{title}
{publish}
{head}
Thực hiện dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030. Tỉnh Phú Thọ đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động và đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Từ nguồn vốn chính sách dân tộc, văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS đã được bảo tồn và phát huy
- Múa Chuông của người dân tộc Dao xã Đồng Sơn huyện Tân Sơn
Trong giai đoạn này, Nhà nước sẽ đầu tư 96,686 tỷ đồng; trong đó, vốn sự nghiệp gần 43 tỷ đồng để thực hiện: Xây dựng thiết chế văn hoá thể thao và trang thiết bị vùng đồng bào DTTS&MN huyện Tân Sơn, Thanh Thuỷ; xây dựng điểm du lịch tại xã Minh Hoà, Mỹ Lung huyện Yên Lập; xã Khả Cửu huyện Thanh Sơn; tu bổ Di tích Quốc gia đình Thạch Khoán huyện Thanh Sơn.
Tổ chức bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương khai thác, xây dựng sẩn phẩm phục vụ phát triển du lịch; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hoá phi vật thể; xây dựng mô hình truyền thống các DTTS&MN; xây dựng câu lạc bộ văn hoá dân gian tại các thôn vùng đồng bào DTTS&MN, di dân tái định cư...
Dự án nhằm hướng tới mục tiêu: Khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hóa; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào DTTS và miền núi để nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Nghệ thuật diễn xướng cồng chiêng, chạm ống của của người dân tộc Mường xã Yên Lãng (Thanh Sơn)
Để thực hiện hiệu quả Dự án 6, thời gian tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống và nghệ nhân đồng bào DTTS; xây dựng cơ chế chính sách, huy động nguồn lực phục vụ cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa đồng bào DTTS; tăng cường ứng dụng khoa học, thực hiện “số hóa dữ liệu”, công nghệ để kiểm kê, nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng, lưu giữ, bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình văn hóa phi vật thể truyền thống của các DTTS trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các loại hình có nguy cơ mai một...
Việc đẩy mạnh thực hiện các nội dung của Dự án 6 sẽ góp phần phát huy vai trò chủ thể, sáng tạo của Nhân dân, tính gương mẫu của cán bộ, đảng viên và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là người dân, đối tượng thụ hưởng chương trình. Qua đó, góp phần phát triển du lịch bền vững.
Thúy Hằng
baophutho.vn Trong tháng 9 và tháng 10/2024, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Văn phòng điều phối Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào...
Để tạo sức lan tỏa tình yêu và nêu cao ý thức gìn giữ văn hóa truyền thống, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh việc thành lập các đội, câu lạc bộ (CLB) văn nghệ dân gian...
Những nghệ nhân “nhí” người Ba Na ở làng Tnung - Măng (xã Ya Ma, huyện Kông Chro, Gia Lai) với lối chơi chiêng sáng tạo, trong sáng, tươi vui đã mang lại luồng sinh khí mới mẻ,...
Đồng bào dân tộc Mông có rất nhiều nghề thủ công truyền thống và mỗi nghề đều chứa đựng những trang ký sử, tri thức dân gian, câu chuyện kể về thế giới quan, thiên nhiên độc...
baophutho.vn Những năm qua, các chương trình, chính sách, dự án dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, đặc biệt là Chương trình mục...
Bên cạnh thực hiện xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh thì việc bảo tồn văn hóa truyền thống luôn được cộng đồng người La Chí ở xã Bản Díu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang,...
baophutho.vn Vừa qua, Phòng Dân tộc tỉnh tổ chức 5 lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho gần 350 học viên là cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp tham mưu,...
Lễ cúng no đủ là một trong những nghi lễ độc đáo của người Ê Đê ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Thế nhưng, nhiều năm qua người Ê Đê trong các buôn trên địa bàn không còn tổ...
Hội đua bò Chùa Rô lần thứ X năm 2024 đã được tổ chức ngày 8/9. Đây là nét văn hóa độc đáo, đặc trưng của bà con
baophutho.vn Xóm Nhàng, xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn có 168 hộ dân là người dân tộc Mường sinh sống. Năm 2017, do ảnh hưởng của trận mưa lũ lớn kéo dài đã...
baophutho.vn Hiện nay, trên địa bàn huyện Yên Lập có trên 83% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở 17 xã, thị trấn, trong đó chủ yếu là người Mường, Dao.
Xã Thiện Tân, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn có đông đồng bào dân tộc Cao Lan sinh sống (chiếm trên 24% số hộ toàn xã). Đây là dân tộc có đời sống văn hoá, văn nghệ phong phú và...