{title}
{publish}
{head}
Mới đây, Khoa Hồi sức tích cực- Chống độc (HSTC-CĐ), Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh đã tiếp nhận bệnh nhân H.T.H 62 tuổi, dân tộc Mường (huyện Thanh Sơn) nhập viện cấp cứu sau khi uống nước lá lộc mại chữa táo bón theo lời đồn.
Theo lời kể của bệnh nhân H.T.H, do bản thân có tiền sử táo bón kéo dài, khi nghe nói lá cây lộc mại (có tên gọi khác như: Lục mại, mọ trắng, rau mại, rau mọi) có thể chữa được táo bón, bệnh nhân đã lấy lá sắc nước uống. Sau 2 ngày uống nước lá liên tục, người bệnh xuất hiện các triệu chứng: Đau bụng thượng vị, vàng mắt, vàng da, chóng mặt, người yếu mệt, buồn nôn kèm theo triệu chứng đi tiểu ra máu. Tình trạng ngày càng nặng hơn nên gia đình đưa bệnh nhân H.T.H đến BVĐK tỉnh thăm khám, điều trị.
Tình trạng bàn tay bị vàng da sau khi sử dụng lá lộc mại.
Sau khi thực hiện các kiểm tra lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả xét nghiệm máu cho thấy bệnh nhân H.T.H có hiện tượng tan máu, thiếu máu nặng. Kết hợp với bệnh sử, loại trừ các nguyên nhân tan máu khác, các bác sĩ Khoa HSTC-CĐ kết luận đây là trường hợp tan máu cấp do ngộ độc lá lộc mại, sẽ áp dụng các biện pháp chống độc, thải độc, truyền máu, thuốc bổ gan... để điều trị.
Sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân đã đáp ứng thuốc, có tiến triển tốt, tình trạng tan máu đã cải thiện. Hiện tại, người bệnh vẫn tiếp tục được theo dõi điều trị, hồi phục sức khỏe, sẽ được ra viện trong vài ngày tới.
Hình ảnh lá cây lộc mại khiến bệnh nhân H.T.H ngộ độc, tan máu cấp.
TS.Bác sĩ Hà Thị Bích Vân- Trưởng Khoa HSTC-CĐ cho biết: "Trước trường hợp của bệnh nhân H.T.H, đầu năm 2024, BVĐK tỉnh cũng đã tiếp nhận, điều trị thành công cho một trường hợp nhập viện cấp cứu trong tình trạng sốc mất máu, tan máu cấp sau khi ăn lá lộc mại kèm thịt chó.
Mặc dù chúng tôi đã đưa ra nhiều cảnh báo về sự nguy hiểm của lá lộc mại và các loại lá có độc khác nhưng hàng năm vẫn tiếp nhận nhiều trường hợp người dân sử dụng lá lộc mại chữa bệnh theo kiểu truyền miệng. Điều này vô cùng nguy hiểm".
Bảo Thoa
Cà phê có thể giúp tăng cường sức mạnh và sức bền trong quá trình tập luyện. Tuy nhiên, có nên dùng cà phê trước khi tập thể dục, đặc biệt là khi bụng đói hay không?
Dị dạng mạch não là một bệnh lý liên quan đến cấu trúc bất thường của các mạch máu trong não.
Rau ngót là một loại rau được dùng phổ biến trong bữa ăn hằng ngày ở nước ta. Tuy nhiên trường hợp nào nên ăn và trường hợp nào cần lưu ý khi sử dụng?
Chiều 22-8, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức hội nghị hưởng ứng “Tuần lễ tiêm chủng thế giới năm 2024” với chủ đề...
Kiểm soát đường máu rất quan trọng ở người bệnh đái tháo đường, giúp giảm nguy cơ các biến chứng nguy hiểm...
Cung cấp đủ nước cho cơ thể là vô cùng quan trọng nhưng rất nhiều người chỉ uống nước khi thực sự cảm thấy khát. Vậy khi nào nên uống nước và cách uống như thế nào để có lợi...
Cây sống đời không chỉ mang ý nghĩa tượng trưng cho sự trường thọ mà còn là một dược liệu quý có nhiều tác dụng với sức khỏe.
baophutho.vn Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi gây bệnh. Một trong số những bệnh lý phổ biến cả người lớn lẫn trẻ nhỏ mắc phải...
Không chỉ sốt rét hay sốt xuất huyết được biết đến là do muỗi truyền, nhiều bệnh khác cũng từ đường lây truyền này, có tác động tiềm tàng đối với sức khỏe...
Không chỉ cho quả bổ dưỡng, mà các bộ phận của cây ổi trong đó có lá ổi đều được dùng làm thuốc chữa bệnh...
baophutho.vn Là bệnh viện đầu ngành về nhãn khoa của tỉnh, Bệnh viện Mắt luôn chú trọng đầu tư trang, thiết bị hiện đại, nâng cao năng lực khám, chữa bệnh...
Trình tự ăn thực phẩm trong bữa cơm có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.