
{title}
{publish}
{head}
Nghề nhuộm và thêu hoa văn truyền thống trên vải chàm không chỉ lưu giữ những giá trị văn hóa quý giá mà còn tạo nên những nét độc đáo riêng trên bộ trang phục của người Nùng An xã Phúc Sen (huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng). Ngoài bộ trang phục truyền thống, đôi giày vải được làm thủ công bằng tay của người phụ nữ Nùng An còn là “tín vật tình yêu”, là sản phẩm gắn liền với nhiều phong tục, tập quán, tín ngưỡng tâm linh của người Nùng.
Giày vải (tiếng dân tộc Nùng An là “nhây mát”), là tín vật tình yêu của các đôi trai gái. Theo quan niệm xưa của người Nùng An, khi trai gái phải lòng nhau, họ sẽ trao cho nhau những tín vật định tình. Người con trai sẽ trao cho người con gái những tín vật như con dao, cái liềm, đòn gánh...; người con gái trao lại cho người con trai những tín vật như đôi giày vải, pì pọc, bộ quần áo Nùng, túi thổ cẩm, trong đó giày vải được coi như một tín vật tình yêu độc đáo nhất. Khi đã xác nhận hẹn hò, cô gái Nùng sẽ về nhà để khâu một đôi giày vải. Sau khi khâu xong, họ thầm hẹn nhau, cô gái Nùng trao đôi giày vải là “tín vật tình yêu” cho người con trai mình yêu mến.
Khi người con trai cầm lấy đôi giày vải cô gái trao tặng, hai người tìm hiểu nhau một cách kín đáo để tiếp tục vun đắp tình cảm. Sau đó, nếu tình cảm đôi trai gái vẫn phát triển tốt đẹp, lúc này bố mẹ người con trai cho người sang xin “mệnh” của người con gái. Khi nào xem mệnh hợp thì mới mang sang một cân đường đỏ để xin nhà gái định ngày đồng ý cho con kết hôn theo phong tục địa phương.
Đôi giày vải thủ công dành cho nam của người Nùng An.
Chị Hoàng Thị Yến, xã Phúc Sen chia sẻ: Để làm ra một đôi giày vải, người phụ nữ Nùng An thường làm trong 5 ngày. Đôi giày vải được người con gái Nùng chế tác công phu và hàm ẩn những ý nghĩa sâu sắc, tế nhị. Mỗi đôi giày vải gồm có 2 lớp vải và được làm hoàn toàn bằng vải chàm tự nhuộm, hoa văn trên những đôi giày vải được thêu tỉ mỉ, cẩn thận qua đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ.
Hoa văn trên đôi giày của người con gái sẽ khác với người con trai. Trên đôi giày vải của người con trai thêu họa tiết hoa lê, tiếng dân tộc gọi là “vả lầy”, mỗi chiếc giày gồm có 2 bông hoa lê được thêu đối xứng hai bên mũi giày, cạnh bên mỗi chiếc giày thêu hình ngọn lửa, biểu tượng trong nghề rèn truyền thống của người con trai Nùng An. Mỗi chiếc giày có một đường vải xanh ở giữa, kéo dài từ mũi giày đến gót, đường vải xanh lam này để trang trí, làm nổi bật hơn cho chiếc giày. Ngược lại đôi giày của người phụ nữ Nùng thường thêu họa tiết hoa “vả tum” và cũng được thiết kế giống như đôi giày của nam.
Đế của giày được làm bằng một lớp vải cứng dựa trên kích thước của chân sẽ đo, cắt và khâu khác nhau. Để nối phần đế với phần thân giày, người phụ nữ đều thực hiện hoàn toàn thủ công với từng đường kim, mũi chỉ.
Giày vải trước khi là tín vật định tình thì được dùng thay thế tất đi vào chân bởi ngày xưa còn khó khăn, không có giày để đi, người Nùng An đã sáng tạo tấm vải chàm thành những đôi giày vải mang thay tất. Sau này, giày vải trở thành vật dụng không thể thiếu theo các bộ phận của bộ trang phục truyền thống nên được trọng dụng trở thành “sợi dây tơ hồng” kết nối tình yêu đôi lứa.
Ngày nay, người phụ nữ Nùng An vẫn lưu giữ nghề truyền thống nhuộm vải, cắt thêu thủ công trang phục truyền thống. Đôi giày vải tuy không còn là “tín vật tình yêu” nhưng vẫn là một trong những vật dụng độc đáo, đặc sắc gắn với bộ trang phục truyền thống của dân tộc.
TK (theo baocaobang.vn)
Đồng Cao là một bình nguyên rộng, có độ cao 1.000 m so với mực nước biển, nằm ở hai xã Phúc Sơn, Vân Sơn (Sơn Động). Mới đây, chúng tôi có dịp khám phá vùng đất xinh đẹp này và...
Để du lịch không chỉ là cuộc hành trình của tham quan, nghỉ dưỡng, nhiều điểm đến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang hướng du khách tới “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”....
Ngành du lịch của tỉnh cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới nhưng vẫn kế thừa và trên đà tăng trưởng cao ngay trong 6 tháng đầu năm 2025, theo đó, Bình Thuận đón hơn 6 triệu...
Sau sáp nhập tỉnh, không gian phát triển du lịch Tuyên Quang - Hà Giang được mở rộng không chỉ về địa lý mà còn về tầm nhìn chiến lược. Nơi đây sẽ trở thành một cực tăng trưởng...
Tỉnh Yên Bái xác định “du lịch văn hóa” là sản phẩm đặc trưng, phát triển theo hướng lấy bản sắc văn hóa làm cảm xúc chủ đạo, nhân dân làm chủ thể, trải nghiệm du khách làm...
Ninh Bình vào hạ, khi vùng đất Cố đô dần được bao phủ bởi ánh nắng chói chang, cũng là lúc đầm sen Hang Múa bung nở. Đầm sen vẽ nên một bức tranh thanh tịnh giữa lòng non nước,...
Vùng cao Háng Đồng, huyện Bắc Yên có nhiều cảnh quan đẹp kỳ vĩ, như: sống lưng khủng long, thác Lòng Chảo, thác Rồng Mây, rừng sa mu cổ thụ. Mỗi mùa trong năm, lại khoác lên...
Với hệ thống đường sắt dài hơn 3.000km đi qua 34 tỉnh, thành phố, trong đó có nhiều cung đường đẹp, nhiều nhà ga nằm tại các trọng điểm du lịch quốc gia là điều kiện thuận lợi...
Thời điểm tết Nguyên đán đang đến gần cũng là lúc mùa lễ hội xuân sắp tới. Nhiều yêu cầu đặt ra đối với các địa phương là phải đổi mới, sát sao, quyết liệt, tăng cường hiệu...
Vào mùa nước nổi, nhiều du khách về Đồng bằng sông Cửu Long để hòa mình với thiên nhiên sông nước, khám phá, tìm hiểu những đặc trưng độc đáo của vùng đất phương Nam nhiều huyền thoại.
Năm 2025, ngành du lịch Huế tập trung hướng tới các thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng ở châu Âu, châu Mỹ, một số nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á và sẽ đổi mới công tác...
Ở thôn Tả Phìn, xã Dền Thàng, huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai), Nghệ nhân dân gian Sùng A Hòa được biết đến là người thổi khèn hay, múa khèn đẹp và là người luôn sẵn sàng truyền...