Cập nhật:  GMT+7

Đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thanh Sơn:

Đoàn kết phát triển kinh tế, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Huyện Thanh Sơn có 32 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Mường chiếm hơn một nửa số dân toàn huyện, còn lại là dân tộc Dao và các dân tộc thiểu số khác. Mỗi dân tộc đều giữ bản sắc riêng, song có sự giao thoa, đoàn kết, cùng nhau phát triển kinh tế, góp sức xây dựng quê hương phát triển.

Đoàn kết phát triển kinh tế, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Diễn tấu cồng chiêng và chạm ống của đồng bào Mường Thanh Sơn tại Giỗ Tổ Hùng Vương- Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2024.

Đồng chí Phạm Tú- Phó Chủ tịch UBND huyện khẳng định: “Công tác dân tộc luôn là nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu được các cấp ủy Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị quan tâm giải quyết các vấn đề trọng tâm về lao động, việc làm, giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội; ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội với các địa bàn đặc biệt khó khăn có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; đồng thời lồng ghép các chương trình mục tiêu Quốc gia, các chính sách giảm nghèo, chính sách dân tộc để đầu tư có hiệu quả các dự án, góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào, giữ vững ANCT, TTATXH, củng cố lòng tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước”.

Trong 5 năm qua, kinh tế - xã hội của huyện có bước phát triển khá, tốc độ tăng trưởng, giá trị sản xuất năm sau cao hơn năm trước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 0,5%; thu nhập bình quân đầu người đến nay đạt 37,4 triệu đồng/năm. Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) của huyện có những khởi sắc, từ đó rút ngắn khoảng cách với miền xuôi. Trong 5 năm qua đã có hàng chục nghìn người là đồng bào DTTS được đào tạo nghề, tạo việc làm mới và xuất khẩu lao động. Nhiều gia đình DTTS nghèo được hỗ trợ sửa chữa, xây mới xoá nhà tạm; hàng nghìn ha rừng tự nhiên được bảo vệ. Nhiều sản phẩm đặc trưng của đồng bào như: Chè, lúa nếp, mỳ, mật ong được sản xuất hữu cơ theo hướng hàng hoá... Cấp ủy Đảng, chính quyền đặc biệt chú trọng quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và xây dựng đội ngũ cán bộ là người DTTS. Đến nay, tỷ lệ người DTTS là cán bộ cấp huyện chiếm 39,5%, cấp xã 67,8%; đại biểu HĐND cấp huyện 41,94%, cấp xã 68,79%.

Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều khởi sắc. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học vùng cao, vùng đồng bào DTTS được đầu tư, nâng cấp. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên; nhiều học sinh người DTTS vượt lên hoàn cảnh khó khăn, phấn đấu học tập đạt nhiều thành tích cao. 100% thôn, bản có nhân viên y tế. Hàng năm, có hàng chục nghìn người DTTS thuộc các xã vùng khó khăn được cấp thẻ BHYT miễn phí và hưởng các dịch vụ y tế trong khám, chữa bệnh. Việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường và các DTTS khác trên địa bàn được gìn giữ. Các lễ hội truyền thống được tổ chức đảm bảo tính nguyên mẫu, ý nghĩa đối với từng dân tộc. Hát Ví, hát Rang, múa Mỡi, cồng chiêng, đâm đuống.. của đồng bào Mường; lễ Lập tĩnh, lễ Cầu mưa của đồng bào Dao; các trò chơi như đu quay, ném còn được khôi phục, bảo tồn và phát triển rộng rãi...

