{title}
{publish}
{head}
Hội đua bò Chùa Rô lần thứ X năm 2024 đã được tổ chức ngày 8/9. Đây là nét văn hóa độc đáo, đặc trưng của bà con dân tộc Khmer vùng Bảy Núi An Giang vào mỗi dịp lễ Sene Dolta hằng năm.
Hội đua bò Chùa Rô lần thứ X năm 2024 có 24 đôi bò xuất sắc của bà con Khmer trên địa bàn huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Ảnh: Công Mạo-TTXVN
Tham gia Hội đua bò Chùa Rô lần thứ X năm 2024 có 24 đôi bò xuất sắc của bà con Khmer trên địa bàn huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Lễ hội đã thu hút đông đảo người dân, du khách từ khắp các tỉnh, thành phố tới xem, cổ động, tạo không khí sôi nổi, nhộn nhịp, gắn kết dân tộc trong ngày hội.
Ngay từ sáng sớm, hàng chục nghìn khách du lịch, nhân dân đủ các thành phần, lứa tuổi từ các nơi ùn ùn kéo đến xem. Ai cũng tranh thủ đi sớm để chọn góc xem tốt. Đây cũng là dịp để du khách gần xa có dịp thưởng thức các món đặc sản của vùng Bảy Núi An Giang. Đặc biệt, Hội đua bò Chùa Rô thu hút hàng trăm nghệ sĩ nhiếp ảnh, phóng viên các cơ quan báo chí trong và ngoài nước đến tham dự để hòa mình vào không khí của lễ hội, khám phá những vẻ đẹp của vùng Bảy Núi An Giang.
Ban tổ chức trao cờ lưu niệm cho các chủ bò tham gia Hội đua bò Chù Rô lần thứ X năm 2024. Ảnh: Công Mạo-TTXVN
Các đôi bò tham gia thi đấu được chủ bò đầu tư chăm sóc theo bí quyết riêng, các “Nài bò” (người điều khiển bò) đã tập luyện từ nhiều tháng nay để có thể giành được giải thưởng cao nhất. Trước khi bước vào cuộc đua, các chủ bò bốc thăm chọn đôi bò đi trước, đi sau; thông thường đôi đi sau có phần ưu thế hơn. Nếu trong khi đua, ở vòng hô, đôi bò nào chạy tạt ra khỏi đường đua, hoặc đôi bò sau giẫm lên giàn bừa (một tấm gỗ rộng 30cm, dài 90cm, bên dưới là răng bừa) của đôi bò đi trước sẽ bị loại. Nhưng, đến vòng thả, đôi bò sau chỉ cần giẫm lên giàn bừa của đôi bò trước là thắng cuộc, còn người điều khiển bò phải đứng thật vững nếu bị ngã hoặc rơi ra khỏi giàn bừa trong quá trình đua cũng xem như thua cuộc.
Bước vào tranh tài, hai đôi bò sẽ thi đấu theo thể thức một vòng hô và một vòng thả (“vòng hô” - là vòng để cho các đôi bò làm quen với sân đua, thể hiện sự khéo léo của người điều khiển bò; “vòng thả”- là khi có hiệu lệnh của trọng tài, người điều khiển bò dùng cây xà-lul (một khúc gỗ tròn vừa tay độ 3 cm, đầu có tra cây đinh nhọn) kích vào mông 2 con bò của mình, để đôi bò vận hết sức lực để băng về đích. Đôi bò thắng cuộc sẽ được vào vòng thi đấu tiếp theo. Đôi bò giành chức vô địch phải tham gia tất cả các vòng thi đấu và loại từng “đối thủ” cạnh tranh trực tiếp.
Từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc cuộc đua, không khí lễ hội luôn tràn ngập tiếng vỗ tay, reo hò, cổ động cho các cặp bò đang tranh nhau quyết liệt để về đích. Trong không gian cuộc đua, nước ruộng bắn lên tung tóe theo những pha rượt đuổi gay cấn, cùng những tiếng hô hào làm cho không khí ngày hội càng sôi nổi, rộn ràng, hấp dẫn.
Các đôi bò tăng tốc băng băng về đích. Ảnh: Công Mạo-TTXVN
Ông Chau Hunl (xã An Cư, thị xã Tịnh Biên) cho biết, khi tham gia lễ hội đua bò của đồng bào dân tộc Khmer, các chủ bò và “Nài bò” không quan trọng giải thưởng, thắng hay thua, chủ yếu là được thỏa sức vui chơi, giúp gắn kết tình thân giữa các dân tộc với nhau.
Theo quan niệm của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi An Giang, đua bò có một ý nghĩa hết sức đặc biệt. Đôi bò giành được giải cao trong năm được chủ nhân chăm sóc kỹ, để sang năm tham gia đua tiếp, bởi đôi bò giành chiến thắng không những mang lại cho chủ nhân niềm kiêu hãnh, còn mang đến cho cả phum, sóc một niềm vui, một nghị lực để giành nhiều thắng lợi trên các lĩnh vực khác. Bò của phum khỏe mạnh có sức dẻo dai, cày bừa tốt, giúp cho người dân thực hiện gieo trồng được dễ dàng, đem lại một mùa bội thu, dân làng no ấm".
