyền qua hàng ngàn năm lịch sử, Phú Thọ đã luôn chú trọng khai thác tốt giá trị từ tinh hoa ẩm thực địa phương nhằm tăng tính hấp dẫn, trải nghiệm và sự gắn kết du khách với điểm đến, từng bước định vị thương hiệu du lịch Đất Tổ.

Ẩm thực đất cội nguồnDu khách trải nghiệm làm xôi ngũ sắc tại Homestay Tony Luận (Xóm Bông 1, xã Long Cốc, huyện Tân Sơn).

Phong vị Đất Tổ

Trong danh mục giới thiệu hành trình du lịch Việt Nam tại nhiều công ty lữ hành trong nước và quốc tế, Phú Thọ là một điểm đến hấp dẫn khó có thể bỏ qua. Vùng đất trung du này là kinh đô đầu tiên của Việt Nam, cái nôi của nền văn minh lúa nước, văn hóa Lạc Việt, nơi giao thoa bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc anh em.

Sản xuất nông nghiệp được hình thành sớm đã tạo điều kiện cho cư dân Phú Thọ có cuộc sống tự do cởi mở, đoàn kết, sớm biết hưởng thụ và sáng tạo ẩm thực trở thành nét văn hóa đặc sắc gắn liền với đời sống, cộng đồng nơi đây. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, các thế hệ con Lạc cháu Hồng đã cùng nhau gìn giữ, phát huy những giá trị tinh hoa từ ẩm thực Đất Tổ, kiến tạo nên văn hóa ẩm thực không chỉ phong phú về món ăn (từ đặc sản “tiến Vua” đến món ngon dân dã) mà còn đa dạng về cách trình bày, thưởng thức. Với cư dân sinh sống ở khu vực hạ thổ sông Hồng, văn hóa ẩm thực gắn liền với “hạt ngọc trời”, với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng như: Bánh chưng, bánh giầy, bánh tẻ, bánh đúc, chè lam, bánh sắn,...

Ngược về vùng cao Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập,... nơi định cư của đồng bào các dân tộc thiểu số, phong vị ẩm thực lại mang đậm hương sắc thiên nhiên, núi rừng và gắn liền với văn hóa bản địa, các tích truyện cổ từ thuở “đẻ đất, đẻ nước” như: Xôi ngũ sắc, gà chín cựa, thịt chua ống nứa, gà om măng, vịt- cá suối nướng, rêu đá, rau xôi... Mùa nào thức ấy, món ăn tuy dân dã nhưng tươi ngon, đậm đà dư vị.

Phó Chủ tịch Hội văn hóa ẩm thực tỉnh, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch tỉnh Nguyễn Đức Hòa cho biết: “Hiện nay, Phú Thọ đã có khoảng 100 món ăn đặc sắc được Hội văn hóa ẩm thực tỉnh xây dựng hồ sơ đề cử món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam. Trong đó có ba món ăn (gồm xôi nếp gà gáy Mỹ Lung, bánh chưng Đất tổ, bánh sắn) đã được Hiệp hội văn hóa ẩm thực Việt Nam vinh danh món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam giai đoạn I - 2022. Là vùng đất có nhiều sự giao thoa văn hóa, Phú Thọ sở hữu một nền ẩm thực rất phong phú, đặc sắc. Đây là cơ sở quan trọng để địa phương khai thác tiềm năng du lịch. Thực hiện tốt việc xúc tiến, quảng bá văn hóa ẩm thực sẽ góp phần quan trọng trong việc gìn giữ và quảng bá hình ảnh đất và người Phú Thọ, tạo ấn tượng và sự hấp dẫn đối với khách du lịch khi về với đất cội nguồn”.

Ẩm thực đất cội nguồn

Một số món ăn độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Ẩm thực đất cội nguồn

Trải nghiệm thú vị

Trên thực tế, ẩm thực luôn là một khía cạnh chính trong trải nghiệm tổng thể của khách du lịch tại mỗi điểm đến. Khi sản phẩm ẩm thực của địa phương mang lại trải nghiệm tốt cho du khách sẽ góp phần nâng cao trải nghiệm tổng thể của khách du lịch và trở thành lý do để họ quay lại điểm đến. Xác định giá trị quan trọng của ẩm thực trong phát triển du lịch, thời gian qua, Phú Thọ đã chú trọng khai thác tốt tinh hoa ẩm thực truyền thống tại điểm đến, từ đó góp phần làm tăng tính hấp dẫn, trải nghiệm và sự gắn kết du khách với các địa phương phát triển du lịch.

