{title}
{publish}
{head}
Thời điểm cuối năm, nắm được tâm lý người dân sẽ chuẩn bị tiền để mua sắm cho dịp Tết nên nhiều đối tượng xấu đã lợi dụng để giăng bẫy với những chiêu trò lừa đảo mạng hết sức tinh vi. Người dân cần hết sức cảnh giác để không trở thành nạn nhân cho những chiêu trò này.
Hàng loạt cơ quan, đơn vị, ngành chức năng phát cảnh báo lừa đảo dịp cuối năm.
Loạt chiêu trò tinh vi
Càng về cuối năm, các hình thức lừa đảo càng nở rộ. Phổ biến nhất là mạo danh cơ quan, ban, ngành chức năng gọi điện lừa đảo người dân. Bà Nguyễn Thị Tuyết P (trú tại khu 5, thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh) mấy ngày gần đây liên tục nhận được cuộc gọi từ người lạ tự xưng là nhân viên điện lực. Người này thông báo bà được khuyến mãi tiền điện nhân dịp tri ân khách hàng cuối năm. Bà chỉ cần cài ứng dụng do họ gửi đến và chuyển tiền vào khi thanh toán tiền điện hằng tháng sẽ được khấu trừ 15 - 20%. Do tuổi tác đã cao và không thông thạo sử dụng điện thoại thông minh nên bà P đã nhờ người cháu làm giúp. Cháu bà P tỉnh táo liên hệ ngành điện để xác minh và kịp thời giúp bà P tránh khỏi hành vi lừa đảo.
Mới đây, Cục đăng kiểm Việt Nam cũng đã phát đi cảnh báo về đối tượng xấu giả danh nhân viên Cục đăng kiểm liên hệ các chủ xe và thông báo từ 1/10/2024, Cục đăng kiểm thay đổi mẫu tem kiểm định và đề nghị chủ xe muốn được đổi tem mới phải thanh toán số tiền là 10.000 đồng/tem cùng tiền cước vận chuyển là 23.000 đồng về tài khoản của Cục đăng kiểm. Đồng thời, những người này hướng dẫn chủ xe truy cập vào đường link giả mạo Cục đăng kiểm để khai báo thông tin cá nhân phục vụ cho việc đổi tem kiểm định. Khi chủ xe truy cập vào đường link giả mạo sẽ có nguy cơ bị chiếm đoạt tiền.
Công thức chung của các đối tượng lừa đảo là dụ người dân tải phần mềm có chứa mã độc để tấn công chiếm quyền điều khiển tài khoản mạng xã hội như Facebook, Zalo rồi mạo danh vay tiền từ những người thân quen. Ngoài ra, các đối tượng sẽ yêu cầu người dân cung cấp mật khẩu hoặc mã OTP rồi chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng. Thậm chí, chúng sử dụng phần mềm mạo danh khuôn mặt khi người dân gọi điện hình ảnh xác minh thông tin.
Công an xã Cao Xá, huyện Lâm Thao phối hợp cùng ngân hàng ngăn chặn vụ lừa đảo qua mạng với số tiền 190 triệu đồng.
Chiêu trò tinh vi cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin đã khiến nhiều người dân sập bẫy. Thời gian gần đây, công an một số địa phương trong tỉnh đã phối hợp với cán bộ ngân hàng giúp nhiều người dân thoát khỏi bẫy lừa đảo mạng của các đối tượng xấu. Nạn nhân chủ yếu là người cao tuổi, không thông thạo công nghệ thông tin.
Chúng sử dụng công nghệ cao, ẩn danh dưới số điện thoại giống số điện thoại công khai của cơ quan công an, viện kiểm sát để gọi điện cho bị hại, thông báo họ đang bị kiện vì nợ tiền hoặc có liên quan đến một vụ án, chuyên án mà cơ quan công an đang điều tra, xác minh, đã có lệnh bắt của viện kiểm sát...; yêu cầu bị hại kê khai tài sản, số tiền mặt hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng. Sau đó, các đối tượng dùng lời lẽ đe dọa sẽ bắt tạm giam nạn nhân để điều tra và yêu cầu họ chuyển tiền hoặc đọc mã OTP để chúng thực hiện việc chuyển tiền vào các tài khoản của chúng với vỏ bọc để xác minh, điều tra.
Nâng cao cảnh giác
Dù các cơ quan, ban ngành chức năng đã liên tục cảnh báo nhưng nhiều người vẫn sập bẫy của các đối tượng lừa đảo. Chỉ trong tháng 8/2024, công an xã Cao Xá, huyện Lâm Thao và công an xã An Đạo, huyện Phù Ninh đã phối hợp với ngân hàng, quỹ tín dụng trên địa bàn ngăn chặn thành công 2 vụ mạo danh công an và viện kiểm sát lừa đảo số tiền 190 triệu đồng và 580 triệu đồng.
