Cập nhật:  GMT+7

Cùng “Rồng” đi từ truyền thống tới hiện đại

Chào đón năm mới Giáp Thìn 2024, Nhóm nghệ sĩ G39 cùng nhau tổ chức triển lãm thường niên mừng năm mới với tên gọi “Rồng”. Triển lãm mang đến 90 tác phẩm đa dạng chất liệu từ sơn dầu, bột mầu, sơn mài, giấy dó, acrylic đến gốm Hương Canh, gốm Phù Lãng...

Triển lãm có sự tham gia của 20 hoạ sĩ: Nguyễn Hồng Phương, Hoàng Phương Liên, Bùi Thanh Thủy, Phương Bình, Bình Nhi, Vương Linh, Lê Thư Hương, Nguyễn Minh, Trần Hồng Đức, Nguyễn Minh Hiếu, Việt Anh, Lê Minh Trí, Nguyễn Hồng Quang, Vũ Hữu Nhung, Nguyễn Thanh Quang, Nguyễn Quốc Thắng, Lâm Đức Mạnh, Tào Linh, Lê Thiết Cương, Hồng Việt Dũng.

Cùng “Rồng” đi từ truyền thống tới hiện đại

Chiều ngày 24 tháng 1 năm 2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Lễ khai mạc triển lãm “Rồng”.

Hoạ sĩ Lê Thiết Cương chia sẻ: “Thật là lạ trong thập nhị địa chi tương ứng với 12 con vật biểu tượng thì có mỗi rồng là con không có ngoài đời thực. Thế nhưng rồng lại xuất hiện nhiều nhất trong lịch sử mỹ thuật Việt suốt từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIX”.

Theo họa sĩ, Rồng là con vật cùng một lúc mang hai biểu tượng của vương quyền trong thời phong kiến và biểu tượng tín ngưỡng vì rồng nằm trong bộ tứ Long, Ly, Quy, Phượng. Rồng cũng là con vật mang biểu tượng của 1 trong 12 con giáp (tương đương, dân chủ, bình đẳng với lợn gà dê bò...), là tháng thổ đầu tiên trong 4 thổ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi của năm và đóng vai trò chuyển êm từ xuân (mộc) sang hè (hỏa).

1000 năm trải qua các thời kỳ (từ Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Lê Mạt, Nguyễn) hình tượng rồng đã có nhiều thay đổi, từ tạo hình, bố cục, chất liệu. Dễ nhận thấy những nét chính như sau: Rồng Lý mượt mà, tinh tế, uốn lượn mềm mại. Rồng Trần nhìn bề mặt thì giống Lý nhưng tinh thần thì khác, thô và khỏe hơn. Rồng Lê sơ chú trọng chi tiết, cụ thể, ít chất trang trí cách điệu. Rồng Mạc bỏ hẳn lối uốn khúc hình sin của Lý Trần tuy ít uốn lượn nhưng vẫn mềm mại, gây cảm giác mộc mạc giản dị. Rồng Lê Trung Hưng và Lê Mạt có hai đột phá là phần thân ở đoạn giữa có thêm một nhịp võng xuống tạo thành hình yên ngựa và thứ hai là hình mây lửa ở đuôi, bờm hoặc kết hợp rồng và những đám mây lửa hòa cùng nhau. Rồng Nguyễn là vẻ đẹp của cầu kỳ, kỹ lưỡng, chau chuốt.

Cùng “Rồng” đi từ truyền thống tới hiện đại

Rước rồng|Lê Thiết Cương

Tiếp nối truyền thống và kế thừa di sản Rồng trong mỹ thuật của cha ông ta thời xưa, những nghệ sĩ hôm nay đã tiếp tục sáng tạo, cùng rồng đi từ truyền thống sang hiện đại.

Đến với triển lãm, công chúng có dịp được chiêm ngưỡng những tác phẩm hội hoạ độc đáo được sáng tạo dựa trên cảm hứng về rồng như: “Rước rồng”, “Rồng ẩn”, “Lễ hội múa lân”, “Tiên rồng”, “Xuân Long”, “Giáp Thìn”, “Cùng chơi với rồng”,...

Theo Huyền Thương (Thời báo Văn học Nghệ thuật)


Theo Huyền Thương (Thời báo Văn học Nghệ thuật)

 Từ khóa:
 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Bồng bềnh sắc trắng hoa cỏ lau

Bồng bềnh sắc trắng hoa cỏ lau
2024-01-25 10:58:00

Vào đông, mây mù giăng kín những đỉnh núi cao và những cơn mưa phùn rả rích bắt đầu kéo về đều đặn hơn. Ngỡ tưởng mùa đông về cây cối cũng co mình tránh rét chẳng loài hoa nào...

Mùa mật ngọt

Mùa mật ngọt
2024-01-25 10:57:00

Sang đông, khi những cánh đồng mía bắt đầu ngả vàng, lá ở ngọn ngắn và bé lại, lóng mía dài tối đa, thân mía căng ra là lúc mía vào độ chín.

Mưa của ngày xưa

Mưa của ngày xưa
2024-01-25 08:28:00

Tôi ngược xóm núi vào một chiều mưa. Đầu tóc, quần áo, ba lô đều ướt sũng. Đã hơn chục năm tôi chưa một lần tắm mưa như thế. Cảm giác bước dưới cơn mưa xứ núi thật diệu vợi....

Vì sao người nói đạo lý thường sống khá giả?

Vì sao người nói đạo lý thường sống khá giả?
2024-01-22 07:36:00

Hiện nay, dường như chúng ta đang sống ở thời kỳ mọi thứ có vẻ đều đúng, ai nấy dường như đều có lý của mình, điều này tạo nên một phong trào nói đạo lý nhằm phục vụ những mục...

Ai thương quê một mùa rau dại

Ai thương quê một mùa rau dại
2024-01-20 13:52:00

- Chú ơi! Mua rau cho chị đi! Rau sạch đó chú! Giọng hồ hởi, người đàn bà nhà quê lam lũ chào mời tôi với những mớ rau xanh non mơn mởn trong một phiên chợ chiều. Cái màu xanh...

Cốm nổ mùa Đông

Cốm nổ mùa Đông
2024-01-20 13:37:00

Trong những giấc mơ mùa Đông ấm nồng, tôi vẫn còn nghe thánh thót tiếng gọi “Bà Cách ơi! Đi nổ đùng không?”. Tự nhiên lúc ấy cho đến mãi sau này, dù tỉnh hay mơ tôi vẫn cứ mong...

Quán tạp hóa

Quán tạp hóa
2024-01-18 16:24:00

Quán nằm nép mình bên ngã tư đường làng. Chiếc quán nhỏ xinh xắn có ghi dòng chữ bằng vôi trắng “Có Quán Mới”. Chẳng biết dòng chữ ấy là thông báo hay thể hiện ý nghĩa gì,...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long