Các đôi bò so kè quyết liệt ở vòng thả, với quyết tâm giành kết quả tốt nhất. Ảnh: Công Mạo-TTXVN
Không biết Hội đua bò có từ bao giờ, nhưng theo các vị cao niên vùng Bảy Núi An Giang kể lại, thuở xưa, hàng năm vào mùa cấy nhiều nông dân Khmer từ các phum, sóc dẫn bò đến cày bừa cho thửa ruộng của các chùa Khmer gọi là “bừa công quả”. Cày, bừa xong họ tự thúc bò “bừa đua” xem đôi bò nào nhanh khỏe, các sư, sãi thấy vậy đứng ra tổ chức (kiểu trọng tài), treo thưởng đôi bò nào cày giỏi, chạy nhanh sẽ hưởng phần thắng là dây “Cà tha” (lục lạc đeo cổ bò). Năm sau, tiếp tục cày phần đất của chùa và từ đó đua bò Bảy Núi trở thành lễ hội Đua bò truyền thống hàng năm của người dân tộc Khmer tỉnh An Giang.
Năm 2016, hội đua bò Bảy núi An Giang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, là một trong những sự kiện văn hóa, thể thao nổi bật của tỉnh An Giang từ nhiều năm nay, được huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên luân phiên đăng cai tổ chức, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến xem hội đua bò và thưởng thức cảnh đẹp của vùng đất Thất Sơn huyền bí.
Các đôi bò so kè quyết liệt ở vòng thả, với quyết tâm giành kết quả tốt nhất. Ảnh: Công Mạo-TTXVN
Theo ông Huỳnh Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND xã An Cư (thị xã Tịnh Biên), Hội đua bò Chùa Rô nói riêng, Hội đua bò của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi An Giang đã vượt ra khỏi giới hạn môn thể thao truyền thống của người Khmer Nam Bộ vùng núi, trở thành “phần hồn” làm lung linh thêm vẻ đẹp của vùng Bảy Núi An Giang.
“Hội đua bò không đơn thuần là các con bò chạy đua với nhau mà nó trở thành tục lệ, tín ngưỡng độc đáo của đồng bào vùng dân tộc Khmer vào mỗi dịp lễ Sene Dolta hàng năm. Ngày hội không chỉ gắn liền với phong tục cầu mong mưa thuận gió hòa, trúng mùa vụ và đời sống thêm sung túc mà còn thể hiện tinh thần hăng say lao động của đồng bào Khmer, làm cho ngày hội trở thành sân chơi, nơi hưởng thụ văn hóa và tìm về truyền thống dân tộc có giá trị đặc biệt, bồi đắp thêm tình cảm cộng đồng đẹp, đậm chất nhân văn”- Phó Chủ tịch UBND xã An Cư Huỳnh Thanh Hải nhấn mạnh.
Đây cũng là một hình thức giáo dục, tuyên truyền và chuyển giao cho thế hệ sau về tư tưởng đoàn kết, chia sẻ không vụ lợi trong công việc và kết nối tình người ngày càng bền chặt.
Công Mạo (TTXVN)
Con đường về Điểm trường mầm non Cá Lủng đang được mở. Đá hộc lổn nhổn. Bụi bay mịt mù. Sống đường gồ ghề, mấp mô như sóng. Người đi không quen hẳn sẽ thấy ngồi trên xe máy mà...
Trong hai ngày 12-13/11, Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum đã mở hai lớp truyền dạy dân ca, dân vũ trong cộng đồng tộc Xơ Đăng cho 60 người tại xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà và xã Đăk...
baophutho.vn Xóm Nhàng, xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn có 168 hộ dân là người dân tộc Mường sinh sống. Năm 2017, do ảnh hưởng của trận mưa lũ lớn kéo dài đã...
baophutho.vn Hiện nay, trên địa bàn huyện Yên Lập có trên 83% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở 17 xã, thị trấn, trong đó chủ yếu là người Mường, Dao.
Xã Thiện Tân, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn có đông đồng bào dân tộc Cao Lan sinh sống (chiếm trên 24% số hộ toàn xã). Đây là dân tộc có đời sống văn hoá, văn nghệ phong phú và...
baophutho.vn Chia sẻ với chúng tôi, chị Triệu Thị Chuyên - người dân tộc Dao, Trưởng khu kiêm Chi hội trưởng Phụ nữ bày tỏ sự biết ơn của đồng bào trong khu...
baophutho.vn Phát triển kinh tế được xác định là “đòn bẩy” góp phần để các huyện miền núi thực hiện mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn những hủ tục lạc hậu. Dù thay...
Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số công bố năm 2019, dân tộc Cơ Ho có 200.800 người, cư trú tập trung ở các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Lắk và...
baophutho.vn Huyện Thanh Sơn hiện có 207 người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhận thức rõ vai trò, vị trí của mình, những người có uy tín...
Người La Chí là một trong những dân tộc có truyền thống tự làm trang phục từ khâu trồng bông, dệt vải cho đến may, thêu. Trang phục của người La Chí giản dị, nhưng mang bên...
baophutho.vn Huyện Thanh Sơn hiện có 242 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, đây là những hạt nhân trong phát triển kinh tế, giảm nghèo; giữ...
Trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Mông, cây khèn và nghệ thuật múa khèn có thể được xem như một biểu trưng văn hóa. Chính vì lẽ đó, người Mông ở Đồng Hỷ và...