Theo đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ nấu ăn, phục vụ cho người dân địa phương, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Thông qua chương trình bồi dưỡng, các học viên được cung cấp những kiến thức cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm, cách bày trí món ăn, đồ uống, cách phục vụ bàn,... nhằm nâng cao giá trị các món ăn truyền thống, chất lượng dịch vụ tại các điểm đến.

Bên cạnh đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn phối hợp với Hội văn hóa ẩm thực tỉnh thường xuyên tổ chức và tham gia đa dạng các hoạt động quảng bá ẩm thực, văn hóa Đất Tổ như: Tổ chức Liên hoan Văn hoá Ẩm thực Đất Tổ, Tuần văn hóa - ẩm thực Đất Tổ vào dịp Tết Nguyên đán, lễ hội Đền Hùng; tham gia các chương trình liên hoan du lịch- ẩm thực, tuần lễ văn hóa, du lịch và ẩm thực tổ chức tại các tỉnh, thành trong cả nước;....

Hiện nay tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, các hoạt động trải nghiệm tham quan, thực hành làm món ăn truyền thống (như: Thực hành làm bánh chưng, lên rừng hái lá màu làm xôi ngũ sắc, tham quan cơ sở chế biến chè và thưởng thức chè Long Cốc, trải nghiệm làm mỳ gạo Hùng Lô...) đã được đưa vào danh mục hoạt động “cứng” để đón tiếp khách du lịch. Các nhà hàng ẩm thực đặc sản cũng xuất hiện ngày càng đa dạng tại các khu vực trung tâm du lịch, lễ hội, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa ẩm thực của du khách mọi lúc mọi nơi.

Chị Nguyễn Thị Ngân Hà, du khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: “Trong chuyến du lịch về cội nguồn, gia đình tôi đã được trải nghiệm cùng người Mường lên rừng hái các loại lá màu làm xôi ngũ sắc, tham gia bày trí và thưởng thức mâm cỗ lá truyền thống. Những trải nghiệm này đã giúp tôi thêm hiểu về phong tục, tập quán sinh hoạt, bản sắc văn hóa và cách chế biến món ăn rất riêng của đồng bào nơi đây. Tôi tin nhiều du khách khác khi về với Phú Thọ cũng sẽ rất thích điều này”.

Bằng những cách làm hay, hiệu quả, Phú Thọ đang bắt nhịp linh hoạt, tạo ra những giá trị mới trong phát triển du lịch địa phương. Qua mỗi đoàn khách, mỗi hoạt động trải nghiệm ẩm thực, những nét văn hóa được đúc kết từ hàng ngàn năm, mang đậm hương- sắc - vị lắng đọng thành tinh hoa đang ngày ngày tiếp tục được tiếp thu, sáng tạo và đầu tư bài bản, chuyên nghiệp, để những trải nghiệm ẩm thực truyền thống từng bước nâng tầm và phát huy giá trị trên quê hương.

Mai Bích


Mai Bích

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Người Mông dưới chân núi Củm Cò

Người Mông dưới chân núi Củm Cò
2024-11-20 11:39:00

baophutho.vn Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất của đồng bào Mông tại bản Mỹ Á, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn cũng ngày càng được nâng cao. Song...

Liên kết để phát triển

Liên kết để phát triển
2024-01-10 14:10:00

baophutho.vn Liên kết là xu thế tất yếu trong phát triển du lịch, giúp mở rộng không gian, phát huy thế mạnh của các địa phương, hình thành sản phẩm du lịch...

Khai thác tiềm năng phát triển du lịch

Khai thác tiềm năng phát triển du lịch
2023-12-31 08:14:00

baophutho.vn Phú Thọ - vùng Đất Tổ, miền đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam có lịch sử hình thành, phát triển lâu đời với nguồn tài nguyên du lịch phong...

Độc đáo bản sắc người Cao Lan

Độc đáo bản sắc người Cao Lan
2023-12-23 09:31:00

baophutho.vn Sình ca là hình thức sinh hoạt văn nghệ dân gian không thể thiếu được trong các ngày lễ hội, trong sinh hoạt và trong cuộc sống hàng ngày....

Ngã ba Hồng Lô và những điều chưa kể

Ngã ba Hồng Lô và những điều chưa kể
2023-12-22 14:04:00

baophutho.vn Ngã ba Hồng Lô gồm sông Hồng, sông Đà, hợp lại chảy ra sông Lô; bên Tả xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao, bên Hữu là xã Hồng Đà cũ (nay thuộc xã Dân...

Hội thi Nghề Du lịch tỉnh năm 2023

Hội thi Nghề Du lịch tỉnh năm 2023
2023-12-19 16:01:00

baophutho.vn Ngày 19/12, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hiệp Hội du lịch tỉnh tổ chức Hội thi Nghề Du lịch tỉnh năm 2023. Tham dự hội thi có...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long