{title}
{publish}
{head}
Phú Thọ vẫn được coi là thủ phủ của cọ, cây cọ tập trung nhiều nhất ở các huyện như: Đoan Hùng, Cẩm Khê, Yên Lập, Thanh Ba. Không chỉ mang lại giá trị kinh tế, từ ngàn xưa, cây cọ đã gắn bó, hiện diện trong đời sống của người dân như một phần không thể thiếu. Lá cọ già dùng để lợp mái nhà, làm chổi cọ, lá bánh tẻ dùng làm cơm nắm lá cọ... Đặc biệt, món cọ ỏm tuy dân giã, giản dị nhưng chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, tinh thần và được coi là đặc sản vùng Đất Tổ mỗi khi nhắc đến Phú Thọ.
Giữa năm, những cây cọ bắt đầu ra hoa, kết trái, đến cuối tháng 10 là thời điểm quả cọ bắt đầu chín, vỏ từ màu xanh lúc quả non chuyển sang màu tím sẫm khi quả đến độ già. Tùy theo điều kiện thời tiết mà mùa cọ chín có thể kéo dài tới vài tháng. Thời điểm vào mùa, người dân bắt đầu đi thu hoạch cọ. Những cây cọ lâu năm, lá dày thường sẽ cho quả ngon. Cây cọ cao, chi chít gai vì thế để lấy được, người ta thường dùng bậc để chèo hoặc dùng cây sào để chọc cho những quả cọ rơi xuống, nếu lấy không khéo, quả cọ sẽ bị dập, nát, làm giảm đi độ ngon trong lúc chế biến.
Cây cọ có ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh.
Với kinh nghiệm nhiều năm làm cọ ỏm để bán, chị Phạm Thị Nhung - phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì chia sẻ: “Mỗi năm vào mùa cọ, gia đình tôi thường bán khoảng 3 – 4 tạ cọ mỗi ngày, chủ yếu bán cho khách hàng trong tỉnh và một số tỉnh lân cận với thời gian giao hàng trong ngày. Cọ được dùng để ỏm là cọ nếp, cọ mỡ. Cọ được coi là ngon, đạt tiêu chuẩn phải dẻo, thơm, cùi dày, không chát, không sâu, đặc biệt độ béo, ngậy phải là từ chính quả cọ chứ không phải là dùng dầu, mỡ để tạo nên”.
Cọ được làm sạch vỏ.
Cũng theo chị Nhung quy trình làm cọ ỏm rất cầu kỳ, tỉ mỉ. Cọ sau khi thu hoạch về được loại bỏ những quả dập, nát, sâu sau đó làm sạch vỏ. Người ta có thể dùng dao để cạo lớp vỏ ngoài, hay cho vào rổ xóc đều tay hoặc với số lượng nhiều có thể dùng máy để xát vỏ sau đó đem rửa sạch, lọc lấy những quả đạt chất lượng và cho vào ỏm với nước sôi ở nhiệt độ khoảng 80 độ C. Thời gian ỏm khoảng 25 – 30 phút phụ thuộc vào mức độ già của quả cọ, cần căn nhiệt độ nước và thời gian hợp lý, khi mặt nước nổi những váng cọ màu vàng, tách quả cọ thấy mềm là đã chín. Sau khi cọ chín sẽ đổ bỏ nước rồi tẩm đường, trộn đều tay cho đường ngấm vào quả cọ. Cọ ngon hiện được bán với giá khoảng 100.000 đồng/kg.
Nhìn vẻ bề ngoài quả cọ tuy không bắt mắt nhưng khi được ỏm chín lại thành món ăn yêu thích của nhiều người, thậm chí còn được coi là “đặc sản” được người dân thành phố và người dân ở nhiều tỉnh khác tìm mua. Chị Hoàng Hải Ly, sống tại Hà Nội chia sẻ: “Như một thói quen, mỗi lần có dịp công tác tại Phú Thọ vào thời điểm này, tôi luôn tìm mua cọ ỏm để được thưởng thức món ăn đặc biệt này và làm quà cho người thân khi về Hà Nội”.
Chị Nhung chuẩn bị cọ để giao cho khách hàng.
Một buổi sớm thức dậy, dạo quanh phố phường, hay xách làn đi chợ, nhìn thấy những gánh hàng cọ bốc hơi nóng hổi, khiến người ta khó lòng mà lướt qua. Nhâm nhi cọ ỏm trong những ngày đông se lạnh, mưa phùn lất phất dưới mái hiên, thấy lòng ấm áp lạ thường. Vị chát và bùi ngậy của quả cọ như mang chút sương gió tảo tần, mang theo cả nếp sống ân tình của người dân quê. Cọ ỏm cùng những món ăn lạ mà bình dị như chứa đựng cả linh hồn của đất và người trung du, góp phần tạo nên đặc sản của Đất Tổ khiến bao du khách không khỏi lưu luyến. Mùa cọ về cũng là khi những người xa xứ thấy nhớ quê đến nao lòng để rồi lại muốn ngược đường trở về, tìm lại những gì tinh túy và ngọt lòng từ thứ quả giản dị, đơn sơ ấy.
Thu Hương
baophutho.vn Từ món bánh dân dã gắn bó nhiều năm với đời sống của người dân thị xã Phú Thọ nói riêng và người dân Đất Tổ nói chung, chiếc bánh tai đã trở...
Phú Thọ là vùng đất của rừng cọ, đồi chè. Đời sống của người dân gắn bó keo sơn với cây cọ bao đời nay. Lá cọ xưa thường được dùng để lợp mái nhà, làm quạt, chổi, nón, mành....
baophutho.vn Có dịp về với mảnh đất Yên Lập, du khách đều không khỏi tò mò, ngỡ ngàng khi đi qua ngôi đền tọa lạc trên vách núi đá, bên con đường uốn lượn...
baophutho.vn Tối 23/11, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tổ chức Lễ công bố các quyết định công nhận: Bảo vật quốc gia “Bộ sưu tập Nha...
baophutho.vn Đặc sắc lễ giỗ Thủy Tổ Quốc Mẫu
baophutho.vn Ngày 22/11 (tức 10/10 âm lịch), tại đền Tiên (phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì) đã diễn ra Lễ giỗ Thủy Tổ Quốc Mẫu.
Trang phục truyền thống Mường không cầu kỳ như váy áo của dân tộc Dao, cũng không rực rỡ hoa văn như dân tộc Mông, nhưng váy áo Mường lại thể hiện được nét duyên dáng, tinh tế...
baophutho.vn Mênh mang mùa lau trắng
baophutho.vn Với người dân phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, ngày 25/9 âm lịch hằng năm là một trong ba kỳ tiệc lệ quan trọng trong năm- ngày diễn ra lễ...
baophutho.vn Đã từ lâu đời nói đến bánh sắn là mọi người nghĩ ngay đến món quà quê dân dã, nhận thấy đây là một sản phẩm đặc trưng riêng của vùng đất quê...
baophutho.vn Rau xôi - ẩm thực độc đáo của đồng bào Mường
baophutho.vn Trong những năm qua, công tác quản lý, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn huyện Hạ Hòa đã đạt được những kết...