Bà Đinh Thị Kim Thúy - Giám đốc Ngân hàng Agribank Chi nhánh Lâm Thao cho biết: “Khi khách hàng đến rút tiền, nhân viên giao dịch đã phát hiện khách hàng có biểu hiện bất thường và báo cáo lãnh đạo chi nhánh, chúng tôi đã tiếp cận, liên hệ công an xã để trấn an, tư vấn khách hàng và rất may kịp thời ngăn chặn đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tiền của người dân”.
Công an xã An Đạo, huyện Phù Ninh phối hợp quỹ tín dụng trên địa bàn ngăn chặn thành công vụ lừa đảo với số tiền 580 triệu đồng.
Công tác ngăn ngừa, đấu tranh với tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cũng rất được quan tâm. Mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình ký Công điện số 139/CĐ-TTg ngày 23/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng.
Nhận định, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, với nhiều thủ đoạn hoạt động mới, tinh vi, nhất là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng, gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự. Nguyên nhân chủ yếu là do cấp ủy, người đứng đầu một số bộ, ngành, địa phương thiếu quyết liệt trong chỉ đạo phòng ngừa, xử lý các hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Công tác tuyên truyền, phổ biến về phương thức, thủ đoạn, hậu quả của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản hiệu quả chưa cao, chưa phù hợp với sự thay đổi về phương thức, thủ đoạn hoạt động mới. Một bộ phận người dân có tâm lý hám lợi, ý thức tự bảo vệ tài sản, bảo mật thông tin cá nhân còn hạn chế... Một số quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng, viễn thông... còn bộc lộ hạn chế, thiếu sót, chưa được sửa đổi, bổ sung. Công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương còn chưa đồng bộ, kịp thời, hiệu quả chưa cao.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ Công an phối hợp Ngân hàng Nhà nước, Bộ TTTT và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng mô hình phối hợp liên ngành để xử lý nhanh, kịp thời các vụ, việc có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng; xây dựng Cơ sở dữ liệu về tài khoản thanh toán, ví điện tử có nghi vấn liên quan đến hoạt động vi phạm pháp luật để kịp thời cảnh báo, phòng ngừa, ngăn chặn, thu hồi tài sản và hoàn thành trong quý I năm 2025.
Hơn bao giờ hết, người dân (đặc biệt là người cao tuổi) cần phải cảnh giác với những cuộc gọi qua điện thoại, những lời mời gọi, làm quen của mạng xã hội, yêu cầu chuyển tiền, cung cấp mã OTP để tránh những “tiền mất tật mang”, trở thành nạn nhân của những trò lừa đảo mạnh dịp cuối năm.
Thùy Trang
baophutho.vn Gạo nếp Gà Gáy Mỹ Lung là sản phẩm OCOP nổi tiếng của xã Mỹ Lung và huyện Yên Lập. Năm nay, do ảnh hưởng của mưa bão kéo dài khiến cho sản...
baophutho.vn Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) đã được UBND các huyện, thành, thị triển khai thực hiện đồng...
baophutho.vn Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, nhiều cửa hàng, nhãn hàng thời trang trên địa bàn thành phố Việt Trì đang đồng loạt...
baophutho.vn Để chủ động trong công tác vận hành hệ thống và cung cấp điện dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công ty Điện lực Phú Thọ đã xây dựng phương án bảo...
baophutho.vn Thực hiện cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Thanh Ba đã chú trọng xây dựng và đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, chuyển dần từ sản xuất nông hộ...
baophutho.vn Theo quy định, kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 sẽ được thực hiện đến hết tháng 1/2025. Với tinh thần quyết tâm cao, huyện Yên Lập đang nỗ lực...
baophutho.vn Mỗi độ Tết đến, Xuân về, thị trường hoa lại trở nên sôi động với muôn vàn màu sắc. Bên cạnh những những gốc đào, quất với những thế, dáng độc...
baophutho.vn Ngày 20/1, Trung tâm Hỗ trợ nông dân và Giáo dục nghề nghiệp - Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Hà Giang tổ chức chương trình...
baophutho.vn Mới đây, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Văn bản số 118 ngày 7/1/2025 về việc chấm dứt hoạt động bến phà Then nối địa phận xã Yên Thạch, huyện...
Ngày 19/1, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã tổ chức tổng kết nhiệm vụ kinh doanh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.