{title}
{publish}
{head}
Ngày 30/12, đồng chí Nguyễn Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Phú Thọ
Dự hội nghị tại điểm cầu Phú Thọ có đồng chí Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh và một số sở, ngành của tỉnh; đại diện lãnh đạo UBND các huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Thủy, Đoan Hùng.
Năm 2024, việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Tốc độ tăng trưởng kinh tế các tỉnh vùng DTTS&MN khá cao, trong đó các tỉnh vùng Tây Bắc tăng bình quân 8,0%/năm; Tây Nguyên tăng bình quân 7,5%/năm; Tây Nam Bộ tăng bình quân 7,0%/năm.
Đến nay, 98,4% xã vùng DTTS&MN có đường ô tô đến trung tâm; 96,7% hộ DTTS được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% xã có trường lớp mầm non, trường tiểu học, THCS; 99,3% xã có trạm y tế; trên 90% xã được phủ sóng phát thanh, truyền hình; 100% xã có hạ tầng viễn thông và được phủ sóng di động đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của người dân. |
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình 1719), giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025, tính đến năm 2024, có 5/7 nhóm mục tiêu cơ bản đạt theo kế hoạch được Quốc hội giao, gồm: Tỷ lệ giảm nghèo vùng đồng bào DTTS&MN bình quân đạt 3,7% (vượt 0,7% so kế hoạch giao); tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS và đặc thù vùng đồng bào DTTS&MN trung bình đạt 54,1% (vượt 4,1% so với kế hoạch giao); nhóm mục tiêu về công tác giáo dục cơ bản đạt với 4/5 chỉ tiêu; nhóm mục tiêu tăng cường công tác y tế để đồng bào DTTS được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại, tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng đồng bào DTTS&MN cơ bản đạt với 3/5 chỉ tiêu; nhóm mục tiêu về bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc đạt 2/2 chỉ tiêu.
Tại tỉnh Phú Thọ, nhờ triển khai thực hiện tốt công tác dân tộc và các chương trình, chính sách dân tộc, đến nay tình hình kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS&MN của tỉnh cơ bản ổn định. Đặc biệt, việc thực hiện Chương trình 1719, giai đoạn I từ năm 2021-2025 với các Dự án, Tiểu dự án, nội dung thành phần đã góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS&MN của tỉnh, nhất là về hạ tầng kinh tế - xã hội; nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực sản xuất của người dân; đồng thời thu hẹp khoảng cách về kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào vùng DTTS&MN so với các vùng khác.
Nhờ đó, năm 2024, toàn tỉnh có 100% trường, lớp học và trạm y tế vùng đồng bào DTTS&MN được xây dựng kiên cố; 99,73% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện hợp pháp khác; 97,17% đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 96% đồng bào DTTS được xem truyền hình và nghe đài phát thanh; 100% học sinh mẫu giáo 5 tuổi được đến trường; 100% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng. |
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình khẳng định vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác dân tộc và chính sách dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đồng thời, bày bỏ vui mừng trước những kết quả toàn diện đạt được trong thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc thời gian qua.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nhấn mạnh: Nhiệm vụ công tác dân tộc trong năm 2025 là rất lớn, là năm đóng vai trò nền tảng để thực hiện các chương trình, chính sách liên quan đến đồng bào vùng DTTS&MN trong cả giai đoạn tới. Vì vậy, những người làm công tác dân tộc cần xác định rõ quyết tâm chính trị và tâm huyết, trách nhiệm để tận tâm, tận tụy, làm việc hết mình, góp phần thực hiện thắng lợi công tác dân tộc, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước. Cấp ủy, chính quyền các cấp cần vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc nhằm tiếp tục nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào vùng DTTS&MN.
Ủy ban Dân tộc sau khi hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, cần bám sát chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, các chương trình mục tiêu quốc gia để rà soát các mục tiêu, chỉ tiêu, tổ chức thực hiện. Trước mắt trong năm 2025 phải hoàn thành chương trình hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo; thực hiện tổng kết giai đoạn I và chuẩn bị khởi động giai đoạn II các chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan đến vùng đồng bào DTTS&MN.
Các bộ, ngành trung ương tập trung làm tốt công tác giải ngân vốn các chương trình, chính sách dân tộc, nhất là nguồn vốn của Chương trình 1719. Việc đầu tư các dự án cần có trọng tâm, trọng điểm, tránh tình trạng dàn trải, manh mún, không phát huy được nguồn lực đầu tư của Nhà nước cho vùng đồng bào DTTS&MN.
Chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao hiểu biết, nhận thức, vận động bà con xóa bỏ tư tưởng, trông chờ, ỷ lại, tập quán sản xuất, thói quen sinh hoạt lạc hậu, tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Đồng thời chủ động nhân rộng cách làm hay, mô hình hiệu quả, kinh nghiệm thiết thực trong thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc.
Thúy Hằng - Thùy Phương
baophutho.vn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh vừa phối hợp với UBND xã Minh Phú, huyện Đoan Hùng tổ chức lớp tập huấn xây dựng câu lạc bộ (CLB) sinh...
Giữa nhịp sống hối hả của những ngày cuối năm, ta vẫn tìm được không gian lắng đọng với nhiều cung bậc cảm xúc trong Ngày hội văn hoá các dân tộc xã Thiện Kế, huyện Sơn Dương,...
Đồng bào dân tộc Mảng trên địa bàn huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) có trên 6.000 người sinh sống tập trung ở 15 bản tại 5 xã. Bên cạnh giữ gìn nét đẹp bản sắc văn hóa truyền...
Hà Giang là tỉnh miền núi, giàu bản sắc văn hóa, nơi sinh sống, hội tụ, đoàn kết, gắn bó của 19 dân tộc. Nhiều già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng trở thành...
K’pan là tên gọi một loại ghế dài của người Ê Đê. K’pan được làm bằng thân cây gỗ, đặt trong nhà dài, thường dùng làm chỗ ngồi để diễn tấu cồng chiêng trong các dịp cưới hỏi,...
Ngày cuối năm, cái rét cắt da cắt thịt kèm cơn mưa lất phất khiến nhiều người ngại ra khỏi nhà. Dưới mái hiên những ngôi nhà mới ở Tân Quang, xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn, tỉnh...
baophutho.vn Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống không chỉ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bà mẹ và trẻ em mà còn làm giảm chất lượng dân số và là rào...
baophutho.vn Thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Dự án 3 - Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững...
Nhạc cụ dân gian của người Brâu rất đa dạng, phong phú, từ những chất liệu có sẵn trong thiên nhiên như: Gỗ, tre, nứa, trúc, da thú rừng được người Brâu chế tác ra các loại...
baophutho.vn Triển khai thực hiện dự án phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc và miền núi (Tiểu dự án 1- Dự án 3) thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia...
Thực hiện Dự án 1 “giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân...
baophutho.vn Nhận thức ý nghĩa và tầm quan trọng của Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, và trẻ em”...