Đoàn kết phát triển kinh tế, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Tuyến đường liên thôn tại xã Địch Quả, huyện Thanh Sơn được sửa chữa nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giao thương hàng hoá.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh” được triển khai hiệu quả. Năm 2023, có 52,5% hộ người DTTS được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa; 86,6% khu dân cư đạt danh hiệu văn hóa; 100% cơ quan, đơn vị đảm bảo các tiêu chí xây dựng cơ quan văn hóa; 263/263 khu dân cư có hương ước, quy ước. 5 năm qua, toàn huyện đã xây mới, nâng cấp, sửa chữa 105 nhà văn hoá khu dân cư với tổng kinh phí trên 32 tỷ đồng. Hàng trăm thanh niên người DTTS lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Tình hình ANCT, TTATXH trên địa bàn được giữ vững, bảo đảm tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội và các mục tiêu quan trọng; không để xảy ra các vụ việc phức tạp, hình thành “điểm nóng” về ANTT ngay từ cơ sở... Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh được chú trọng, đạt kết quả toàn diện. Toàn huyện có gần 4.000 đảng viên là người DTTS, chiếm 50,58% đảng viên trong toàn huyện...

Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, huyện đã tập trung lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu. Từ năm 2021-2024, có 81 công trình giao thông, trường học, thủy lợi, y tế, văn hóa, nước sinh hoạt tập trung và sắp xếp bố trí ổn định dân cư được bố trí nguồn vốn. Huyện đã triển khai đồng bộ các giải pháp về công tác dân tộc trên tất cả các lĩnh vực. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS năm 2023 giảm 0,82%. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý ở vùng đồng bào DTTS và miền núi được đổi mới, vì vậy người dân đã nắm bắt và hiểu được các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở vùng DTTS từng bước được xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại. Đến nay, 100% các xã trong toàn huyện có đường ô tô đến trung tâm; tỷ lệ hộ được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 99,6%, số hộ nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 96,5% trở lên; 100% xã có đông đồng bào DTTS có trường học, trạm y tế kiên cố...

Đặc biệt, đồng bào vui mừng, phấn khởi khi được Đảng, Nhà nước, các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, doanh nghiệp quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần nhân dịp Tết Nguyên đán cho hộ nghèo, các gia đình chính sách... Trong 5 năm qua, toàn huyện đã bầu chọn 1.253 lượt người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những già làng, trưởng bản, người uy tín đã nêu cao vai trò gương mẫu trong cộng đồng dân tộc; xoá dần những tập tục lạc hậu, phát huy giá trị tốt đẹp trong đời sống, xây dựng nếp sống văn hóa mới khu dân cư...

Phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới huyện Thanh Sơn tiếp tục đẩy mạnh Phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào DTTS và thực hiện tốt các chính sách dân tộc; đẩy mạnh công tác giảm nghèo, đặc biệt là đồng bào DTTS ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn; thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, vận động đồng bào DTTS tích cực thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước... góp phần phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, xây dựng cuộc sống mới giàu đẹp.

Thúy Hằng


Thúy Hằng

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Ra mắt 16 Tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

Ra mắt 16 Tổ truyền thông cộng đồng năm 2024
2024-12-02 19:06:00

baophutho.vn Hội LHPN huyện Tân Sơn vừa phối hợp với Ban điều hành Dự án 8 của 13 xã tổ chức ra mắt 16 mô hình Tổ truyền thông cộng đồng; tuyên truyền, bồi...

Chuyện người Dao làm du lịch ở Khe Phương

Chuyện người Dao làm du lịch ở Khe Phương
2024-06-06 07:46:00

Thôn Khe Phương, xã Kỳ Thượng (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) từng là thôn khó khăn bậc nhất của Quảng Ninh, song những năm gần đây, diện mạo của Khe Phương đã có nhiều đổi thay...

Xuân Dương, tìm về duyên xưa...

Xuân Dương, tìm về duyên xưa...
2024-06-04 09:14:00

Chợ tình Xuân Dương (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) tương truyền, đã có lịch sử hơn một trăm năm. Ðây là nơi gặp gỡ, giao lưu và lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của đồng...

Niềm vui bên cây cầu mới

Niềm vui bên cây cầu mới
2024-05-28 09:50:00

baophutho.vn Sau 8 tháng thi công không kể nắng mưa của nhà thầu và sự nỗ lực của chính quyền địa phương, sự ủng hộ của Nhân dân, cây cầu Suối Cái bắc qua...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long